7. Cấu trúc luận văn
2.5.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra – đánh giá kết quả bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
Bảng 2.17. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên TT Các nhận định SL và % Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Điểm TB Vị thứ Thường xuyên Đôi khi Không thực hiện Điểm TB Vị thứ 1
Quản lý kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là việc làm cần thiết và thường xuyên SL 78 44 23 2,38 1 79 44 22 2,39 3 % 53,8 30,3 15,9 54,5 30,3 15,2 2
Hằng năm hiệu trưởng tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng chuyên môn cho GV SL 103 42 0 2,71 2 106 39 0 2,73 1 % 71,0 29,0 0 73,1 26,9 0 3
Kết quả đánh giá bồi dưỡng chuyên môn cho GV sử dụng như thế nào? SL 66 50 29 2,26 6 66 42 37 2,20 5 % 45,5 34,5 20,0 45,5 29,0 25,5 4
Hiệu trưởng có biện pháp khen thưởng các giáo viên thực hiện tốt hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, xử lý các giáo viên không thực hiện công tác bồi dưỡng SL 73 51 21 2,36 5 72 52 21 2,35 4 % 50,3 35,2 14,5 49,7 35,8 14,5
TT Các nhận định SL và % Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Điểm TB Vị thứ Thường xuyên Đôi khi Không thực hiện Điểm TB Vị thứ 5
Quản lý kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nhằm góp phần sự phát triển đội ngũ nhà giáo
SL 79 66 0 2,54 3 82 45 18 2,44 2 % 54,5 45,5 0 56,6 31,0 12,4 6
Quản lý kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nhằm điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên sát với thực tế. SL 69 60 16 2,37 4 41 64 40 2,01 6 % 47,6 41,4 11,0 28,3 44,1 27,6
Từ bảng 2.17 cho thấy: Nhận thức của CBQL các đơn vị trong việc đánh giá thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên trung học cơ sở được thực hiện hằng năm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là rất cần thiết và được thực hiện thường xuyên. Quản lý kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nhằm góp phần sự phát triển đội ngũ nhà giáo được đa số ý kiến cho rằng là rất cần thiết và được các trường thường xuyên thực hiện tốt.
Bên cạnh đó hiệu trưởng có biện pháp khen thưởng các giáo viên thực hiện tốt hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, xử lý các giáo viên không thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn đa số ý kiến cũng cho rằng đây là việc làm rất cần thiết, tuy nhiên cách tổ chức thực hiện trong các trường chưa thật sự mạnh mẽ để từ đó kích thích được GV bồi dưỡng chuyên môn cho mình.
2.6. Đánh giá chung
2.6.1. Điểm mạnh
Qua thực trạng khảo sát về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, điều kiện và kết quả bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và công tác quản lý của hiệu trưởng trường THCS Thới Bình, tỉnh Cà Mau về các nội dung trên, chúng ta có thể rút ra những nhận định khái quát sau:
-Các trường đều thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của ngành và đúng luật Giáo dục, triển khai hoạt động dạy và học theo đúng quy chế chuyên môn.
viên của hiệu trưởng luôn bám sát mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước. Đã cụ thể hoá các văn bản hướng dẫn để chỉ đạo trong quá trình quản lý và tổ chức thực hiện phù hợp tại đơn vị mình.
-Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các đơn vị luôn bám sát nội dung, chương trình của tất cả các môn học trong nhà trường, thể hiện đúng chủ trương của Đảng đó là giáo dục học sinh phát triển toàn diện.
-Nhà trường đã có định hướng về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, coi đó là một định hướng lớn nhất trong việc thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đến năm 2020.
-Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học trong các nhà trường đã được mua sắm và nâng cấp cơ bản đầy đủ.
-Các trường thực hiện tốt khẩu hiệu "Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương -
Trách nhiệm" trong công tác chỉ đạo và quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho GV.
-Việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học được tiến hành đồng bộ với việc đổi mới nội dung, chương trình, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.
2.6.2. Điểm yếu
- Trên cơ sở chỉ đạo của phòng GD&ĐT huyện Thới Bình, Hiệu trưởng sử dụng các biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên chưa hiệu quả, thiếu đồng bộ, linh hoạt.
- Việc bố trí, phân công nhiệm vụ đội ngũ chưa phù hợp, tổ chức sắp xếp giáo viên về khả năng chuyên môn, sở trường, hoàn cảnh còn chưa hợp lý, chưa phát huy
tốt vai trò của giáo viên trong giảng dạy.
- Hoạt động quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn chưa phát huy hết vai trò của cán bộ quản lý trong nhà trường như hiệu phó, các tổ chuyên môn. Công tác kiểm tra chuyên môn như hồ sơ, giáo án còn mang tính hình thức nên hiệu quả chưa cao.
- Các nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa tập trung vào việc bồi dưỡng giáo viên mà chủ yếu là các thủ tục hành chính, nội dung sinh hoạt nghèo nàn. Việc tổ chức các chuyên để rút kinh nghiệm trong sinh hoạt chuyên môn thiếu tính hệ thống, khoa học, việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm vì thế tác dụng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ còn bị hạn chế.
- Hiệu trưởng các đơn vị trường học chỉ đạo công tác đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả chưa cao. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng chưa được phổ biến rộng rãi do thiếu thốn về thiết bị kỹ thuật và nguồn nhân lực sử dụng chúng.
nâng cao trình độ chuyên môn, bảo thủ và ngại khó trong việc tiếp thu cái mới trong hoạt động giáo dục. Còn tình trạng dạy chay, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của người học.
- Việc ứng xử sư phạm của một số giáo viên còn hạn chế, việc gặp gỡ trao đổi với phụ huynh để phát hiện những em có hoàn cảnh đặc biệt thiếu thường xuyên nên dẫn đến có trường hợp học sinh còn bỏ học.
- Do nguồn kinh phí đầu tư, quỹ đất còn hạn chế nên việc xây dựng các phòng học chức năng, phòng thí nghiệm, thư viện chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới phương pháp của các trường. Thiết bị dạy học đã được cấp phát đủ nhưng chất lượng kém là một trở ngại trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên.
- Công tác kế hoạch hóa của nhà trường còn hạn chế, mặc dù phòng GD&ĐT huyện đã có chủ trương và định hướng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nhưng công tác kế hoạch hóa chưa biểu hiện được sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý. Kế hoạch thường mang tính hình thức, chưa tính đến điều kiện và đặc điểm của nhà trường và nhu cầu nguyện vọng của mỗi cá nhân giáo viên.
2.6.3. Thời cơ
Mặc dù ngành GD huyện Thới Bình đã có rất nhiều nỗ lực trong đào tạo, bồi dưỡng GV đạt nhiều thành quả. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GV vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Đáng quan tâm là những bất cập trong QL quá trình bồi dưỡng: Mục tiêu, nội dung, PP, hình thức, ý thức, sự tích cực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn của GV THCS. Nghiên cứu này đã đưa ra nhiều nội dung, PP, hình thức, ý thức, sự tích cực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn cho GV đó chính là thời cơ rất lớn để tạo cho giáo viên có cơ hội được bồi dưởng chuyên môn để khẳn định năng lực chuyên môn cho bản thân và vững vàng hơn trước học sinh thân yêu của mình.
2.6.4. Thách thức
Bên cạnh những khó khăn, giáo viên còn đối mặt với những thách thức về sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, trong khi nguồn lực quốc gia và khả năng đầu tư cho giáo dục của Nhà nước và phần đông gia đình còn hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, đặt ra nhiệm vụ nặng nề và thách thức lớn đối với sự phát triển GD&ĐT; khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, sự phát triển không đều giữa các địa phương vẫn tiếp tục là nguyên nhân dẫn đến thiếu bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục và khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các đối tượng người học và các vùng miền.
cấp quản lý và các tầng lớp nhân dân. Vẫn còn tư duy bao cấp, sức ì trong nhận thức, tác phong quan liêu trong ứng xử với giáo dục của nhiều cấp, nhiều ngành, của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; bệnh thành tích, hư danh, chạy theo bằng cấp trong cán bộ và người dân chậm được khắc phục.
Khoảng cách phát triển về KT- XH, khoa học và công nghệ, GD&ĐT giữa nước ta và các nước tiên tiến trong khu vực, trên thế giới có xu hướng gia tăng, hội nhập quốc tế và sự phát triển của kinh tế thị trường đang làm nảy sinh nhiều nguy cơ tiềm ẩn như sự thâm nhập lối sống không lành mạnh, xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc; sự thâm nhập của các loại dịch vụ giáo dục kém chất lượng, lạm dụng dạy thêm, học thêm, chạy trường, chạy điểm...
Tiểu kết chƣơng 2
Qua kết quả khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV của các trường THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, chúng tôi nhận thấy phần lớn CBQL, GV nhận thức khá tốt nhưng còn một số ít chưa nhận thức đúng tầm quan trọng về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn. Mục tiêu, nội dung, hình thức bồi dưỡng chưa đồng bộ, thiếu sâu sát và hiệu quả thấp. Hiệu trưởng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, đánh giá hoạt động bồi dưỡng đạt kết quả khá nhưng còn hạn chế; chưa có những biện pháp thiết thực, công tác bồi dưỡng chưa thường xuyên và chưa tạo điều kiện để GV tiếp cận với chuyên môn hiện đại, thiếu sự kiểm tra đánh giá, khích lệ, động viên nên GV chưa có động cơ để cùng nhà trường tham gia tích cực việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của nhà trường. Trong đó, năng lực, phẩm chất của chủ thể QL, GV; nội dung, hình thức tổ chức HĐGDNGLL, phương tiện, điều kiện thực hiện. Thực trạng QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của nhà trường hiện nay cần có những biện pháp QL hiệu quả cao hơn.
Tóm lại để hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần thực hiện thành công cuộc đổi mới giáo dục, rất cần sự thay đổi trong nhận thức và hành động của mỗi thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Giáo viên phải tích cực phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức tốt các hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh. Mọi tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh thật sự thành công hay không là phụ thuộc vào cái tâm, cái tài và cái tầm của người giáo viên. Với những kinh nghiệm đã được đúc kết trong quá trình giảng dạy và quản lý giáo dục nhiều năm qua, chúng tôi tin rằng những giải pháp nêu trên sẽ giúp ích cho giáo viên trung học sẽ tự tin, đủ kiến thức và kĩ năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ vừa “dạy chữ”
CHƢƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN CHO GV Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN
THỚI BÌNH, TỈNH CÀ MAU