Quản lý phương pháp và hình thức bồi dưỡngchuyên môn cho giáo viên

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 42)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.3. Quản lý phương pháp và hình thức bồi dưỡngchuyên môn cho giáo viên

viên ở trường trung học cơ sở

Quản lý phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là cách thức mà người quản lý sử dụng hệ thống những cách làm để giáo viên bồi dưỡng chuyên môn có hiệu quả.

CBQL các nhà trường cần định hướng để giáo viên sử dụng các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn, gồm:

* Sử dụng các phương pháp truyền thống và phương pháp mới. * Phối hợp các phương pháp tích cực.

* Tập trung sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề và phương pháp chuyên gia.

* Sử dụng các phương pháp như kèm cặp, mô hình hóa và giải quyết tình huống.

Việc xác định phương pháp cần được lập luận trên cơ sở mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình bồi dưỡng, đặc biệt là mối quan hệ mục đích - nội dung - phương pháp. Khi xác định phương pháp cần nắm được bình diện vĩ mô: xác định các quan điểm, hình thức bồi dưỡng, từ đó xác định sự phối hợp các phương pháp một cách phù hợp.

Quản lý đổi mới phương pháp trong bồi dưỡng chuyên môn không có nghĩa là yêu cầu giáo viên phải thay thế các phương pháp bồi dưỡng truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Mỗi phương pháp bồi dưỡng có ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng cho nên phải kết hợp nhiều PPDH. Việc kết hợp đa dạng các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

Sử dụng các đa dạng các hình thức bồi dưỡng: Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV có thể được thực hiện theo các hình thức gồm:

Một là, bồi dưỡng bằng tự học của GV kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường.

Hai là, bồi dưỡng tập trung theo lớp - bài để hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung khó, mới đối với GV; Để thực hiện hình thức này, Lãnh đạo nhà trường phải lựa chọn được báo cáo viên phù hợp. Tạo điều kiện cho GV có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng.

Ba là, khai thác triêt để ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng chuyên môn cho GV, đặc biệt sử dụng mô hình “trường học kết nối”, tạo các diễn đàn học tập

để giúp GV trao đổi, học hỏi phát triển chuyên môn.

Bốn là, phân công GV cốt cán kèm cặp giúp đỡ GV trong quá trình công tác; Năm là, tổ chức cho GV tham quan, thực tế học hỏi từ các trường bạn.

Phân công công việc cụ thể cho nhóm và cá nhân, có sự phối hợp ràng buộc giữa các bộ phận trong nhà trường trong việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại đơn vị.

1.5.4. Quản lý các điều kiện phục vụ bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên ở trƣờng trung học cơ sở

1.5.4.1. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động xây dựng

Cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động xây dựng phải đáp ứng:

-Chuẩn bị nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng (tiền soạn thảo chương trình, giáo trình, tiền phụ cấp giảng cho GV, tiền văn phòng phẩm, tiền thuê các thiết bị...) và các khoản chi phí khác để phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng;

-Đảm bảo các phòng học có quy mô và tiện nghi phù hợp với số lượng học viên và các phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập;

-Có các phòng thí nghiệm hoặc các băng đĩa hình để giới thiệu về các thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.

1.5.4.2. Điều kiện về giáo viên cốt cán

- Nhà trường cần xây xây dựng phải có ít nhất 30% giáo viên cốt cán trong biên chế hoặc có hợp đồng không xác định thời hạn trên tổng số giáo viên tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;

- Tiêu chuẩn: Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với nội dung tham gia giảng dạy; giáo viên tham gia giảng dạy phải có kinh nghiệm thực tế từ 7 (bảy) năm trở lên hoạt động trong các bộ môn hoặc lĩnh vực mình phụ trách;

- Giáo viên có bản kê khai về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động nghề nghiệp và có chứng nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên.

1.5.4.3. Tài liệu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

- Tài liệu bồi dưỡng phải được in, đóng thành quyển kèm theo bộ hoặc gửi cho giáo viên trước khi tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;

- Nội dung tài liệu bồ dưỡng phù hợp với chương trình khung theo quy định của Bộ Giáo dục.

1.5.5. Quản lý công tác kiểm tra – đánh giá kết quả bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường trung học cơ sở cho giáo viên ở trường trung học cơ sở

QL. Kiểm tra trong QL là một nỗ lực có hệ thống nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích. Nhờ có kiểm tra mà người hiệu trưởng có được thông tin để đánh giá thành tựu công việc, uốn nắn, điều chỉnh hoạt động một cách đáng hướng nhằm đạt mục tiêu.

Việc đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV cũng nhằm phát hiện những lỗ hổng, sự bất hợp lý, thiếu thực tế của quá trình đào tạo, bồi dưỡng để từ đó nâng cao chất lượng bồi dưỡng hoặc cung cấp những nội dung bồi dưỡng cho người học mang tính thiết thực và hiệu quả cao.

Đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng là việc xây dựng được các tiêu chí đánh giá không chỉ tập trung vào đánh giá kết quả người học, mà phải có các tiêu chí đánh giá tổng thể cả mặt hoạt động trong hoạt động bồi dưỡng như: kế hoạch đã hợp lý và khả thi tới mức độ nào, tổ chức có gì tốt và có gì còn khiếm khuyết, nội dung chương trình có đáp ứng nhu cầu bổ sung kiến thức và kỹ năng của người học đến đâu, PP, hình thức, thời gian và địa điểm đã phù hợp với điều kiện của cơ quan tổ chức bồi dương và phù hợp với hoàn cảnh người học với đối tượng bồi dưỡng.

Bên cạnh đó, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải kiểm tra, đánh giá được kết quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn được thực hiện bằng phương thức đa dạng: Thông qua tổ chuyên môn kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV; Đánh giá qua dự giờ; đánh giá qua bản thu hoạch của GV; qua tổ chức cho GV làm bài kiểm tra...Yêu cầu trong đánh giá kết quả bồi dưỡng: Đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy; tính toàn diện; đánh giá phải đảm bảo tính hệ thống, công bằng, công khai và minh bạch. Để việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV đạt hiệu quả, lãnh đạo nhà trường cần giúp mỗi GV thực hiện bồi dưỡng một cách tự giác, tích cực trên cơ sở nâng cao nhận thức cho GV về sự cần thiết phải bồi dưỡng. Hiệu trưởng phải nắm được những vấn đề trọng tâm trong đổi mới chuyên môn, đổi mới chương trình, đổi mới chuyên môn theo định hướng đổi mởi để định hướng cho GV trong bồi dưỡng tăng cường năng lực thực hiện nhiệm vụ.

1.6. Những yếu tố ảnh hƣởng đến Quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho GV ở trƣờng trung học cơ sở

1.6.1. Những yếu tố khách quan

1.6.1.1. Cơ chế quản lý

Đảng và Nhà nước đã đưa ra các nghị quyết, chỉ thị, thông tư, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo... có liên quan tới quá trình hoạt động GD và hoạt động dạy học. Trong đó Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, vì vậy QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS được hỗ trợ từ các cấp QL giúp cho quá trình QL đi theo định hướng, theo kế hoạch.

1.6.1.2. Cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thuộc hệ thống phương tiện của quá trình dạy học, là cơ sở thực hiện các mục tiêu dạy học. Đối với hoạt động bồi dưỡng chuyên môn thì yếu tố cơ sở vật chất có ảnh hưởng rất lớn. Người lãnh đạo cần nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của cơ sở vật chất đến hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và có sự đầu tư, QL tốt các trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn thì sẽ đạt hiệu quả cao.

Hiệu trưởng cần tổ chức rà soát, thống kê toàn bộ thiết bị hiện có; dành kinh phí để sửa chữa, mua sắm thêm trang thiết bị để đáp ứng đầy đủ, phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và đáp ứng yêu cầu ứng dụng chuyên môn mới sau bồi dưỡng vào dạy học…

1.6.1.3. Môi trường giáo dục

Để QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS yếu tố môi trường có ảnh hưởng đên hiệu quả QL. CBQL nhà trường cần xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn và GD môi trường học tập, tạo ra một môi trường kết hợp chặt chẽ, đồng bộ việc cung cấp kiến thức cơ bản cho HS, GD nhận thức mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, tác động tích cực và tiêu cực của môi trường đến đời sống con người; động viên GV và HS có ý thức xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn. Xây dựng cảnh quan sư phạm: Xanh, sạch, đep., an toàn tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, hấp dẫn đối với HS. Bên cạnh đó nhà trường cần xây dựng nếp sống văn hóa và môi trường sư phạm và xây dựng và duy trì mối quan hệ thường xuyên với gia đình HS để đạt hiệu quả trong hoạt động GD của nhà trường. Đặc biệt xây dựng văn hóa nhà trường kỷ cương - nền nếp, các đoàn thể cùng đội ngũ GV lấy mục tiêu nâng cao chất lượng GD là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt Hiệu trưởng có chính sách, động viên đối với GV tham gia tích cực vào hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực dạy học... thì hiệu quả QL đạt mục tiêu GD.

1.6.1.4. Công nghệ thông tin và truyền thông

Điều kiện công nghệ thông tin và truyền thông là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn. Việc QL ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và hoạt động bồi dưỡng chuyên môn sẽ mang có hiệu quả cao nếu trường trang bị hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, đầy đủ sẽ giúp GV sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học vào bài giảng, đồng thời giúp GV ứng dụng thuận tiện các chuyên môn hiện đại vào bài giảng.

1.6.2. Những yếu tố chủ quan

Phẩm chất, năng lực của CBQL nhà trường là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS. Nếu hiệu trưởng có phẩm chất chính trị lập trường vững vàng, nắm vững chủ trương chính sách của Đảng

và Nhà nước thì sẽ chỉ đạo đúng hướng, đúng mục tiêu cấp học. Người hiệu trưởng có khả năng xử lý thông tin, có khả năng điều phối hoạt động sẽ hoàn thành được mục tiêu chung, tập hợp mọi người vào hoạt động chung tạo nên quyết tâm cao và phát huy được sức mạnh của tập thể đưa hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả cao. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức tốt các nội dung, PP, hình thức, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn chính xác, lựa chọn phân công hợp lý đội ngũ tham gia bồi dưỡng thì kết quả bồi dưỡng chuyên môn cho GV sẽ đạt hiệu quả cao, nâng cao chất lượng GD cấp THCS.

Số lượng và chất lượng đội ngũ GV: Trình độ chuyên môn của GV là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Đội ngũ GV phải đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, trình độ chuyên môn vững vàng, nghiệp vụ sư phạm giỏi, có lòng yêu nghề, nắm vững mục tiêu GD, chương trình, nắm vững chuyên môn trong trường THCS... sẽ là yếu tố giúp cho Hiệu trưởng QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn được tốt hơn.

Tiểu kết chƣơng 1

Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là một nhiệm vụ rất quan trọng trong trường học. Qua đó, lực lượng này sẽ triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt, để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cần tiến hành hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn đã được Bộ GD&ĐT quy định. Đặc biệt việc bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, SGK ở THCS có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên THCS. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là một trong những biện pháp quan trọng, cần thiết, góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Trong Chương 1 chúng tôi đã làm rõ những nội dung cơ bản, chủ yếu bao gồm các khái niệm, hệ thống các vấn đề cơ bản trong nội dung chương 1 là điều kiện cần thiết để Hiệu trưởng các trường THCS tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục trong giai đoạn mới.

Kết quả nghiên cứu Chương 1 này là sở để định hướng cho việc khảo sát, tiếp tục nghiên cứu thực trạng, đánh giá chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau trong giai đoạn tới.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN CHO GV Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THỚI BÌNH,

TỈNH CÀ MAU

2.1. Khái quát về quá trình khảo sát

Để có được bức tranh cụ thể, phản ánh tính phù hợp của các mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mà phòng giáo dục đã triển khai trong thực tế, đồng thời tạo cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý đối với công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, tôi đã điều tra thực trạng 145 cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở 7 trường THCS huyện Thới Bình (trong đó có 16 cán bộ quản lý là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và 129 người là tổ trưởng chuyên môn, giáo viên đang trực tiếp giảng dạy) cụ thể số liệu được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.1. Các trường THCS trong huyện Thới Bình được khảo sát

TT Trƣờng Thuộc xã, thị trấn CBQL GV

01 THCS Thị Trấn Thới Bình Thị trấn Thới Bình 3 25

02 THCS Lê Hoàng Thá Xã Tân Bằng 2 16

03 THCS Biển Bạch Xã Biển Bạch 2 15

04 THCS Khánh Thới Xã Thới Bình 2 18

05 THCS Hồ Thị Kỷ Xã Hồ Thị Kỷ 2 17

06 THCS Nguyễn Thiện Thành Xã Trí Phải 3 23

07 THCS Nguyễn Trung Xã Thới Bình 2 15

Tổng 16 129

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Quá trình khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt dộng bồi dưỡng chuyên môn và quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, làm cơ sở đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

2.1.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Thới Bình

- Khảo sát thực trạng hoạt động BDCM cho GV ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thới Bình

trên địa bàn huyện Thới Bình

2.1.3. Phương pháp khảo sát

Để khảo sát thực trạng QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV các trường

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)