7. Cấu trúc luận văn
1.6.2. Những yếu tố chủ quan
Phẩm chất, năng lực của CBQL nhà trường là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS. Nếu hiệu trưởng có phẩm chất chính trị lập trường vững vàng, nắm vững chủ trương chính sách của Đảng
và Nhà nước thì sẽ chỉ đạo đúng hướng, đúng mục tiêu cấp học. Người hiệu trưởng có khả năng xử lý thông tin, có khả năng điều phối hoạt động sẽ hoàn thành được mục tiêu chung, tập hợp mọi người vào hoạt động chung tạo nên quyết tâm cao và phát huy được sức mạnh của tập thể đưa hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả cao. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức tốt các nội dung, PP, hình thức, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn chính xác, lựa chọn phân công hợp lý đội ngũ tham gia bồi dưỡng thì kết quả bồi dưỡng chuyên môn cho GV sẽ đạt hiệu quả cao, nâng cao chất lượng GD cấp THCS.
Số lượng và chất lượng đội ngũ GV: Trình độ chuyên môn của GV là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Đội ngũ GV phải đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, trình độ chuyên môn vững vàng, nghiệp vụ sư phạm giỏi, có lòng yêu nghề, nắm vững mục tiêu GD, chương trình, nắm vững chuyên môn trong trường THCS... sẽ là yếu tố giúp cho Hiệu trưởng QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn được tốt hơn.
Tiểu kết chƣơng 1
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là một nhiệm vụ rất quan trọng trong trường học. Qua đó, lực lượng này sẽ triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt, để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cần tiến hành hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn đã được Bộ GD&ĐT quy định. Đặc biệt việc bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, SGK ở THCS có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên THCS. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là một trong những biện pháp quan trọng, cần thiết, góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Trong Chương 1 chúng tôi đã làm rõ những nội dung cơ bản, chủ yếu bao gồm các khái niệm, hệ thống các vấn đề cơ bản trong nội dung chương 1 là điều kiện cần thiết để Hiệu trưởng các trường THCS tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục trong giai đoạn mới.
Kết quả nghiên cứu Chương 1 này là sở để định hướng cho việc khảo sát, tiếp tục nghiên cứu thực trạng, đánh giá chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau trong giai đoạn tới.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN CHO GV Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THỚI BÌNH,
TỈNH CÀ MAU