7. Cấu trúc luận văn
1.4.4. Các điều kiện phục vụ bồi dưỡngchuyên môn cho giáo viên ở trường
trung học cơ sở
Giữ vai trò chính trong bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là cán bộ quản lý và cán bộ cốt cán của đơn vị. Để đạt hiệu quả bồi dưỡng cao, GV cần có NL chuyên môn, sư phạm tốt, lòng yêu người, yêu nghề, có lý tưởng nghề nghiệp... Đặc biệt là GV cần làm chủ hệ thống kiến thức chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học về bồi dưỡng chuyên môn. GV học tập và thể hiện tốt vai trò chủ thể trong bồi dưỡng và tự bồi dưỡng hoàn thiện chuyên môn của bản thân.
Ngoài ra để phục vụ tốt cho việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại các trường THCS thì lãnh đạo quản lí nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất như: Phòng hội họp, hệ thống âm thanh ánh sáng và các điều kiện để cho giáo viên tập huấn để bồi dưỡng chuyên môn bên canh đó giáo viên tập huấn phải chuẩn bị mội điều kiện cơ sở vật chất để tập huấn bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân.
1.4.5. Kiểm tra – đánh giá kết quả bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường trung học cơ sở
Đánh giá kết quả là cách thể hiện, cách tiến hành một hành động nhằm nhận định giá trị. Mục đích cuối cùng là sắp xếp bố trí cho thành một chỉnh thể có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng chung nhất định.
Việc đánh giá gắn liền với kiểm tra kết quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS là một việc làm hết sức quan trọng. Qua kiểm tra cán bộ QL nhà trường sẽ phát hiện ra những mặt mạnh, mặt yếu để ngăn chặn, uốn nắn những sai lệch của tập thể, cá nhân khi tổ chức thực hiện bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Quá trình kiểm tra sẽ góp phần hình thành ý thức và năng lực tự kiểm tra công việc của chính bản thân mỗi cán bộ GV. Nội dung kiểm tra có thể tập trung vào nội dung bồi dưỡng, PP, hình thức bồi dưỡng, chủ thể thực hiện bồi dưỡng...
Đánh giá mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn có đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học và GD cấp THCS, nâng cao năng lực học tập cho HS.
Đánh giá nội dung, PP, hình thức bồi dưỡng có phù hợp thời gian, trình độ, nhu cầu cần bồi dưỡng của GV để lựa chọn nội dung, PP, quy trình cho phù hợp với đối tượng bồi dưỡng.
1.5. Quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên ở trƣờng trung học cơ sở
1.5.1. Quản lý mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường trung học cơ sở học cơ sở
Trước hết mỗi các bộ quản lí trường học phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường về QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn được thể hiện đầu tiên qua lập kế hoạch bồi dưỡng. Lập kế hoạch bồi dưỡng bao gồm các nội dung sau:
Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng có liên quan tới rất nhiều vấn đề: như mục tiêu bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng, PP bồi dưỡng, các điều kiện (nhân lực, vật lực, tài lực) đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng. Chính vì vậy khi lập kế hoạch hiệu trưởng cần thực hiện theo các bước sau: Xác định các căn cứ hay cơ sở để lập kế hoạch; Phân tích khái quát thực trạng công tác bồi dưỡng trên cơ sở đánh giá nhu cầu học tập bồi dưỡng và phong cách học tập bồi dưỡng của các nhóm GV; Xác định mục tiêu bồi dưỡng; Xác định các nội dung công việc (nội dung kế hoạch) và phân công thực hiện; Xác định các nguồn lực thực hiện (nhân lực, vật lực, tài lực); Xác định các biện pháp, chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của đơn vị; Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng GV.
- Khảo sát tình hình đội ngũ GV để phân loại thành các nhóm khác nhau nhằm định hướng các nội dung và hình thức bồi dưỡng cho mỗi nhóm:
Có thể tổ chức việc khảo sát và phân loại theo các cách tiếp cận sau:
+ Phân loại theo mục tiêu bồi dưỡng: Bồi dưỡng nâng cao; bồi dưỡng chuẩn hóa; bồi dưỡng hoàn chỉnh.
+ Phân loại theo đối tượng bồi dưỡng: Bồi dưỡng GV mới ra trường, bồi dưỡng GV lâu năm...
+ Phân loại theo tính chất và quy mô: Bồi dưỡng GV giỏi, bồi dưỡng GV cốt cán, bồi dưỡng GV theo phân môn (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh...), bồi dưỡng đại trà...
+ Phân loại theo kế hoạch thời gian: Bồi dưỡng dài hạn; ngắn hạn; bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ; bồi dưỡng theo chuyên đề...
- Xác định nhu cầu bồi dưỡng:
Hiệu trưởng phải nhận thức được xác định nhu cầu bồi dưỡng là một trong những điều kiện để xây dựng các chương trình bồi dưỡng, kế hoạch bồi dưỡng phù hợp và thiết thực. Điều tra, khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của GV được coi là một công việc bắt buộc của hoạt động bồi dưỡng. Hiệu trưởng thực hiện xác định nhu cầu bồi dưỡng cho GV theo quy trình: Xác định mục tiêu đối tượng điều tra, khảo sát là xác định nội
dung, lựa chọn PP, thiết kế công cụ điều tra, khảo sát, tiến hành điều tra, khảo sát và xử lý kết quả điều tra, khảo sát cuối cung tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát. Hiệu trưởng nên kết hợp khảo sát bằng PP điều tra định tính và định lượng; Kết hợp nghiên cứu các báo cáo, số liệu tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng dạy học GV hàng năm và điều tra bằng phiếu với phỏng vấn GV, tổ trưởng chuyên môn, tọa đàm, quan sát để xác định cụ thể và khách quan nhu cầu cần bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của đơn vị mình quản lí.
1.5.2. Quản lý việc xác định nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường trung học cơ sở trường trung học cơ sở
Nhằm tối ưu hóa mục tiêu bồi dưỡng, đáp ứng được nhu cầu đa dạng và cấp thiết của GV, tránh được sự chồng chéo hoặc bỏ sót cần lựa chọn nội dung bồi dưỡng căn cứ vào nhiệm vụ GV được giao; bối cảnh thực tiễn; năng lực thực hiện và hoàn cảnh của mỗi GV... Trong đó căn cứ vào năng lực thực hiện nhiệm vụ của GV so với yêu cầu nhiệm vụ là hướng căn bản để xác định nhu cầu bồi dưỡng. Lựa chọn nội dung bồi dưỡng cần đảm bảo các nguyên tắc:
- Phù hợp với mục tiêu của công tác bồi dưỡng; - Không áp đặt;
- Nội dung bồi dưỡng đa dạng nhưng nhất quán trong trường, gắn với thực tiễn địa phương;
- Nội dung cập nhật hiện đại và ổn định tương đối; - Đảm bảo tính kế thừa;
- Linh hoạt, mềm dẻo;
- Thiết thực, phù hợp và khả thi.
Dự kiến các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian) cho hoạt động bồi dưỡng: Đây là công việc chuẩn bị về lĩnh vực tổ chức nhằm định hướng được chọn ai, ở đâu để làm GV, chi phí cho mọi hoạt động bồi dưỡng sẽ ở nguồn nào, tài liệu và phương tiện vật chất khác (như hội trường. máy móc thiết bị...) được khai thác ở đâu, thời lượng để thực hiện chương trình bồi dưỡng và tổ chức vào thời gian nào trong năm học...
Dự kiến các biện pháp thực và hình thức hiện mục tiêu bồi dưỡng:
Dự kiến các biện pháp và hình thức tổ chức là việc làm cũng không kém phần quan trọng. Việc này được thực hiện khi thực hiện chương trình bồi dưỡng. Nó thể hiện việc tổ chức bồi dưỡng tập trung cả thời gian, hay tập trung từng giai đoạn, tổ chức thành lớp hay theo nhóm, ở tại huyện hay tổ chức kết hợp với tham quan thực tế... và cuối cùng là biện pháp đánh giá như thế nào (thi hay làm tiểu luận...).
1.5.3. Quản lý phương pháp và hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường trung học cơ sở viên ở trường trung học cơ sở
Quản lý phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là cách thức mà người quản lý sử dụng hệ thống những cách làm để giáo viên bồi dưỡng chuyên môn có hiệu quả.
CBQL các nhà trường cần định hướng để giáo viên sử dụng các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn, gồm:
* Sử dụng các phương pháp truyền thống và phương pháp mới. * Phối hợp các phương pháp tích cực.
* Tập trung sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề và phương pháp chuyên gia.
* Sử dụng các phương pháp như kèm cặp, mô hình hóa và giải quyết tình huống.
Việc xác định phương pháp cần được lập luận trên cơ sở mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình bồi dưỡng, đặc biệt là mối quan hệ mục đích - nội dung - phương pháp. Khi xác định phương pháp cần nắm được bình diện vĩ mô: xác định các quan điểm, hình thức bồi dưỡng, từ đó xác định sự phối hợp các phương pháp một cách phù hợp.
Quản lý đổi mới phương pháp trong bồi dưỡng chuyên môn không có nghĩa là yêu cầu giáo viên phải thay thế các phương pháp bồi dưỡng truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Mỗi phương pháp bồi dưỡng có ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng cho nên phải kết hợp nhiều PPDH. Việc kết hợp đa dạng các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
Sử dụng các đa dạng các hình thức bồi dưỡng: Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV có thể được thực hiện theo các hình thức gồm:
Một là, bồi dưỡng bằng tự học của GV kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường.
Hai là, bồi dưỡng tập trung theo lớp - bài để hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung khó, mới đối với GV; Để thực hiện hình thức này, Lãnh đạo nhà trường phải lựa chọn được báo cáo viên phù hợp. Tạo điều kiện cho GV có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng.
Ba là, khai thác triêt để ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng chuyên môn cho GV, đặc biệt sử dụng mô hình “trường học kết nối”, tạo các diễn đàn học tập
để giúp GV trao đổi, học hỏi phát triển chuyên môn.
Bốn là, phân công GV cốt cán kèm cặp giúp đỡ GV trong quá trình công tác; Năm là, tổ chức cho GV tham quan, thực tế học hỏi từ các trường bạn.
Phân công công việc cụ thể cho nhóm và cá nhân, có sự phối hợp ràng buộc giữa các bộ phận trong nhà trường trong việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại đơn vị.
1.5.4. Quản lý các điều kiện phục vụ bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên ở trƣờng trung học cơ sở
1.5.4.1. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động xây dựng
Cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động xây dựng phải đáp ứng:
-Chuẩn bị nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng (tiền soạn thảo chương trình, giáo trình, tiền phụ cấp giảng cho GV, tiền văn phòng phẩm, tiền thuê các thiết bị...) và các khoản chi phí khác để phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng;
-Đảm bảo các phòng học có quy mô và tiện nghi phù hợp với số lượng học viên và các phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập;
-Có các phòng thí nghiệm hoặc các băng đĩa hình để giới thiệu về các thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
1.5.4.2. Điều kiện về giáo viên cốt cán
- Nhà trường cần xây xây dựng phải có ít nhất 30% giáo viên cốt cán trong biên chế hoặc có hợp đồng không xác định thời hạn trên tổng số giáo viên tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;
- Tiêu chuẩn: Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với nội dung tham gia giảng dạy; giáo viên tham gia giảng dạy phải có kinh nghiệm thực tế từ 7 (bảy) năm trở lên hoạt động trong các bộ môn hoặc lĩnh vực mình phụ trách;
- Giáo viên có bản kê khai về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động nghề nghiệp và có chứng nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên.
1.5.4.3. Tài liệu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
- Tài liệu bồi dưỡng phải được in, đóng thành quyển kèm theo bộ hoặc gửi cho giáo viên trước khi tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;
- Nội dung tài liệu bồ dưỡng phù hợp với chương trình khung theo quy định của Bộ Giáo dục.
1.5.5. Quản lý công tác kiểm tra – đánh giá kết quả bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường trung học cơ sở cho giáo viên ở trường trung học cơ sở
QL. Kiểm tra trong QL là một nỗ lực có hệ thống nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích. Nhờ có kiểm tra mà người hiệu trưởng có được thông tin để đánh giá thành tựu công việc, uốn nắn, điều chỉnh hoạt động một cách đáng hướng nhằm đạt mục tiêu.
Việc đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV cũng nhằm phát hiện những lỗ hổng, sự bất hợp lý, thiếu thực tế của quá trình đào tạo, bồi dưỡng để từ đó nâng cao chất lượng bồi dưỡng hoặc cung cấp những nội dung bồi dưỡng cho người học mang tính thiết thực và hiệu quả cao.
Đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng là việc xây dựng được các tiêu chí đánh giá không chỉ tập trung vào đánh giá kết quả người học, mà phải có các tiêu chí đánh giá tổng thể cả mặt hoạt động trong hoạt động bồi dưỡng như: kế hoạch đã hợp lý và khả thi tới mức độ nào, tổ chức có gì tốt và có gì còn khiếm khuyết, nội dung chương trình có đáp ứng nhu cầu bổ sung kiến thức và kỹ năng của người học đến đâu, PP, hình thức, thời gian và địa điểm đã phù hợp với điều kiện của cơ quan tổ chức bồi dương và phù hợp với hoàn cảnh người học với đối tượng bồi dưỡng.
Bên cạnh đó, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải kiểm tra, đánh giá được kết quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn được thực hiện bằng phương thức đa dạng: Thông qua tổ chuyên môn kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV; Đánh giá qua dự giờ; đánh giá qua bản thu hoạch của GV; qua tổ chức cho GV làm bài kiểm tra...Yêu cầu trong đánh giá kết quả bồi dưỡng: Đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy; tính toàn diện; đánh giá phải đảm bảo tính hệ thống, công bằng, công khai và minh bạch. Để việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV đạt hiệu quả, lãnh đạo nhà trường cần giúp mỗi GV thực hiện bồi dưỡng một cách tự giác, tích cực trên cơ sở nâng cao nhận thức cho GV về sự cần thiết phải bồi dưỡng. Hiệu trưởng phải nắm được những vấn đề trọng tâm trong đổi mới chuyên môn, đổi mới chương trình, đổi mới chuyên môn theo định hướng đổi mởi để định hướng cho GV trong bồi dưỡng tăng cường năng lực thực hiện nhiệm vụ.
1.6. Những yếu tố ảnh hƣởng đến Quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho GV ở trƣờng trung học cơ sở
1.6.1. Những yếu tố khách quan
1.6.1.1. Cơ chế quản lý
Đảng và Nhà nước đã đưa ra các nghị quyết, chỉ thị, thông tư, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo... có liên quan tới quá trình hoạt động GD và hoạt động dạy học. Trong đó Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, vì vậy QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS được hỗ trợ từ các cấp QL giúp cho quá trình QL đi theo định hướng, theo kế hoạch.
1.6.1.2. Cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị dạy học
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thuộc hệ thống phương tiện của quá trình dạy học, là cơ sở thực hiện các mục tiêu dạy học. Đối với hoạt động bồi dưỡng chuyên