7. Cấu trúc luận văn
3.2.9. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Để quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên các trường THCS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, cần thực hiện những biện pháp đã đề xuất đó là:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về ý nghĩa, tầm quan trọng của HĐBDCM đối với giáo viên.
Biện pháp 2: Tổ chức đánh giá thường xuyên năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên xuất phát từ yêu cầu của thực tiển giáo dục tại địa phương.
Biện pháp 3: Thiết kế và triển khai xây dựng chương trình BDCM cho giáo viên dựa theo thực tiển của nhà trường.
Biện pháp 4: Đa dạng hóa các hình thức BDCM cho giáo viên dựa theo thực tiển của nhà trường.
Biện pháp 5: Triển khai đánh giá hiệu quả BDCM cho giáo viên dựa trên sự thay đổi trong hoạt động chuyên môn của giáo viên.
Biện pháp 6: Tăng cường quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn
Biện pháp 7: Đảm bảo các nguồn lực cần thiết cho công tác BDCM cho giáo viên.
Biện pháp 8: Đẩy mạnh hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn trong giáo viên.
3.2.9.1. Mối quan hệ thứ nhất
Cần có mối liên kết giữa những nội dung bồi dưỡng của trường, của tổ, nhóm chuyên môn và của cá nhân thành những nội dung phù hợp.
Để QL tốt các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV trường THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, hiệu trưởng cần phải tiến hành đồng thời nhiều biện pháp.
Trong khuôn khổ của luận văn này tác giả chỉ đề xuất 08 nhóm biện pháp cơ bản nhất nhằm góp phần QL tốt hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV trường THCS. Tất cả các nhóm biện pháp thống nhất biện chứng với nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; nhóm biện pháp này là cơ sở, tiền đề cho nhóm biện pháp kia. Nhóm các biện pháp này lấy nhóm các biện pháp kia làm tiền đề, điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mình. Vì vậy, khi vận dụng các biện pháp trên cần phải biết dựa vào đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng địa phương, của từng trường hợp cho phù hợp với thực tế, đem lại hiệu quả thiết thực.
3.2.9.2. Mối quan hệ thứ hai
Nhà trường cần có phương pháp kiểm tra, đánh giá khả năng bồi dưỡng của tập thể, của tổ, nhóm chuyên môn và của cá nhân trong thời gian bồi dưỡng chuyên môn.
Để các giải pháp nêu trên phát huy được hiệu quả nhằm đạt kết quả cao nhất trong việc QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV của hiệu trưởng trường THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau cần phải coi trọng kiểm tra đánh giá khả năng bồi dưỡng của tập thể, của tổ, nhóm chuyên môn và của cá nhân trong thời gian bồi dưỡng chuyên môn như tinh thần làm việc tập thể, môi trường làm việc năng động, lòng yêu nghề, yêu HS... Đặc biệt, mỗi CBQL phải tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên để hoàn thiện mình, tự đánh giá đúng về năng lực bản thân, làm sao để việc rèn luyện, bồi dưỡng, ý thức tự hoàn thiện bản thân phải trở thành ý thức và mục đích tự thân của mỗi CBQL, tạo ra được tinh thần làm việc năng động, mạnh dạn giao nhiệm vụ, tin tưởng, trao niềm tin cho cấp dưới, phân công giao việc đúng với năng lực, chuyên môn của GV, tránh tình trạng chán nản của GV vì không được động viên, khích lệ và tin tưởng.
Việc hiệu trưởng kiểm tra đánh giá khả năng bồi dưỡng của tập thể, của tổ, nhóm chuyên môn và của cá nhân trong thời gian bồi dưỡng chuyên môn còn khai thác các điều kiện khách quan (ngoại lực) để các biện pháp QL đã nêu được thực hiện đồng bộ, có tính khả thi cao. Đó là sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp các cấp QL; các mạnh thường quân có tâm với giáo dục... Trong đó, hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn đóng vai trò trụ cột chính, tích cực chủ động phối hợp và triển khai để thực hiện các biện pháp.
Sơ đồ dưới đây nhằm biểu đạt mối quan hệ biện chứng tám biện pháp của đề tài.