Mô tả quá trình khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 97 - 99)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Mô tả quá trình khảo nghiệm

3.3.1.1. Mục tiêu khảo nghiệm

Quá trình khảo nghiệm nhằm xác định mức độ tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau ngày càng hiệu quả hơn

3.3.1.2. Nội dung khảo nghiệm

Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Biện pháp 7 Biện pháp 8

3.3.1.3. Phương pháp khảo nghiệm

- Phương pháp khảo nghiệm bằng bảng hỏi: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thới Bình về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của các trường THCS trên địa bàn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

+ Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của hiệu trưởng + Tổ chực thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

+ Chỉ đạo quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của hiệu trưởng + Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của hiệu trưởng. - Phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thới Bình về thực tế việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của hiệu trưởng các THCS trên địa bàn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

Trong phần phỏng vấn tác giả đã phỏng vấn 17 người là CBQL ( 03 CBQL của PGD Thới Bình và 14 CBQL của các trường THCS trong huyện Thới Bình ) về thực tế việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của hiệu trưởng các THCS trên địa bàn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lí cấp Phòng giáo dục và cán bộ quản lí nhà trường thực tế việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của

hiệu trưởng các trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thới Bình

Nội dung

Mức độ đạt đƣợc Tốt Khá Trung

Bình SL % SL % SL %

Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho

giáo viên của hiệu trưởng 10 58,8 7 41,2 0 0 Tổ chực thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn

cho giáo viên 07 41,2 08 47,0 2 11,8

Chỉ đạo quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho

giáo viên của hiệu trưởng 9 52,9 7 41,2 1 5,9 Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn

cho giáo viên của hiệu trưởng. 8 47,0 8 47,0 1 6,0

3.3.1.4. Tổ chức khảo nghiệm

Do thời gian nghiên cứu có hạn và vị trí công tác của người nghiên cứu không cho phép thực nghiệm những biện pháp đã đề xuất, để lấy ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 145

cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán ở 7 trường THCS huyện Thới Bình. Qua đó, để đánh giá và khẳng định về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

Để khảo sát mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp nêu trên chúng tôi đã tiến hành như sau:

Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia (phụ lục 2). Bước 2: Lựa chọn chuyên gia.

Chúng tôi đã chọn 145 chuyên gia là các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên cốt cán, giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi đang tham gia quản lý và giảng dạy ở các trường THCS huyện Thới Bình.

Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu.

Sau khi xây dựng xong phiếu trưng cầu ý kiến và lựa chọn các chuyên gia để xin ý kiến, chúng tôi đã đến các trường THCS trong huyện, gặp từng chuyên gia trao đổi các nội dung xin ý kiến. Chúng tôi đề cập đến hai lĩnh vực cần hỏi đó là tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nghiên cứu:

Nhận thức về mức độ cấp thiết, gồm 03 mức độ: Rất cấp thiết; cấp thiết và không cấp thiết. Nhận thức về tính khả thi, gồm 03 mức độ: Rất khả thi, khả thi và không khả thi.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)