Những yêu cầu về chuyên môn đối với giáo viên trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 29)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Những yêu cầu về chuyên môn đối với giáo viên trung học cơ sở

Theo Điều 15 - Luật Giáo dục:

“Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, đảm bảo các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học”.

thực hiện phổ cập giáo dục THCS. Tất cả mọi hành vi, cử chỉ, lời nói, việc làm... của họ đều ảnh huởng đến sự phát triển nhân cách học sinh.

Giáo viên THCS là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong trường THCS, được đào tạo theo trình độ chuẩn qui định, có đủ các tiêu chuẩn:

- Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;

- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; - Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp;

- Lý lịch bản thân rõ ràng.

Ngoài những tiêu chuẩn trên, nhà giáo phải đạt được những tiêu chuẩn người cán bộ trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước đã được nêu trong Văn kiện Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương khoá VII, đó là:

-Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

-Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

-Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hoá, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ đổi mới đất nước đều coi trọng cả đức và tài, các tiêu chuẩn có quan hệ mật thiết với nhau, vừa là điều kiện cần vừa là điều kiện đủ của một người cán bộ đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ mới.

GV có những quyền được qui định trong Luật Giáo dục và được Nhà nước đảm bảo các chế độ, chính sách, được pháp luật bảo vệ.

Đội ngũ GV là lực lượng nòng cốt đưa mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới giáo dục.

Trong Điều lệ trường trung học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 32/2020/TT-

BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Điều 27 đã qui định

nhiệm vụ của giáo viên THCS như sau:

- Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục.

- Trau đồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

- Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục.

- Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương.

- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành Giáo dục, các quyết định của hiệu trưởng; thực hiện nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.

- Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

1.4. Hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho GV ở trƣờng trung học cơ sở

1.4.1. Mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường trung học cơ sở sở

- Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Thông qua bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên có một phương pháp, một thói quen và nhu cầu tự học, tự nghiên cứu, thực hành và vận dụng các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng , hiệu quả giáo dục.

- Cần chỉ ra hoạt động bồi dưỡng nhằm vào đối tượng nào, bồi dưỡng để người tham dự bồi dưỡng thu nhận được những kiến thức, kỹ năng và có thái độ như thế nào. Nói cụ thể hơn là sau bồi dưỡng thì đội ngũ giáo viên đạt được mức độ như thế nào so với các chuẩn của đội ngũ GV THCS.

Lựa chọn nội dung và chương trình bồi dưỡng.

Từ mục tiêu bồi dưỡng (bồi dưỡng đạt những chuẩn gì về kiến thức, kỹ năng và thái độ), xác định đối tượng bồi dưỡng (bồi dưỡng cho ai), bồi dưỡng cái gì (nội dung chương trình bồi dưỡng), bồi dưỡng như thế nào (phương pháp và hình thức bồi dưỡng), bồi dưỡng với thời lượng bao nhiêu (kế hoạch bồi dưỡng).

1.4.2. Nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường trung học cơ sở sở

trong đó bao gồm các lĩnh vực chủ yếu:

Bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị (yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành luật pháp nhà nước, quy định của ngành, thực hiện nhiệm vụ chức năng của người GVTHCS; yêu nghề, thương yêu tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh; có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có ý thức tổ chức kỷ luật, có đạo đức, lối sống lành mạnh, có tinh thần hợp tác; có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.

Bồi dưỡng để cập nhật và nâng cao kiến thức (có kiến thức khoa học cơ bản để dạy các môn học trong chương trình THCS; có kiến thức cơ bản về Tâm lý học sư phạm và trẻ em, Giáo dục học và phương pháp dạy học các bộ môn ở THCS; có hiểu biết về những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước đối với kinh tế, văn hoá, xã hội và giáo dục, có kiến thức phổ thông về những vấn đề xã hội như: môi trường, dân số, an ninh quốc phòng, an toàn giao thông, quyền trẻ em, y tế học đường, phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội; có hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương nơi trường đóng.

Bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm (kỹ năng giáo dục, dạy học, tổ chức). Cụ thể: biết lập kế hoạch bài học, tổ chức hoạt động dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của bài học; biết làm công tác chủ nhiệm lớp và tổ chức các hoạt động giáo dục như sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động của Đội Thiếu niên ; biết giao tiếp, ứng xử với học sinh, cha mẹ học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng, … biết lập hồ sơ, lưu giữ và sử dụng hồ sơ vào việc giảng dạy và giáo dục học sinh.

Thông tư 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS nêu rõ nội dung chương trình bồi dưỡng:

- Khối kiến thức bắt buộc:

Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học cấp trung học cơ sở áp dụng trong cả nước (gọi là nội dung bồi dưỡng 1): Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục trung học cơ sở, chương trình, sách giáo khoa, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục trung học cơ sở.

Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục trung học cơ sở theo từng thời kỳ của mỗi địa phương (gọi là nội dung bồi dưỡng 2): Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục trung học cơ sở của địa phương, thực hiện chương trình, sách giáo khoa, kiến thức giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án (nếu có) qui định nội

dung bồi dưỡng theo kế hoạch của các dự án. - Khối kiến thức tự chọn:

Khối kiến thức tự chọn (gọi là nội dung bồi dưỡng 3): bao gồm các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở như sau:

Nâng cao năng lực hiểu biết về đối tượng giáo dục

Nâng cao năng lực hiểu biết về môi trường giáo dục và xây dựng môi trường học tập

Nâng cao năng lực hướng dẫn, tư vấn của giáo viên

Nâng cao năng lực chăm sóc/ hỗ trợ tâm lí cho học sinh trong quá trình giáo dục Nâng cao năng lực lập kế hoạch dạy học

Tăng cường năng lực dạy học

Tăng cường năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Tăng cường năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học

Tăng cường năng lực giáo dục

Tăng cường năng lực làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp Phát triển năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục

Phát triển năng lực hoạt động chính trị - xã hội

1.4.3. Phương pháp và hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường trung học cơ sở trường trung học cơ sở

Để chuyển tải nội dung bồi dưỡng đến GV hiệu quả, phương pháp và hình tổ chức hoạt động bồi dưỡng phải phong phú, sinh động, hấp dẫn. Thông thường, ở trường THCS, GV được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa hoặc nâng chuẩn; bồi dưỡng cập nhật về nghiệp vụ sư phạm qua hoạt động giảng dạy thực tiễn tại cơ sở; bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ; bồi dưỡng chuyên đề dành cho GV; bồi dưỡng thay sách, tập huấn về đổi mới nội dung, PP, chương trình - sách giáo khoa, bồi dưỡng về đổi mới kiểm tra, đánh giá vào dịp hè và tự bồi dưỡng.

- Phương pháp bồi dưỡng cũng là những phương pháp dạy học phổ biến. Phương pháp bồi dưỡng là cách thức mà người truyền đạt nội dung để tác động đến người lĩnh hội thông tin, phải phù hợp với nội dung, có kết hợp các hình thức nghe giảng, thảo luận và thực hành. Người dạy cần dành nhiều thời gian cho việc trao đổi theo nhóm, soạn bài tập, thảo luận, sử dụng thiết bị, thiết kế kiểm tra theo hướng đổi mới.

-Phương pháp bồi dưỡng cần đảm bảo yêu cầu nghiêm túc, hấp dẫn, thiết thực và hiệu quả. Ngoài việc tổ chức nghe giảng, cần phát triển các hình thức: Xemina, đối

thoại, thực hành thao giảng, tham quan thực tế, thực hành soạn bài,…

-Quản lý, chỉ đạo học tập bồi dưỡng theo hướng thiết thực, hiệu quả. Chú trọng hơn tới hình thức học tập theo tổ, nhóm chuyên môn.

-Tổ chức quản lý tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên theo đơn vị nhà trường

-Những phương pháp bồi dưỡng sau sẽ có hiệu quả cao trong nâng trình độ chuyên môn cho GV:

Cải tiến các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn truyền thống

Đổi mới phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn này người báo cáo trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài để bồi dưỡng, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập thực hành.

Kết hợp đa dạng các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn

Việc phối hợp đa dạng các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn trong toàn bộ quá trình bồi dưỡng là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng bồi dưỡng chuyên môn. Bồi dưỡng chuyên môn toàn trường, bồi dưỡng chuyên môn theo nhóm, tự bồi dưỡng là những hình thức xã hội của bồi dưỡng chuyên môn cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng. Trong thực tiễn bồi dưỡng chuyên môn ở trường trung học hiện nay, nhiều báo cáo viên đã cải tiến bài báo cáo theo hướng kết hợp thuyết trình với hình thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hoá hoạt động của giáo viên. Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ bồi dưỡng nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà còn có phương pháp làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm nhiều thời gian, sử dụng những phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án. Mặt khác, muốn đảm bảo việc tích cực hoá cần chú ý đến mặt bên trong của phương pháp bồi dưỡng, vận dụng phương pháp bồi dưỡng giải quyết vấn đề và các phương pháp bồi dưỡng tích cực.

Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn giải quyết vấn đề

Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn theo hướng giải quyết vấn đề là quan điểm bồi dưỡng chuyên môn nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của người được bồi dưỡng, có thể áp dụng

trong nhiều hình thức bồi dưỡng chuyên môn với những mức độ tự lực khác nhau của giáo viên. Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, bồi dưỡng chuyên môn giải quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đề khoa học chuyên môn mà ít chú ý hơn đến các vấn đề gắn với thực tiễn. Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa học chuyên môn thì giáo viên vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy bên cạnh bồi dưỡng chuyên môn giải quyết vấn đề, lý luận bồi dưỡng chuyên môn còn xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống.

Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn theo tình huống

Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn theo tình huống là một phương pháp, trong đó việc bồi dưỡng chuyên môn được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình bồi dưỡng chuyên môn được tổ chức trong một môi trường bồi dưỡng tạo điều kiện cho giáo viên kiến tạo tri thức theo cá nhân. Các chủ đề bồi dưỡng chuyên môn phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn. Trong nhà trường THCS, các môn học được phân theo các môn khoa học chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp. Vì vậy sử dụng các chủ đề bồi dưỡng chuyên môn phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn, rèn luyện cho giáo viên năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn. Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa vào bồi

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)