7. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Quản lý việc xác định nội dung bồi dưỡngchuyên môn cho giáo viên ở
trường trung học cơ sở
Nhằm tối ưu hóa mục tiêu bồi dưỡng, đáp ứng được nhu cầu đa dạng và cấp thiết của GV, tránh được sự chồng chéo hoặc bỏ sót cần lựa chọn nội dung bồi dưỡng căn cứ vào nhiệm vụ GV được giao; bối cảnh thực tiễn; năng lực thực hiện và hoàn cảnh của mỗi GV... Trong đó căn cứ vào năng lực thực hiện nhiệm vụ của GV so với yêu cầu nhiệm vụ là hướng căn bản để xác định nhu cầu bồi dưỡng. Lựa chọn nội dung bồi dưỡng cần đảm bảo các nguyên tắc:
- Phù hợp với mục tiêu của công tác bồi dưỡng; - Không áp đặt;
- Nội dung bồi dưỡng đa dạng nhưng nhất quán trong trường, gắn với thực tiễn địa phương;
- Nội dung cập nhật hiện đại và ổn định tương đối; - Đảm bảo tính kế thừa;
- Linh hoạt, mềm dẻo;
- Thiết thực, phù hợp và khả thi.
Dự kiến các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian) cho hoạt động bồi dưỡng: Đây là công việc chuẩn bị về lĩnh vực tổ chức nhằm định hướng được chọn ai, ở đâu để làm GV, chi phí cho mọi hoạt động bồi dưỡng sẽ ở nguồn nào, tài liệu và phương tiện vật chất khác (như hội trường. máy móc thiết bị...) được khai thác ở đâu, thời lượng để thực hiện chương trình bồi dưỡng và tổ chức vào thời gian nào trong năm học...
Dự kiến các biện pháp thực và hình thức hiện mục tiêu bồi dưỡng:
Dự kiến các biện pháp và hình thức tổ chức là việc làm cũng không kém phần quan trọng. Việc này được thực hiện khi thực hiện chương trình bồi dưỡng. Nó thể hiện việc tổ chức bồi dưỡng tập trung cả thời gian, hay tập trung từng giai đoạn, tổ chức thành lớp hay theo nhóm, ở tại huyện hay tổ chức kết hợp với tham quan thực tế... và cuối cùng là biện pháp đánh giá như thế nào (thi hay làm tiểu luận...).