7. Cấu trúc luận văn
3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn
Thực hiện khâu then chốt là đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và phát triển đội ngũ nhà giáo theo tinh thần Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo việc giao quyền tự chủ cho các trường phổ thông xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông; thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học để nâng cao năng lực sư phạm của đội ngũ nhà giáo trên tinh thần "bồi dưỡng tại công việc".
Nội dung cơ bản của sinh hoạt tổ chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học là: các giáo viên trong tổ chuyên môn cùng nhau xây dựng nội dung và tiến trình bài học; thực hiện bài học và dự giờ; phân tích, rút kinh nghiệm bài học thông qua phân tích hoạt động học của học sinh, qua đó các giáo viên trao đổi, chia sẻ, học tập lẫn nhau về hình thức, phương pháp, kĩ thuật tổ chức hoạt động học của học sinh.
3.2.6.1. Mục đích của biện pháp
Sinh hoạt tổ chuyên môn là hoạt động thường xuyên trong nhà trường, là dịp để giáo viên trao đổi chuyên môn nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học. Mục đích của của biện pháp quản lí sinh hoạt tổ chuyên môn là nhằm cập nhật các thông báo, văn bản chỉ đạo, đồng thời bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của mình.
3.2.6.2. Nội dung biện pháp
Trong các văn bản chỉ đạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh:"Thay cho việc
dạy học đang được thực hiện theo từng bài, tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ, nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung theo hướng tinh giảm để xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp với việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường".[1]
Tổ chuyên môn có nhiệm vụ: Xây dựng chương trình, tài liệu dạy học môn chuyên; nghiên cứu, áp dụng các phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra - đánh giá tiên tiến vào giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của học sinh; Phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu; bồi dưỡng học sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi và các cuộc thi về năng khiếu khác liên quan đến chuyên môn của tổ; Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; tổng kết, áp dụng sáng kiến - kinh nghiệm, tự làm thiết bị dạy học hàng năm của giáo viên, nhân viên và hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật của học sinh; hướng dẫn học sinh làm quen với nghiên cứu khoa học; hỗ trợ giáo viên, học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, tổng kết, áp dụng sáng kiến - kinh nghiệm, tự làm thiết bị dạy học, sáng tạo kỹ thuật; Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán của tổ, nhóm chuyên môn làm nòng cốt cho các hoạt động chuyên môn của nhà trường;Tổ chức việc bồi dưỡng phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các thành viên trong tổ; Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
Hoạt động của tổ chuyên là tạo lập môi trường tự học, tự bồi dưỡng và hợp tác, chia sẻ. Có thể tổ chức thông qua dưới hình thức chuyên đề (đối với cấp tổ, cấp trường) hoặc tổ chức hội thảo (đối với cấp huyện) thông qua yêu cầu các giáo viên phải tự tìm tòi các kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu của xã hội và nâng cao hiệu
quả giáo dục.
Đối với công tác bồi dưỡng giáo viên tập sự và bồi dưỡng giáo viên tại trường, tập huấn giáo viên nên tổ chức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, góp ý cho đồng nghiệp và tập huấn, báo cáo chuyên đề.
Quản lý tốt sinh hoạt chuyên môn của giáo viên trong việc chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch BDCM cho giáo viên, khi sinh hoạt tổ chuyên môn các tổ chuyên môn và giáo viên đã có nhận thức tốt và tự tin hơn trong việc đổi mới đồng bộ nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá. Trong nhiều năm gần dây đã có tổ chuyên môn tham gia xây dựng và nộp chủ đề dạy học trên "Trường học kết nối", qua đó thể hiện các nhà trường triển khai thực hiện nghiêm túc việc sắp xếp lại nội dung dạy học theo chủ đề thay cho dạy học theo từng bài, tiết trong sách giáo khoa. Nhiều chủ đề đã bổ sung thêm những nội dung dạy học gắn với thực tiễn sản xuất tại địa phương. Thông qua các chủ đề đã xây dựng được thể hiện giáo viên đã bước đầu chủ động, tự tin hơn trong việc điều chỉnh nội dung dạy học, biết cách khắc phục những chỗ chồng chéo, chưa hợp lý để áp dụng thực chất hơn, có hiệu quả hơn các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
Đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, qua việc được học tập, nghiên cứu phương pháp sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học và qua thực tế thực hiện tại đơn vị tôi nhận thấy: Sinh hoạt chuyên môn đã giải quyết được những bất cập trong sinh hoạt chuyên môn từ xưa tới nay, trước đây, người dự chỉ “mổ xẻ” cách dạy của người dạy mà quyên đi đối tượng học sinh học như thế nào, giờ dạy rơi vào tình trạng phô diễn chứ không thực chất là một quá trình học tập.
Khi áp dụng tiến hành đổi mới tổ chuyên môn đã xác định các bước đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học như sau:
- Chuẩn bị bài nghiên cứu
- Tiến hành dạy minh họa và dự giờ - Suy ngẫm và thảo luận bài học
- Rút kinh nghiệm và vận dụng vào các bài giảng sau.
Việc chọn tiết và chuẩn bị bài dạy là cả công trình của tập thể, kết quả trí tuệ và tâm huyết của mọi thành viên trong tổ chuyên môn từ nội dung kiến thức đến phương pháp, cách thức tổ chức giảng dạy… đã được tổ chuyên môn cùng xây dựng và thiết kế. Nhờ vậy mà phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên thông qua sự tương tác có hệ thống với các giáo viên khác. Tuy nhiên giáo viên dạy vẫn có thể chủ động điều chỉnh tùy thuộc vào đối tượng học sinh của mình và sát với thực tế giảng dạy. Khi thảo luận, chuẩn bị bài giáo viên lấy học sinh làm trung tâm, tập chung phân tích những vấn đề liên quan đến người học.
Tiến hành dạy minh họa thì cả tổ chuyên môn căn cứ vào những quy tắc khi tiến hành nghiên cứu bài học. Giáo viên là người dạy minh họa sẽ thay mặt nhóm thiết kế, thực hiện các ý tưởng đã được vạch sẵn theo lộ trình. Khi tiến hành dự giờ các thành viên trong tổ tự chọn cho mình vị trí thích hợp nhất để quan sát cung bậc cảm xúc, thái độ, hành vi trong các tình huống cụ thể của học sinh và đặ biệt chú ý quan sát đến khả năng lĩnh hội kiến thức, tiếp nhận nhiệm vụ học tập trong giờ học để sau này có những điều chỉnh phù hợp.
Sau tiết dạy cả tổ cùng suy ngẫm và thảo luận, rút kinh nghiệm để vận dụng vào các bài giảng sau. Giờ dạy không đánh giá giáo viên, tạo tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng cho người dạy.
Qua đó tôi nhận thấy chất lượng chất lượng dạy – học trong nhà trường của chúng tôi được nâng lên rõ rệt, học sinh chủ động, sáng tạo hơn trong việc thu nhận kiến thức và hình thành năng lực cá nhân.