Vị trí địa lí, điều kiện kinh tế xã hội của huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 49 - 50)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện kinh tế xã hội của huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

2.1.4.3. Các giai đoạn tiến hành khảo sát

- Tháng 10: Khảo sát thực trạng vấn đề tại các trường (có mẫu phiếu tại các mục).

- Tháng 12: Khảo sát tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất (có mẫu phiếu tại các mục).

2.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo của huyên Thới Bình, tỉnh Cà Mau Thới Bình, tỉnh Cà Mau

2.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Mau

Phía Đông Huyện Thới Bình có 22,7km giáp với tỉnh Bạc Liêu. Phía Tây Thới Bình tiếp giáp với huyện U Minh. Phía Nam Thới Bình giáp với TP.Cà Mau. Phía Bắc Thới Bình giáp với tỉnh Kiên Giang. Huyện được chia thành 11 xã và 01 thị trấn

Theo thống kê năm 2019, huyện có diện tích tự nhiên 636,39 km², bằng 12,02% diện tích tự nhiên của tỉnh dân số có 31.857 hộ, với 135.966 người, chiếm 11,11% dân số của tỉnh. Trong đó, có 68.175 nam và 67.791 nữ. Ở khu vực thành thị có 2.530 hộ, với 10.782 người. Ở khu vực nông thôn có 29.370 hộ, với 125.184 người. Trên địa bàn huyện có 03 dân tộc: Kinh - Hoa – Khmer sinh sống.

Điều kiện tự nhiên là một huyện thuộc bán đảo Cà Mau, Thới Bình có địa hình đặc trưng của khu vực này là đồng bằng, ngập mặn. Huyện có một phần nằm trong rừng U Minh.

Toàn huyện là đồng bằng, độ cao trung bình từ 0,4m đến 0,8m so với mặt nước biển. Tầng địa chất tương đối đồng nhất, cấp tải trọng yếu. Đất được chia thành 2 nhóm đất chính: nhóm đất mặn ít chiếm 27%; nhóm đất phèn chiếm 73%.

Huyện Thới Bình mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ trung bình 26,5 độ C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (27,6 độ C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (24,9 độ C). Một năm có 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (trung bình chiếm 90% lượng mưa hàng năm), mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.390 mm.

Diện tích tự nhiên 63.997 ha, diện tích trồng lúa 27.832 ha (trong đó diện tích lúa hè thu 3.065 ha, lúa lắp vụ 2 3.065 ha, lúa - tôm 21.702 ha); diện tích nuôi tôm 45.340 ha (trong đó diện tích nuôi cá 1.309 ha, diện tích nuôi tôm 44.031 ha); diện tích mía 1.500 ha.

2.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Thới Bình là huyện phát triển kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Điều kiện tự nhiên của vùng đất Thới Bình thích hợp cho việc nuôi cua, nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, trồng lúa trên đất nuôi tôm. Bên cạnh đó, một số xã vùng ngọt của huyện thích hợp cho độc canh cây lúa.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)