Quản lý mục tiêu bồi dưỡngchuyên môn cho giáo viên ở trường trung

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 40 - 41)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Quản lý mục tiêu bồi dưỡngchuyên môn cho giáo viên ở trường trung

1.5.1. Quản lý mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường trung học cơ sở học cơ sở

Trước hết mỗi các bộ quản lí trường học phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường về QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn được thể hiện đầu tiên qua lập kế hoạch bồi dưỡng. Lập kế hoạch bồi dưỡng bao gồm các nội dung sau:

Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng có liên quan tới rất nhiều vấn đề: như mục tiêu bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng, PP bồi dưỡng, các điều kiện (nhân lực, vật lực, tài lực) đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng. Chính vì vậy khi lập kế hoạch hiệu trưởng cần thực hiện theo các bước sau: Xác định các căn cứ hay cơ sở để lập kế hoạch; Phân tích khái quát thực trạng công tác bồi dưỡng trên cơ sở đánh giá nhu cầu học tập bồi dưỡng và phong cách học tập bồi dưỡng của các nhóm GV; Xác định mục tiêu bồi dưỡng; Xác định các nội dung công việc (nội dung kế hoạch) và phân công thực hiện; Xác định các nguồn lực thực hiện (nhân lực, vật lực, tài lực); Xác định các biện pháp, chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của đơn vị; Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng GV.

- Khảo sát tình hình đội ngũ GV để phân loại thành các nhóm khác nhau nhằm định hướng các nội dung và hình thức bồi dưỡng cho mỗi nhóm:

Có thể tổ chức việc khảo sát và phân loại theo các cách tiếp cận sau:

+ Phân loại theo mục tiêu bồi dưỡng: Bồi dưỡng nâng cao; bồi dưỡng chuẩn hóa; bồi dưỡng hoàn chỉnh.

+ Phân loại theo đối tượng bồi dưỡng: Bồi dưỡng GV mới ra trường, bồi dưỡng GV lâu năm...

+ Phân loại theo tính chất và quy mô: Bồi dưỡng GV giỏi, bồi dưỡng GV cốt cán, bồi dưỡng GV theo phân môn (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh...), bồi dưỡng đại trà...

+ Phân loại theo kế hoạch thời gian: Bồi dưỡng dài hạn; ngắn hạn; bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ; bồi dưỡng theo chuyên đề...

- Xác định nhu cầu bồi dưỡng:

Hiệu trưởng phải nhận thức được xác định nhu cầu bồi dưỡng là một trong những điều kiện để xây dựng các chương trình bồi dưỡng, kế hoạch bồi dưỡng phù hợp và thiết thực. Điều tra, khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của GV được coi là một công việc bắt buộc của hoạt động bồi dưỡng. Hiệu trưởng thực hiện xác định nhu cầu bồi dưỡng cho GV theo quy trình: Xác định mục tiêu đối tượng điều tra, khảo sát là xác định nội

dung, lựa chọn PP, thiết kế công cụ điều tra, khảo sát, tiến hành điều tra, khảo sát và xử lý kết quả điều tra, khảo sát cuối cung tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát. Hiệu trưởng nên kết hợp khảo sát bằng PP điều tra định tính và định lượng; Kết hợp nghiên cứu các báo cáo, số liệu tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng dạy học GV hàng năm và điều tra bằng phiếu với phỏng vấn GV, tổ trưởng chuyên môn, tọa đàm, quan sát để xác định cụ thể và khách quan nhu cầu cần bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của đơn vị mình quản lí.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)