Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 84 - 85)

6. Bố cục đề tài

2.2.4.Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là tất yếu trong hoạt động cho vay của các TCTD. Để có thể chủ động chống đỡ khi RRTD phát sinh và theo quy định của NHNN, các thực hiện trích lập dự phòng RRTD định kỳ. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cũng tuân theo quy định chung đó và có quy định cụ thể về việc trích lập dự phòng rủi ro trong hệ thống của mình.

- Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/03/2013.

Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn (trích lập 0%); Nhóm 2 - Nợ cần chú ý (trích lập 5%);

Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn (trích lập 20%); Nhóm 4- Nợ nghi ngờ (trích lập 50%);

Nhóm 5- Nợ có khả năng mất vốn (trích lập 100%);

Nợ nhóm 2: Năm 2019 là 5.417 triệu đồng, tăng 3.081 triệu đồng so với năm 2018. Lý do là các khách hàng có nợ quá hạn tại Công ty cho thuê tài chính và hệ thống ngân hàng khác nên khoản nợ của NHCT Sông Công bị chuyển nhóm theo và một số khách hàng kinh doanh gặp khó khăn chưa tìm được nguồn trả gốc và lãi dẫn đến quá hạn.

Nợ nhóm 3 (khách hàng đang đôn đốc): Năm 2019 là 73.783 triệu đồng, tăng 70.113 triệu đồng so với năm 2018. Do giá thị trường bất động sản xuống thấp nên khách hàng chưa muốn bán tài sản để trả nợ cho ngân hàng. Công tác xử lý nợ xấu của Chi nhánh chưa đạt theo mục tiêu đề ra.

Nợ nhóm 4: Năm 2019 là 9.644 triệu đồng, tăng 4.763 triệu đồng so với năm 2018. Do khách hàng làm ăn thua lỗ bị người mua ép bán tài sản giá rẻ nên khách hàng trốn tránh hợp tác, trây ì, không thiện trí trả nợ.

Nợ nhóm 5: Năm 2019 là 15.061 triệu đồng, tăng 4.174 triệu đồng so với năm 2018. Một số khách hàng đã bán tài sản để trả nợ nhưng do giá tài sản giảm nên không đủ trả nợ, không còn nguồn để thanh toán. Khách hàng bỏ trốn gây khó khăn trong công tác xử lý tài sản, khách mua chuộc cơ quan thi hành pháp luật gây khó khăn không hợp tác xử lý tài sản bên thứ ba nên gây khó khăn trong công tác xử lý tài sản của ngân hàng.

75

Bảng 2.12. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại NHCT Sông Công Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Tổng Năm 2017 Tổng số 1.519.140 3.109 100 3.974 7.889 1.534.212 Trích lập 11.393 155 20 1.987 7.889 21.444 Năm 2018 Tổng số 1.564.391 2.336 3.670 4.881 10.887 1.586.165 Trích lập 11.732 116 734 2.440 10.887 25.909 Năm 2019 Tổng số 1.702.383 5.417 73.783 9.644 15.061 1.806.288 Trích lập 12.767 270 14.756 4.822 15.061 47.676

(Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy: Số tiền trích lập dự phòng của Chi nhánh tăng nhẹ qua các năm 2017, 2018 và tăng mạnh hơn ở năm 2019. Năm 2017, số tiền trích lập rủi ro tín dụng là 21.444 triệu đồng, năm 2018 là: 25.909 triệu đồng, tăng 4.465 triệu đồng so với năm 2017. Năm 2019, số tiền trích lập dự phòng 47.467 triệu đồng (Trong đó: Trích lập quỹ dự phòng chung 12.767 triệu đồng và trích lập quỹ dự phòng cụ thể 35.000 triệu đồng). Ngoài ra còn trích xử lý rủi ro ngoại bảng: 19.806 triệu đồng, do khách hàng không còn nguồn để thu hồi.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 84 - 85)