7. Cấu trúc luận văn
1.5.5. Quản lý công tác kiểm tra – đánh giá kết quả bồi dưỡngchuyên môn cho
cho giáo viên ở trường trung học cơ sở
QL. Kiểm tra trong QL là một nỗ lực có hệ thống nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích. Nhờ có kiểm tra mà người hiệu trưởng có được thông tin để đánh giá thành tựu công việc, uốn nắn, điều chỉnh hoạt động một cách đáng hướng nhằm đạt mục tiêu.
Việc đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV cũng nhằm phát hiện những lỗ hổng, sự bất hợp lý, thiếu thực tế của quá trình đào tạo, bồi dưỡng để từ đó nâng cao chất lượng bồi dưỡng hoặc cung cấp những nội dung bồi dưỡng cho người học mang tính thiết thực và hiệu quả cao.
Đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng là việc xây dựng được các tiêu chí đánh giá không chỉ tập trung vào đánh giá kết quả người học, mà phải có các tiêu chí đánh giá tổng thể cả mặt hoạt động trong hoạt động bồi dưỡng như: kế hoạch đã hợp lý và khả thi tới mức độ nào, tổ chức có gì tốt và có gì còn khiếm khuyết, nội dung chương trình có đáp ứng nhu cầu bổ sung kiến thức và kỹ năng của người học đến đâu, PP, hình thức, thời gian và địa điểm đã phù hợp với điều kiện của cơ quan tổ chức bồi dương và phù hợp với hoàn cảnh người học với đối tượng bồi dưỡng.
Bên cạnh đó, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải kiểm tra, đánh giá được kết quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn được thực hiện bằng phương thức đa dạng: Thông qua tổ chuyên môn kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV; Đánh giá qua dự giờ; đánh giá qua bản thu hoạch của GV; qua tổ chức cho GV làm bài kiểm tra...Yêu cầu trong đánh giá kết quả bồi dưỡng: Đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy; tính toàn diện; đánh giá phải đảm bảo tính hệ thống, công bằng, công khai và minh bạch. Để việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV đạt hiệu quả, lãnh đạo nhà trường cần giúp mỗi GV thực hiện bồi dưỡng một cách tự giác, tích cực trên cơ sở nâng cao nhận thức cho GV về sự cần thiết phải bồi dưỡng. Hiệu trưởng phải nắm được những vấn đề trọng tâm trong đổi mới chuyên môn, đổi mới chương trình, đổi mới chuyên môn theo định hướng đổi mởi để định hướng cho GV trong bồi dưỡng tăng cường năng lực thực hiện nhiệm vụ.
1.6. Những yếu tố ảnh hƣởng đến Quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho GV ở trƣờng trung học cơ sở
1.6.1. Những yếu tố khách quan
1.6.1.1. Cơ chế quản lý
Đảng và Nhà nước đã đưa ra các nghị quyết, chỉ thị, thông tư, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo... có liên quan tới quá trình hoạt động GD và hoạt động dạy học. Trong đó Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, vì vậy QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS được hỗ trợ từ các cấp QL giúp cho quá trình QL đi theo định hướng, theo kế hoạch.
1.6.1.2. Cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị dạy học
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thuộc hệ thống phương tiện của quá trình dạy học, là cơ sở thực hiện các mục tiêu dạy học. Đối với hoạt động bồi dưỡng chuyên môn thì yếu tố cơ sở vật chất có ảnh hưởng rất lớn. Người lãnh đạo cần nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của cơ sở vật chất đến hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và có sự đầu tư, QL tốt các trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn thì sẽ đạt hiệu quả cao.
Hiệu trưởng cần tổ chức rà soát, thống kê toàn bộ thiết bị hiện có; dành kinh phí để sửa chữa, mua sắm thêm trang thiết bị để đáp ứng đầy đủ, phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và đáp ứng yêu cầu ứng dụng chuyên môn mới sau bồi dưỡng vào dạy học…
1.6.1.3. Môi trường giáo dục
Để QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS yếu tố môi trường có ảnh hưởng đên hiệu quả QL. CBQL nhà trường cần xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn và GD môi trường học tập, tạo ra một môi trường kết hợp chặt chẽ, đồng bộ việc cung cấp kiến thức cơ bản cho HS, GD nhận thức mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, tác động tích cực và tiêu cực của môi trường đến đời sống con người; động viên GV và HS có ý thức xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn. Xây dựng cảnh quan sư phạm: Xanh, sạch, đep., an toàn tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, hấp dẫn đối với HS. Bên cạnh đó nhà trường cần xây dựng nếp sống văn hóa và môi trường sư phạm và xây dựng và duy trì mối quan hệ thường xuyên với gia đình HS để đạt hiệu quả trong hoạt động GD của nhà trường. Đặc biệt xây dựng văn hóa nhà trường kỷ cương - nền nếp, các đoàn thể cùng đội ngũ GV lấy mục tiêu nâng cao chất lượng GD là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt Hiệu trưởng có chính sách, động viên đối với GV tham gia tích cực vào hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực dạy học... thì hiệu quả QL đạt mục tiêu GD.
1.6.1.4. Công nghệ thông tin và truyền thông
Điều kiện công nghệ thông tin và truyền thông là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn. Việc QL ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và hoạt động bồi dưỡng chuyên môn sẽ mang có hiệu quả cao nếu trường trang bị hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, đầy đủ sẽ giúp GV sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học vào bài giảng, đồng thời giúp GV ứng dụng thuận tiện các chuyên môn hiện đại vào bài giảng.
1.6.2. Những yếu tố chủ quan
Phẩm chất, năng lực của CBQL nhà trường là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS. Nếu hiệu trưởng có phẩm chất chính trị lập trường vững vàng, nắm vững chủ trương chính sách của Đảng
và Nhà nước thì sẽ chỉ đạo đúng hướng, đúng mục tiêu cấp học. Người hiệu trưởng có khả năng xử lý thông tin, có khả năng điều phối hoạt động sẽ hoàn thành được mục tiêu chung, tập hợp mọi người vào hoạt động chung tạo nên quyết tâm cao và phát huy được sức mạnh của tập thể đưa hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả cao. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức tốt các nội dung, PP, hình thức, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn chính xác, lựa chọn phân công hợp lý đội ngũ tham gia bồi dưỡng thì kết quả bồi dưỡng chuyên môn cho GV sẽ đạt hiệu quả cao, nâng cao chất lượng GD cấp THCS.
Số lượng và chất lượng đội ngũ GV: Trình độ chuyên môn của GV là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Đội ngũ GV phải đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, trình độ chuyên môn vững vàng, nghiệp vụ sư phạm giỏi, có lòng yêu nghề, nắm vững mục tiêu GD, chương trình, nắm vững chuyên môn trong trường THCS... sẽ là yếu tố giúp cho Hiệu trưởng QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn được tốt hơn.
Tiểu kết chƣơng 1
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là một nhiệm vụ rất quan trọng trong trường học. Qua đó, lực lượng này sẽ triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt, để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cần tiến hành hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn đã được Bộ GD&ĐT quy định. Đặc biệt việc bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, SGK ở THCS có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên THCS. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là một trong những biện pháp quan trọng, cần thiết, góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Trong Chương 1 chúng tôi đã làm rõ những nội dung cơ bản, chủ yếu bao gồm các khái niệm, hệ thống các vấn đề cơ bản trong nội dung chương 1 là điều kiện cần thiết để Hiệu trưởng các trường THCS tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục trong giai đoạn mới.
Kết quả nghiên cứu Chương 1 này là sở để định hướng cho việc khảo sát, tiếp tục nghiên cứu thực trạng, đánh giá chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau trong giai đoạn tới.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN CHO GV Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THỚI BÌNH,
TỈNH CÀ MAU
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát
Để có được bức tranh cụ thể, phản ánh tính phù hợp của các mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mà phòng giáo dục đã triển khai trong thực tế, đồng thời tạo cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý đối với công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, tôi đã điều tra thực trạng 145 cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở 7 trường THCS huyện Thới Bình (trong đó có 16 cán bộ quản lý là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và 129 người là tổ trưởng chuyên môn, giáo viên đang trực tiếp giảng dạy) cụ thể số liệu được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1. Các trường THCS trong huyện Thới Bình được khảo sát
TT Trƣờng Thuộc xã, thị trấn CBQL GV
01 THCS Thị Trấn Thới Bình Thị trấn Thới Bình 3 25
02 THCS Lê Hoàng Thá Xã Tân Bằng 2 16
03 THCS Biển Bạch Xã Biển Bạch 2 15
04 THCS Khánh Thới Xã Thới Bình 2 18
05 THCS Hồ Thị Kỷ Xã Hồ Thị Kỷ 2 17
06 THCS Nguyễn Thiện Thành Xã Trí Phải 3 23
07 THCS Nguyễn Trung Xã Thới Bình 2 15
Tổng 16 129
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Quá trình khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt dộng bồi dưỡng chuyên môn và quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, làm cơ sở đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
2.1.2. Nội dung khảo sát
- Khảo sát thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Thới Bình
- Khảo sát thực trạng hoạt động BDCM cho GV ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thới Bình
trên địa bàn huyện Thới Bình
2.1.3. Phương pháp khảo sát
Để khảo sát thực trạng QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV các trường THCS huyện Thới Bình, Cà Mau, tác giả đề tài tiến hành xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV các trường THCS huyện Thới Bình, Cà Mau (Mẫu phiếu tại Phụ lục).
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thới Bình về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của các trường THCS trên địa bàn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
- Phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thới Bình về thực tế việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của hiệu trưởng các THCS trên địa bàn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
- Nghiên cứu các văn bản liên quan đến hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của nhà trường, để làm rõ thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của các trường được khảo sát.
Cụ thể xem xét hồ sơ đánh giá giáo viên hàng năm của phòng GD&ĐT và của các trường THCS trên địa bàn huyện Thới, để nhận xét về năng lực chuyên môn của đội ngủ giáo viên ở các trường THCS trong huyện Thới Bình.
- Xử lý kết quả khảo sát
Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi item đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau:
Chuẩn cho điểm:
Bảng 2.2. Chuẩn cho điểm các mức độ cần thiết và mức độ thực hiện
Về mức độ cần thiết
Rất cần thiết 3 điểm
Cần thiết 2 điểm
Không cần thiết 1 điểm
Về mức độ thực hiện
Thường xuyên 3 điểm
Đôi khi 2 điểm
Không thường xuyên 1 điểm
Điểm trung bình 3X1 2X2 X3 X N + Cách tính điểm trung bình: 3X1 2X2 X3 X N
Trong đó: X1 là số lượng ý kiến chọn: Rất cẩn thiết hay Thường xuyên X2 là số lượng ý kiến chọn: Cần thiết hay Đôi khi
X3 là số lượng ý kiến chọn: Không cần thiết hay Không thực hiện N là tổng số người được trưng cầu ý kiến ( 145 người )
+ Cách tính vị thứ: Xếp theo thứ tự 1,2,3,4,5....theo điểm trung bình từ cao đến thấp.
2.1.4. Tổ chức khảo sát
2.1.4.1. Đối tượng khảo sát: giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện
Thới Bình
2.1.4.2. Thời gian và địa bàn khảo sát
- Thời gian: Từ 19/10/2020 đến 31/12/2020
- Địa bàn khảo sát: Các THCS trên địa bàn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
2.1.4.3. Các giai đoạn tiến hành khảo sát
- Tháng 10: Khảo sát thực trạng vấn đề tại các trường (có mẫu phiếu tại các mục).
- Tháng 12: Khảo sát tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất (có mẫu phiếu tại các mục).
2.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo của huyên Thới Bình, tỉnh Cà Mau Thới Bình, tỉnh Cà Mau
2.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Mau
Phía Đông Huyện Thới Bình có 22,7km giáp với tỉnh Bạc Liêu. Phía Tây Thới Bình tiếp giáp với huyện U Minh. Phía Nam Thới Bình giáp với TP.Cà Mau. Phía Bắc Thới Bình giáp với tỉnh Kiên Giang. Huyện được chia thành 11 xã và 01 thị trấn
Theo thống kê năm 2019, huyện có diện tích tự nhiên 636,39 km², bằng 12,02% diện tích tự nhiên của tỉnh dân số có 31.857 hộ, với 135.966 người, chiếm 11,11% dân số của tỉnh. Trong đó, có 68.175 nam và 67.791 nữ. Ở khu vực thành thị có 2.530 hộ, với 10.782 người. Ở khu vực nông thôn có 29.370 hộ, với 125.184 người. Trên địa bàn huyện có 03 dân tộc: Kinh - Hoa – Khmer sinh sống.
Điều kiện tự nhiên là một huyện thuộc bán đảo Cà Mau, Thới Bình có địa hình đặc trưng của khu vực này là đồng bằng, ngập mặn. Huyện có một phần nằm trong rừng U Minh.
Toàn huyện là đồng bằng, độ cao trung bình từ 0,4m đến 0,8m so với mặt nước biển. Tầng địa chất tương đối đồng nhất, cấp tải trọng yếu. Đất được chia thành 2 nhóm đất chính: nhóm đất mặn ít chiếm 27%; nhóm đất phèn chiếm 73%.
Huyện Thới Bình mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ trung bình 26,5 độ C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (27,6 độ C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (24,9 độ C). Một năm có 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (trung bình chiếm 90% lượng mưa hàng năm), mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.390 mm.
Diện tích tự nhiên 63.997 ha, diện tích trồng lúa 27.832 ha (trong đó diện tích lúa hè thu 3.065 ha, lúa lắp vụ 2 3.065 ha, lúa - tôm 21.702 ha); diện tích nuôi tôm