7. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Tình hình giáo dục cấp trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thới Bình
2.2.3.1. Quy mô trường lớp, điều kiện, phương tiện phục vụ dạy học
Hệ thống trường lớp trên địa bàn huyện Thới Bình phân bố rộng khắp, ở các xã, thị trấn đều có trường THCS, năm học 2019 -2020 huyện Thới Bình có 14 trường (trong đó có 08 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1), gồm có 215 lớp và 7919 học sinh cụ thể như sau:
Bảng 2.4. Số trường, lớp và học sinh của cấp THCS
Năm học Số trƣờng Số lớp Số học sinh
2017 - 2018 15 253 8.386
2018 - 2019 14 221 8.284
2019 - 2020 14 215 7.919
Nguồn số liệu: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau 2.2.3.2. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
CBQL GD các trường THCS ở huyện Thới Bình có 29 người/05 nữ. Trong đó, về chuẩn đào tạo, có 29/29 trên chuẩn (tỷ lệ 100%), thạc sĩ: 01 người (3.4 %), đại học: 28 (96.6%); về trình độ chính trị, trung cấp lí luận chính trị là 26 (89,7%), còn lại là trình độ sơ cấp lí luận chính trị. Nhìn chung, đội ngũ CBQL THCS huyện Thới Bình đảm bảo về số lượng. Riêng về chất lượng, có thể đánh giá như sau:
- Về trình độ đào tạo, đội ngũ CBQL cơ bản đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo. Tuy nhiên, khả năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng CNTT trong công tác QL đa số cán bộ còn rất hạn chế.
- Về ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức, đội ngũ CBQL GD có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức tốt. Phần lớn CBQL được bổ nhiệm là do có uy tín trong công tác chuyên môn, được đề bạt làm QL. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận CBQL GD có biểu hiện chưa tích cực, chủ động học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Về năng lực QL, đa số CBQL có những hiểu biết kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước; nắm bắt được đường lối chủ trương chính sách và quy định của ngành GD; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV. Tuy nhiên, một bộ phận CBQL về năng lực, kỹ năng điều hành QL còn hạn chế, thiếu chủ động, sáng tạo nên hiệu quả công tác còn nhiều hạn chế.
Đội ngũ giáo viên trung học cơ sở
- Về số lượng và cơ cấu đội ngũ:
Tổng số CBQL và GV THCS là 478 người/205 nữ, cơ bản đảm bảo số lượng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vẫn còn tình trạng mất cân đối, không đồng bộ trong cơ cấu đội ngũ ở các địa bàn khác nhau (thừa GV ở thị trấn, thiếu GV ở vùng khó khăn), theo môn học (thừa GV dạy văn hóa, thiếu GV dạy các môn đặc thù).
- Trình độ đội ngũ GV THCS huyện Thới Bình:
Bảng 2.5. Bảng số liệu trình độ đào tạo của đội ngủ CBQL và GV THCS
TT Trình độ đào tạo Số lƣợng Tỷ lệ %
1 Thạc sĩ 1 0.2
2 Đại học 415 86.8
3 Cao đẳng 62 13.0
Nguồn số liệu: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau - Chuẩn đào tạo GV THCS:
Trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn của GV chiếm tỷ lệ rất cao 416/478 (87.0%), trong đó, trên chuẩn: 01 GV (0.2%). Tuy nhiên, trình độ dưới chuẩn theo luật giáo dục năn 2019 thì vẫn còn 62/478 GV có trình độ là CĐSP (tỉ lệ 13.0 %).
- Thâm niên công tác GVTHCS:
Về cơ cấu độ tuổi, thâm niên công tác, GV THCS huyện Thới Bình là đội ngũ trẻ, thâm niên công tác từ 10 - 20 năm chiếm hơn 80%, trong đó, thâm niên 20 năm chiếm hơn 40%. Đây là một lợi thế rất lớn của huyện. Đội ngũ trẻ nếu chịu học hỏi, sáng tạo, thì sẽ có khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh hơn. Đối tượng từ 20 - 30 năm tuổi nghề chiếm hơn 4%, đây là lực lượng có kinh nghiệm công tác, vững vàng về chuyên môn nhưng thường ngán ngại đổi mới.
2.2.3.3. Tình hình học sinh
Kết quả chất lượng hai mặt GD là cơ sở để đánh giá các trường đã đạt được mục tiêu GD THCS, mục tiêu của nhà trường đề ra hay chưa. Kết quả đó, được thể hiện qua 2 bảng sau:
Kết quả xếp hạnh kiểm của học sinh trung học cơ sở toàn huyện
Bảng 2.6a. Bảng kết quả xếp hạnh kiểm của HS THCS toàn huyện:
Năm học Số lớp Số HS Tốt Khá Tb Yếu SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 2017 - 2018 253 8.386 7648 84.04 118 14.16 146 1.74 5 0.06 2018 - 2019 221 8.284 7101 85.72 1061 12.81 116 1.40 6 0.07 2019 – 2020 215 7.919 6260 79.05 1513 19.11 128 1.62 18 0.22
Kết quả xếp loại học lực của học sinh trung học cơ sở toàn huyện
Bảng 2.6b. Bảng kết quả xếp học lực của HS THCS toàn huyện:
Năm học Số lớp Số HS Giỏi Khá Tb Yếu Kém SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 2017 - 2018 253 8.386 1013 12.08 3093 36.88 3858 46.01 409 4.88 13 0.18 2018 - 2019 221 8.284 921 11.12 3137 37.87 3799 45.86 398 4.80 29 0.41 2019 - 2020 215 7.919 619 8.73 2597 32.79 3507 44.29 1089 13.75 35 0.44
(Nguồn số liệu: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau)
Từ kết quả xếp loại hạnh kiểm có thể nhận thấy trên 98% HS đạt hạnh kiểm khá và tốt. Số HS đạt hạnh kiểm trung bình hàng năm chiếm tỷ lệ dưới 2%. Đặc biệt, vẫn tồn tại một số HS có hạnh kiểm yếu, mặc dù không nhiều (dưới 1% ). Nhìn ở mặt tích cực, công tác GD hạnh kiểm có sự tiến bộ, tỷ lệ HS có hạnh kiểm khá tốt tăng hàng năm, tỷ lệ HS có hạnh kiểm trung bình và yếu giảm qua các năm học. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng quá trình xếp loại hạnh kiểm HS có phần “nhẹ tay” hơn so với Thông tư số 26/2020/TT- BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong tình hình thực tế hiện nay, một bộ phận không nhỏ HS có tư tưởng thực dụng; né tránh tham gia các hoạt động tập thể, thường chơi theo bè, nhóm; thiếu tinh thần tự giác và ý thức chấp hành quy chế thi cử, trật tự an toàn giao thông… nhưng vẫn chưa được phản ánh chính xác thông qua xếp loại hạnh kiểm HS hàng năm.
Từ kết quả xếp loại học lực cho ta thấy kết quả xếp loại học lực giỏi, khá của HS THCS 3 năm học liền kề ít có sự thay đổi. HS xếp loại học lực trung bình, yếu có sự thay đổi theo từng năm học. Riêng HS xếp loại học lực yếu trong năm học 2019 - 2020 có tăng nhẹ so với 2 năm học còn lại. Tỷ lệ HS khá giỏi hàng năm tăng nhẹ, số lượng HS yếu kém hàng năm giảm. Để duy trì và ngày càng nâng cao tỷ lệ HS khá giỏi cũng như chất lượng GD, các nhà QLGD cần kết hợp nhiều biện pháp tích cực, trong đó công tác tuyển chọn, sang lọc và cải thiện chất lượng GD khối đầu cấp để HS có đủ điều kiện tiếp tục học các lớp 7, 8, 9 với tâm thế tự tin, đạt hiệu quả cao.
2.2.3.4. Đánh giá chung
Tóm lại, huyện Thới Bình với vị trí địa lý và đặc điểm kinh tế - xã hội đã có một số thuận lợi nhưng cũng không ít những khó khăn như: chuyển dịch kinh tế còn chậm, tỷ trọng thương mại dịch vụ còn thấp. Tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Đời sống của nhân dân vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Chất lượng GD
chưa vững chắc, trang thiết bị dạy và học còn thiếu, chưa đáp ứng được so với yêu cầu. Công tác xã hội hóa GD còn hạn chế và chưa đều khắp. Công tác triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia còn gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn đầu tư không đảm bảo. Các điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học chưa đồng bộ ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng GD toàn diện và làm hạn chế sự phát triển đội ngũ GV THCS nói chung, công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV nói riêng của huyện Thới Bình.