7. Cấu trúc luận văn
3.2.5. Biện pháp 5: Triển khai đánh giá hiệu quả bồi dưỡngchuyên môn cho
giáo viên dựa trên sự thay đổi trong hoạt động chuyên môn của giáo viên
Để hoạt động bồi dưỡng có hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra, cần phải đổi mới và làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá. Chiến lược phát triển GD giai đoạn 2011 - 2020 đã nhấn mạnh: “Đổi mới kiểm tra và đánh giá” là khâu đột phá, là động lực để thúc đẩy
sự đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục” [3]. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả BDCM
cho giáo viên dựa trên sự thay đổi trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nhằm ngăn ngừa các sai phạm về mặt quy chế, vừa thúc đẩy các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo hướng tích cực, vừa có tác dụng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho đội ngũ. Kiểm tra, đánh giá còn nhằm động viên, khuyến khích tính tích cực, sáng tạo của GV, giúp cho công tác bồi dưỡng của họ đạt kết quả tốt hơn.
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
Hiệu trưởng xây dựng được quy định kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV; Xác định tiêu chí, tiêu chuẩn, xây dựng công cụ, sử dụng các PP, hình thức đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV hiệu quả. Qua kiểm tra, đánh giá, hiệu trưởng hiểu thực trạng, có tác động QL trong phát huy nhân tố tích cực,khắc phục, điều chỉnh hạn chế nhằm đạt được mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV.
3.2.5.2. Nội dung biện pháp
- Hiệu trưởng cần quán triệt đến các bộ phận tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn tầm quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ. Mỗi tổ, nhóm chuyên môn dưới sự điều hành, giám sát của tổ trưởng, có biện pháp cụ thể về công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cá nhân, hay kế hoạch bồi dưỡng của tổ viên.
chuyên môn cho GV, hiệu trưởng cần phải tiến hành các bước sau:
Chuẩn bị kiểm tra, đánh giá
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá: Để đánh giá được kết quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV, ban tổ chức xây dựng tiêu chí để đánh giá kết quả. Ban chỉ đạo có thể sử dụng một số tiêu chí sau: Có mục tiêu được xác định rõ ràng và cụ thể đo được; Có nội dung bồi dưỡng cụ thể, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD, đổi mới chuyên môn hiện nay; Có sự phân công, chuẩn bị chu đáo khi tổ chức; GV tham gia thấy hào hứng, nhiệt huyết với hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, GV chủ động và hứng thú khi tham gia bồi dưỡng chuyên môn; Kết quả đánh giá sẽ là một tiêu chí xếp loại thi đua giữa tổ, khối, bộ môn và từng GV.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra: Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn là một hoạt động QL thường xuyên của quá trình đổi mới QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn hiện nay nhằm giúp hiệu trưởng tìm ra những biện pháp đôn đốc giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng kiểm tra góp phần hoàn thiện, củng cố và đổi mới GD THCS.
- Xác định lực lượng kiểm tra: Ban tổ chức xây dựng lực lượng cho hoạt động bồi dưỡng PPDH như: Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm theo dõi về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn , đồng thời theo dõi đánh giá sự tham gia, chuyên cần, ý thức tham gia bồi dưỡng của từng GV. Xác định các PP kiểm tra hoạt động bồi dưỡng chuyên môn phù hợp, cụ thể như: Dự giờ một số tiết học bồi dưỡng; Dự giờ đánh giá về sử dụng chuyên môn của GV; Quan sát tính tích cực của HS khi học; Kiểm tra hồ sơ, sổ sách của GV tham gia bồi dưỡng; Trao đổi, trò chuyện cùng GV; Tự đánh giá của GV; Nghe báo cáo của GV, cán bộ phụ trách khóa bồi dưỡng.
Xác định các hình thức kiểm tra
- Kiểm tra đầu vào: kiểm tra các điều kiện, phương tiện, nguồn lực và các vấn đề khác nhằm phục vụ việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV, từ đó dự đoán những thuận lợi, bất lợi phát sinh để tìm ra cách ngăn ngừa trước khi thực hiện để đối chiếu với kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch nếu có sự sai lệch.
- Kiểm tra quá trình: Kiểm tra các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn được tiến hành khi diễn ra quá trình bồi dưỡng thông qua giám sát trực tiếp các hoạt động của cấp dưới, nhà QL có thể đánh giá kết quả công việc của họ, đồng thời điều chỉnh ngay các sai sót nếu có để đảm bảo các hoạt động đó.
- Kiểm tra phản hồi: kiểm tra thực hiện sau khi tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn . Kiểm tra thông tin phản hồi: Kiểm tra thực hiện sau khi tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV. Kiểm tra thông tin phản hồi tập trung vào những kết quả đã thực hiện, xác định những trục trặc đã phát sinh để sửa chữa
những trục trặc đó hoặc đề ra những biện pháp phòng ngừa cho việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tiếp theo.
Tiến hành kiểm tra
Dựa trên các tiêu chuẩn kiểm tra, hiệu trưởng có thể đo lường việc thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV nói chung và của từng hoạt động nói riêng. Trong quá trình đo lượng có thể phát hiện ra các sai lệch giữa kết quả thực hiện thực tế với các chỉ tiêu đã đề ra trong kế hoạch. Những sai lệch đó có thể là tích cực (kết quả tốt hơn so với kế hoạch đề ra), hoặc tiêu cực (kết quả kém hơn so với kế hoạch đề ra). Trong cả hai trường hợp, hiệu trưởng cần tìm hiểu nguyên nhân để đi đến điều chỉnh các sai lệch. Kiểm tra mức độ thực hiện các công việc trong kế hoạch để chỉ ra những việc chưa làm được, nguyên nhân; so sánh kết quả đạt được với mục đích yêu cầu của hoạt động, từ đó bổ sung kế hoạch tổ chức thực hiện. Kiểm tra, đánh giá kết quả hợp lý của các nội dung bồi dưỡng chuyên môn so với yêu cầu đổi mới giáo dục. Kiểm tra năng lực chuyên môn của GV để đi đến đánh giá về mục tiêu bồi dưỡng có đạt không, năng lực chuyên môn của GV có đáp ứng mục tiêu bài học, kiểm tra nhận thức của GV về sử dụng các PPDH hiện đại, kết hợp các PPDH hiện đại và truyền thống…
Ra quyết định điều chỉnh
Ra quyết định điều chỉnh các sai lệch có thể coi là mục đích của việc kiểm tra vì điều này đảm bảo cho việc hoàn thành được các mục tiêu và kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV. Khi phát hiện những sai lệch giữa thực tế so với kế hoạch, hiệu trưởng cần phân tích nguyên nhân có thể từ đó đề xuất các biện pháp điều chỉnh. Có thể điều chỉnh các sai lệch bằng nhiều cách, cụ thể:
- Phân công lại công việc, tổ chức lại cơ cấu QL, nhân sự, đào tạo lại, thay đổi phong cách lãnh đạo… để gia tăng hiệu quả công việc, xem xét lại kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch hoặc sửa đổi các mục tiêu.
- Dùng nhiều biện pháp kích thích, động viên nhằm phát huy thành tích, thúc đẩy hoạt động bồi dưỡng chuyên môn được phát triển. Những kích thích về vật chất như nâng lương, thưởng, tạo điều kiện thuận lợi trong chuyên môn… cho CBQL, GV tham gia tích cực, có nhiều sáng kiến trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên…
- Lắng nghe, thu thập thông tin, đặc biệt là phản hồi kết quả đánh giá. Hiệu trưởng phải nắm bắt và lắng nghe từ các lực lượng trong và ngoài nhà trường như: từ chính đội ngũ GV, HS, phụ huynh HS và các tổ chức đoàn thể có liên quan về kết quả đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn.
lệch lạc trong việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV.
Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn làkhâu cuối cùng trong chu trình QL nhằm đảm bảo chất lượng công tác QL. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, khách quan, công bằng theo hướng chú trọng tự đánh giá của tổ chuyên môn và của GV, đồng thời động viên, khen thưởng kịp thời những tổ, GV đạt thành tích cao trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng.
Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo chính xác, công bằng, dân chủ, vì sự tiến bộ, tiềm năng phát triển của GV, tập thể sư phạm; coi trọng tự kiểm tra, tự đánh giá của cá nhân và tổ chuyên môn. Không nên tập trung việc đánh giá kết quả, thành tích đạt được mà cần tập trung khích lệ GV, tập thể tích cực tham gia thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả của công việc.
Nội dung kiểm tra, đánh giá là kiểm tra việc xây dựng tiêu chí đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng chuyên môn , quy trình thực hiện và tính khả thi của kế hoạch; kiểm tra việc khai thác, sử dụng các nguồn lực, điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng GV; theo dõi, giám sát và đánh giá quá trình, tiến độ thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, tinh thần, thái độ của đối tượng tham gia, đề xuất điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết; đánh giá nhận định kết quả, đối chiếu với mục tiêu đề ra, từ đó rút kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng.
Vì vậy, ngay từ khi lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV, hiệu trưởng phải tính đến việc kiểm soát toàn bộ hoạt động trong quá trình bồi dưỡng và sau khi tổ chức bồi dưỡng, phải xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng, năng lực sử dụng các chuyên môn với các tiêu chí cụ thể, dựa trên các tiêu chí đó để đánh giá mức độ nhận thức và mức độ thực hiện của mỗi GV. Hiệu trưởng tích cực tham mưu với các cấp QL, trao đổi với cùng cấp và cấp dưới để xây dựng chính sách phù hợp cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn .
Hằng năm, hiệu trưởng cần tổ chức hội nghị tổng kết công tác bồi dưỡng GV để đánh giá những thành tích cũng như hạn chế trong công tác triển khai thực hiện kế hoạch, từ đó chỉ đạo để rút kinh nghiệm và cải tiến trong năm sau.