Hoạt động tín dụng của NHCT Sông Công

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 74 - 80)

6. Bố cục đề tài

2.1.4.Hoạt động tín dụng của NHCT Sông Công

2.1.4.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng

Tại địa bàn TP. Sông Công và Thị xã Phổ Yên thời gian qua, việc sản xuất kinh doanh của ngành Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ - Nông nghiệp ngày càng mở rộng cả về qui mô lẫn chất lượng. Từ khi có chính sách tăng cường cho vay vốn đến hộ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cho đến nay, đã tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế hộ sản xuất kinh doanh khai thác hết tiềm năng sẵn có và góp phần

65 giải quyết công ăn việc làm cũng như lao động, góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân.

Nhìn chung mức dư nợ tín dụng của Chi nhánh trong thời gian qua tăng trưởng ổn định. Căn cứ vào định hướng, kế hoạch kinh doanh do Ngân hàng cấp trên giao kết hợp với chương trình phát triển kinh tế của UBND tỉnh Thái Nguyên và Thành phố Sông Công, Chi nhánh đã thực sự chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn.

Bảng 2.4. Hoạt động tín dụng tại NHCT Sông Công

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018 Số tiền (%) Số tiền (%) Doanh số cho vay 2.920.640 3.174.885 3.629.081 254.245 8,7 454.196 14,3 Doanh số thu nợ 2.745.401 2.857.396 3.157.300 111.995 4,07 299.904 10,49 Hệ số thu nợ 0,94 0,9 0,87 Dư nợ 1.534.212 1.586.165 1.806.288 51.953 3,38 220.123 13,87

(Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công)

Qua Bảng 2.4, ta thấy: Doanh số cho vay khách hàng từ năm 2018 tăng 254.245 triệu đồng, tương ứng với 8,7%, Hệ số thu hồi nợ đạt 94% thể hiện chất lượng tín dụng tốt. Doanh số cho vay năm 2019 so với năm 2018 tăng 454.196 triệu đồng tương ứng với 14,3%, tỷ lệ thu hồi nợ năm 2019 giảm ở mức 87% chứng tỏ công tác thu hồi nợ đang gặp khó khăn.

Hệ số thu nợ từ năm 2017 đến 2019 lần lượt: 0,94; 0,9; 0,87; Như vậy tỷ lệ thu hồi nợ bị giảm dần. Nguyên nhân là do chiến tranh kinh tế Mỹ - Trung với cơ chế bảo hộ phi truyền thống tác động tới nền kinh tế thế giới. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi hàng hóa của Việt Nam chủ yếu xuất thô sang thị trường Trung Quốc. Hệ số thu nợ thấp cho thấy rủi ro tín dụng bắt đầu gia tăng.

Công tác cho vay luôn luôn được coi là nhiệm vụ then chốt của Chi nhánh. Chi nhánh đã thực hiện kinh doanh tín dụng theo cơ chế thị trường và quan hệ cung - cầu vốn. Kết quả cụ thể:

66 Tổng dư nợ cho vay tại Chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm: Năm 2017 là 1.534.212 triệu đồng; Năm 2018 là 1.586.165 triệu đồng, tăng 51.953 triệu đồng, tương đương 3,38%; Năm 2019 dư nợ cho vay là 1.806.288 triệu đồng, tăng 220.123 triệu đồng, tương đương 13,87%. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ năm 2019 cao hơn so với năm 2018 là do chi nhánh đã nhận thấy dấu hiệu rủi ro không thu hồi được nợ từ các dự án lớn nên đã chuyển hướng cho vay khách hàng bán lẻ.

Vậy, quy mô tín dụng của ngân hàng đang được mở rộng. Đây là sự chỉ đạo, điều hành đúng đắn theo nhiệm vụ kinh doanh của NHCT. Ngân hàng đã chủ động cân đối đủ vốn để đầu tư tín dụng cho các nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn được Cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng đầu tư, tăng trưởng dư nợ vào thị trường, thị phần khách hàng Bán lẻ trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ đạt hiệu quả.

2.1.4.2. Cơ cấu tín dụng

* Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay

Bảng 2.5. Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay của NHCT Sông Công

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Ngắn hạn 1.205.276 78,56 971.938 61,27 1.005.010 55,64 Trung - Dài hạn 328.936 21,44 614.227 38,73 801.278 44,36

Tổng dư nợ 1.534.212 1.586.165 1.806.288

(Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công)

Phân tích tổng dư nợ theo kỳ hạn nợ, ta thấy: Tổng dư nợ tăng qua các năm: Năm 2019 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm, song dư nợ trung hạn và dài hạn đều tăng. Điều đó là do nền kinh tế đang phục hồi và ổn định, các doanh nghiệp và hộ cá nhân đầu tư dài hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là hoàn toàn phù hợp với quy luật kinh doanh thực tế. Dư nợ ngắn hạn năm 2017 là 78,56%, năm 2018 là 61,27% và năm 2019 là 55,64%. Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn vay, dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, khoảng 55,64% tổng dư

67 nợ. Số còn lại khoảng trên 44,36% là dư nợ trung và dài hạn. Trong khi đó, nguồn huy động dưới 12 tháng bình quân khoảng 80% tổng huy động. Sự lệch pha này sẽ dẫn đến dùng vốn ngắn hạn tài trợ cho dự án trung và dài hạn, hậu quả là nguy cơ rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và rủi ro về lãi suất.

Qua Bảng 2.5, ta thấy, cơ cấu dư nợ thay đổi theo hướng tỷ trọng cho vay trung hạn và dài hạn tăng dần, cho vay ngắn hạn giảm dần. Nguyên nhân là do trong giai đoạn từ 2017 đến 2019, Chi nhánh đã tăng dư nợ tại nhiều dự án lớn như: Các dự án lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện thuộc Tổng công ty Điện lực Miền Bắc- Công ty Điện lực Thái Nguyên, cho vay dự án xây dựng Nhà máy Fero Mangan của Hợp tác xã Công nghiệp và Vận tải Chiến Công, dự án xây dựng đường cao tốc Bắc Nam, đầu tư cho vay hợp vốn dự án tái cơ cấu nhà máy Gang thép Thái Nguyên.

* Cơ cấu tín dụng theo loại hình khách hàng

Thực hiện sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, từ năm 2018, một số dự án lớn như khai thác quặng Fromangan của HTX Công Nghiệp Vận tải Chiến Công bị dừng khai thác do không xuất sang Trung Quốc, Nhà máy Gang thép Thái Nguyên dừng hoạt động. NHCT Chi nhánh Sông Công đã chuyển hướng cho vay tập trung chủ yếu vào mảng Bán lẻ (Bao gồm doanh nghiệp siêu vi mô và khách hàng cá nhân, hộ gia đình). Cán bộ nhân viên NHCT Sông Công đã kịp thời cập nhật các văn bản chỉ đạo của NHCT Việt Nam thực hiện triển khai tới các khách hàng có đủ điều kiện vay vốn, tiến hành đồng thời các biện pháp huy động vốn và đầu tư cho vay. Phấn đấu giữ vững khách hàng truyền thống, ưu tiên đầu tư những khách hàng kinh doanh có hiệu quả, mở rộng cho vay khách hàng mới có tiềm lực tài chính tốt. Khuyến khích cho vay đối với khách hàng cá nhân tiêu dùng, kinh doanh thương mại, dịch vụ, bám sát sự tăng trưởng nguồn vốn không kỳ hạn từ tài khoản thanh toán, nâng cao chất lượng tín dụng và đầu tư. Phân tích đánh giá thực trạng doanh nghiệp, khả năng và triển vọng kinh doanh của khách hàng để có định hướng xác định tín dụng phù hợp.

68

Bảng 2.6. Cơ cấu tín dụng theo loại hình khách hàng tại NHCT Sông Công Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng dư nợ 1.534.212 100 1.586.165 100 1.806.288 100 I. KH Doanh nghiệp 799.265 52,09 789.001 49,74 890.557 49,30 - KHDN lớn 386.408 472.512 470.547 - KHDN vừa và nhỏ 369.391 282.665 402.866 - KHDN FDI 43.466 33.824 17.144 II. KH Bán lẻ 734.947 47,91 797.164 50,26 915.731 50,7 - DN Siêu vi mô 88.215 81.674 87.222 - Cá nhân, hộ gia đình 646.732 715.490 828.509 Tốc độ tăng trưởng I. KH Doanh nghiệp -10.264 -12,84 101.556 12,87 II. KH Bán lẻ 62.217 8,46 118.567 14,87

(Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công)

Qua Bảng 2.6, ta thấy, cơ cấu tín dụng đã có sự thay đổi, qua các năm tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp có xu hướng giảm dần và tỷ trọng cho vay khách hàng bán lẻ có xu hướng tăng ổn định qua các năm. Năm 2017 dư nợ cho vay khách hàng bán lẻ chiếm tỷ trọng 47,91% trong tổng dư nợ cho vay, năm 2018 là 50,26 % và năm 2019 chiếm tỷ trọng 50,7% trong tổng dư nợ cho vay của NHCT Sông Công. Như vậy, Chi nhánh đã chú trọng phát triển cho vay khách hàng bán lẻ. Tốc độ tăng trưởng dư nợ khách hàng doanh nghiệp bị giảm dần, chủ yếu là khách hàng FDI chuyển sang sử dụng sản phẩm, dịch vụ, của ngân hàng nước ngoài. Năm 2017, dư nợ của khách hàng doanh nghiệp FDI là 43.466 triệu đồng; năm 2018, dư nợ của khách hàng FDI là 33.824 triệu đồng và năm 2019 dư nợ của khách hàng FDI là 17.144 triệu đồng.

Năm 2017, dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn 386.408 triệu đồng, đến 2018 là 472.512 triệu đồng, tăng 86.104 triệu đồng. Năm 2019, dư nợ là 470.547 triệu đồng, giảm 1.965 triệu đồng so với năm 2018. Dư nợ của doanh nghiệp lớn có sự biến động giảm dần. Chứng tỏ Chi nhánh đang xem xét thận trọng các dự án lớn không hiệu quả.

Nhìn chung, dư nợ tín dụng vẫn tăng trưởng, nhưng không bằng tốc độ tăng trưởng huy động vốn. Lý giải về điều này có thể thấy rằng do năm 2017 là

69 năm chứng kiến nhiều sự biến động của nền kinh tế. Sau giai đoạn kìm chế lạm phát vào những tháng đầu năm 2017, đến cuối năm 2017 kinh tế đất nước có dấu hiệu rơi vào giảm phát, hàng nghìn doanh nghiệp đối mặt với khó khăn. Trước tình hình đó, Chính phủ đã công bố gói kích cầu 30.000 tỷ đồng được dùng hỗ trợ 4% lãi suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh gia đình làm cho nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh. Đồng thời, ngày 21/10, quyết định giảm lãi suất của NHNN chính thức có hiệu lực. NHCT liên tục giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh gia đình.

* Cơ cấu tín dụng theo tài sản bảo đảm

Bảng 2.7. Cơ cấu tín dụng theo tài sản bảo đảm tại NHCT Sông Công Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Dư nợ không tài sản

bảo đảm 536.975 35,01 521.056 32,86 538.054 29,78 Dư nợ có tài sản

bảo đảm 997.237 64,99 1.065.109 67,14 1.268.234 70,22

Tổng dư nợ 1.534.212 1.586.165 1.806.288

(Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công)

Qua bảng 2.7, ta thấy: tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo có xu hướng gia tăng, tỷ lệ dư nợ không có tài sản bảo đảm giảm xuống. Điều này cho thấy, NHCT Sông công không còn ưu tiên khách hàng trong khối doanh nghiệp Nhà nước như trước nữa. Tất cả các khách hàng được đối xử như nhau dựa trên kết quả chấm điểm tín dụng và điều kiện cấp tín dụng hiện hành. Khách hàng không đủ điều kiện vay vốn hoặc không đủ điều kiện vay vốn không có đảm bảo bằng tài sản đều không được cấp tín dụng. Ngược lại, những khách hàng được xếp hạng tín dụng cao sẽ được ưu đãi về điều kiện cấp tín dụng, không phụ thuộc vào thành phần kinh tế. Thêm vào đó, xu hướng cổ phần hóa các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNN đã góp phần giảm bớt dư nợ tín dụng của nhóm khách hàng DNNN, đồng thời duy trì tăng tỷ trọng cho vay có đảm bảo bằng tài sản. Ngoài ra, việc mở rộng hoạt động tín dụng đối với các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân cũng đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản.

70

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 74 - 80)