Khái niệm hoạt động bồi dưỡngchuyên môn cho giáo viên

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 25 - 27)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Khái niệm hoạt động bồi dưỡngchuyên môn cho giáo viên

1.2.2.1. Khái niệm chuyên môn

Chuyên môn được định nghĩa là lĩnh vực kiến thức riêng của một ngành khoa học, kĩ thuật bất kì. Đi cùng với nó là khái niệm về công việc chuyên môn và trình độ chuyên môn.

Công việc chuyên môn là công việc yêu cầu người lao động có kỹ năng làm việc đặc thù và chuyên nghiệp đã được đào tạo thực hiện một công việc nhất định. Công việc chuyên môn phải được thực hiện bởi những lao động chuyên nghiệp, lành nghề (tức là đã trải qua quá trình đào tạo bài bản.

Trình độ chuyên môn có thể hiểu là năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ vào công việc sao cho hiệu quả và nhất quán. Chúng ta thường bắt gặp cụm từ này ghi phải khai sơ yếu lí lịch tự thuật. Trong đó, trình độ chuyên môn là từ chỉ trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo tại thời điểm viết sơ yếu lí lịch.

Chuyên môn của giáo viên bao gồm

- Phẩm chất nhà giáo: Phẩm chất chính trị của giáo viên, đạo đức giáo viên và

phong cách của giáo viên.

dựng kế hoạch dạy học và giáo dục của giáo viên. Khả năng sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục của giáo viên. Khả năng tư vấn và hỗ trợ học sinh, năng lực kiểm tra, đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh của giáo viên.

- Năng lực xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường: Năng lực xây

dựng văn hóa nhà trường và thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường.

- Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội: Cách tạo dựng mối

quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

- Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

Ngoài ra trình độ chuyên môn còn là năng lực chuyên môn, kỷ năng chuyên môn, thái độ khi làm việc... để đáp ứng sự nghiệp giáo dục phục vụ CNH - HĐH đất nước

1.2.2.2. Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

Hoạt dộng bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng vận dụng kiến thức để bù đắp kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu so với nhu cầu phát triển của xã hội, thường được xác định bằng chứng chỉ.

Theo Từ điển tiếng Việt: "Bồi duỡng là làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm

chất". Bồi dưỡng là làm nâng cao trình độ nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi

cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn của bản thân để đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp.

Bồi dưỡng có những yếu tố cơ bản là:

Bổ sung kiến thức, kỹ năng, phương pháp để từ đó nâng cao trình độ trong lĩnh vực chuyên môn qua hình thức học tập đào tạo nào đó.

Bồi dưỡng có mục đích, mục tiêu, nội dung, chương trình và phương thức thực hiện cụ thể.

Đối tượng được bồi dưỡng phải có một trình độ chuyên môn nhất định, cần được bồi dưỡng thêm về chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, tin học, ngoại ngữ … để đáp ứng sự nghiệp giáo dục phục vụ CNH - HĐH đất nước.

Mục đích bồi dưỡng là nhằm nâng cao phẩm chất, chuyên môn để người lao động có cơ hội củng cố, mở mang hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để đạt được hiệu quả công việc đang làm.

Tóm lại, khái niệm "Bồi dưỡng" thường chỉ cho hoạt động dạy học nhằm bổ sung, bồi đắp thêm kiến thức, kỹ năng cho cả người dạy và người học. Xét về mặt thời

gian thì đào tạo thường có thời gian dài hơn, nếu có bằng cấp thì bằng cấp chứng nhận về mặt trình độ, còn bồi dưỡng có thời gian ngắn và có thể có giấy chứng nhận đã học xong khoá bồi dưỡng. Tuy nhiên khái niệm đào tạo và bồi dưỡng chỉ là tương đối.

Xét một cách khác, bồi dưỡng được xác định như một quá trình làm biến đổi hành vi, thái độ con người một cách có hệ thống thông qua việc học tập. Việc học tập nảy sinh trong quá trình tự học, giảng dạy, giáo dục và quá trình lĩnh hội kinh nghiệm từ sách vở.

Chuyên môn: Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (NXB Từ điển Hà Nội, 2002)

là lĩnh vực riêng, những kiến thức riêng nói chung của một ngành khoa học,kỹ thuật.

Bồi dưỡng chuyên môn: Là bồi dưỡng kiến thức chuyên môn; kỹ năng tay nghề;

kiến thức, kỹ năng thực tiễn. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên có thể coi là việc đào tạo lại, đổi mới, cập nhật kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nâng cao trình độ cho giáo viên, là sự nối tiếp tinh thần đào tạo liên tục trước và trong khi làm việc của người giáo viên. Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn đối với mọi giáo viên là thường xuyên, liên tục.

Trong đề tài này, bồi dưỡng chuyên môn được xác định là bồi dưỡng cho giáo viên những kiến thức khoa học liên quan đến các môn học trong chương trình THCS, đồng thời bồi dưỡng cả nghiệp vụ sư phạm để dạy và thực hiện công tác giáo dục được tất cả các khối lớp của THCS theo chuyên môn được đào tạo, đáp ứng các yêu cầu của đối tượng học sinh, yêu cầu đổi mới giáo dục.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)