Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 99 - 129)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm

3.3.2.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết các biện pháp đề xuất

TT Các biện pháp Mức độ cấp thiết Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về ý nghĩa, tầm quan trọng của HĐBDCM đối với giáo viên.

124 85,5 21 14,5 0 0

2

Tổ chức đánh giá thường xuyên năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên xuất phát từ yêu cầu của thực tiển giáo dục tại địa phương.

125 86,2 20 13,8 0 0

3 Thiết kế và triển khai xây dựng chương trình BDCM

cho giáo viên dựa theo thực tiển của nhà trường. 135 93,1 10 6,9 0 0 4 Đa dạng hóa các hình thức BDCM cho giáo viên

dựa theo thực tiển của nhà trường. 136 93,8 9 6,2 0 0 5 Triển khai đánh giá hiệu quả BDCM cho giáo 120 82,8 25 17,2 0 0

TT Các biện pháp Mức độ cấp thiết Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết SL % SL % SL %

viên dựa trên sự thay đổi trong hoạt động chuyên môn của giáo viên.

6 Tăng cường quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn. 140 96,6 5 3,4 0 0 7 Đảm bảo các nguồn lực cần thiết cho công tác

BDCM cho giáo viên. 134 92,4 11 7,6 0 0

8 Đẩy mạnh hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn

trong giáo viên. 138 95,2 7 4,8 0 0

Từ kết quả bảng 3.2 cho thấy, các biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở độ cấp thiết cao, tỷ lệ dao động của các biện pháp đều đạt từ 85,5% trở lên. Tỷ lệ này cho thấy, những người được hỏi ý kiến đều cho rằng các biện pháp mà chúng tôi đưa ra là rất cấp thiết để áp dụng vào việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp: “Đa dạng hóa các hình thức BDCM cho giáo viên dựa theo thực tiển của nhà trường” “Tăng cường quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn” “Đẩy mạnh hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn trong giáo viên” các ý kiến cho rằng là rất cấp thiết có biện pháp chiếm 96,6% ý kiến được hỏi. Với kết quả này, chứng tỏ việc quản lý bằng phương “Triển khai đánh giá hiệu quả BDCM cho giáo viên dựa trên sự thay đổi trong hoạt động chuyên môn của giáo viên” là khó khăn. Tuy nhiên không có công tác này thì công tác bồi dưỡng kém hiệu quả nên vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng là rất cấp thiết.

3.3.2.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất: lập bảng số liệu, mô tả kết quả, phân tích kết quả và đưa ra bình luận khẳng định tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi các biện pháp đề xuất

TT Các biện pháp Mức độ khả thi Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về ý nghĩa, tầm quan trọng của HĐBDCM đối với giáo viên.

TT Các biện pháp Mức độ khả thi Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % 2

Tổ chức đánh giá thường xuyên năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên xuất phát từ yêu cầu của thực tiển giáo dục tại địa phương.

128 88,3 15 10,3 2 1,4

3

Thiết kế và triển khai xây dựng chương trình BDCM cho giáo viên dựa theo thực tiển của nhà trường.

108 74,5 33 22,8 4 2,7

4 Đa dạng hóa các hình thức BDCM cho giáo

viên dựa theo thực tiển của nhà trường. 135 93,1 10 6,9 0 0 5

Triển khai đánh giá hiệu quả BDCM cho giáo viên dựa trên sự thay đổi trong hoạt động chuyên môn của giáo viên.

105 72,4 30 20,7 10 6,9

6 Tăng cường quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn. 140 96,6 5 3,4 0 0 7 Đảm bảo các nguồn lực cần thiết cho công tác

BDCM cho giáo viên. 120 82,8 20 13,8 5 3,4 8 Đẩy mạnh hoạt động tự bồi dưỡng chuyên

môn trong giáo viên. 137 94,5 8 5,5 0 0 Qua bảng 3.3 cho thấy, các biện pháp đề xuất đều được đánh giá có tính khả thi cao. Tỷ lệ giao động từ 72.4% trở lên đều cho rằng thực hiện được trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Biện pháp " Triển khai đánh giá hiệu quả BDCM cho giáo viên dựa trên sự thay đổi trong hoạt động chuyên môn của giáo viên." chỉ đạt 72,4%. Điều này có thể do thực tế ở các trường chưa triển khai tốt việc đánh giá hiệu quả BDCM cho giáo viên dựa trên sự thay đổi trong hoạt động chuyên môn trong quá trình bồi dưỡng và sau khi bồi dưỡng.

Các biện pháp: “Đa dạng hóa các hình thức BDCM cho giáo viên dựa theo thực tiển của nhà trường” “Tăng cường quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn” “Đẩy mạnh hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn trong giáo viên” được đánh giá có tính khả thi cao (chiếm từ 93,1% đến 96,6%). Đây là những biện pháp mà các nhà quản lý có thể thực thi không cần nhiều điều kiện về thời gian và vật chất. Những biện pháp này cũng không phải là quá khó để thực hiện.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3 này chúng tôi đã đề cập đến bảy biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường THCS huyện Thới bình trong giai đoạn hiện nay với 08 biện pháp đó là:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về ý nghĩa, tầm quan trọng của HĐBDCM đối với giáo viên.

Biện pháp 2: Tổ chức đánh giá thường xuyên năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên xuất phát từ yêu cầu của thực tiển giáo dục tại địa phương.

Biện pháp 3: Thiết kế và triển khai xây dựng chương trình BDCM cho giáo viên dựa theo thực tiển của nhà trường.

Biện pháp 4: Đa dạng hóa các hình thức BDCM cho giáo viên dựa theo thực tiển của nhà trường.

Biện pháp 5: Triển khai đánh giá hiệu quả BDCM cho giáo viên dựa trên sự thay đổi trong hoạt động chuyên môn của giáo viên.

Biện pháp 6: Tăng cường quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn

Biện pháp 7: Đảm bảo các nguồn lực cần thiết cho công tác BDCM cho giáo viên.

Biện pháp 8: Đẩy mạnh hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn trong giáo viên. Theo ý kiến đánh giá của một số cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán thì những biện pháp này là cần thiết và có tính khả thi.

Việc đề xuất các biện pháp luôn dựa trên các nguyên tắc định hướng đảm bảo các yêu cầu về giáo dục; kết hợp lý luận với thực tiễn. Qua trao đổi với CBQLGD, cán bộ trong diện quy hoạch dự nguồn và giáo viên cốt cán các trường THCS huyện, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến đồng tình về tính cấp thiết và khả thi của 08 biện pháp cũng như mục đích và nội dung của từng biện pháp.

Như vậy mỗi biện pháp đều có mục đích, ý nghĩa riêng, nhưng cùng chung một mục tiêu: phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau thông qua việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thới Bình.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

1.1. Về lý luận

QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV tại các trường THCS là quá trình nhà QL thực hiện chức năng QL tác động đến đối tượng QL nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng mục tiêu yêu cầu nghề nghiệp. Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn bao gồm chủ thể bồi dưỡng, mục tiêu, nội dung, phương pháp, đánh giá kết quả bồi dưỡng. Hiệu trưởng có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Để QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, hiệu trưởng cần kế hoạch hóa việc thực hiện, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ, hiệu trưởng cần có năng lực chuyên môn, sư phạm, QL, những phẩm chất nhân cách tốt, tâm huyết với GD. QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn bị chi phối nhiều yếu tố như cơ chế QL, nhà QL và đội ngũ GV, cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị dạy học, môi trường GD, công nghệ thông tin và truyền thông.

1.2. Về thực tiễn

Qua kết quả khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV tại các trường THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, phần lớn CBQL, GV nhận thức khá tốt nhưng còn một số ít chưa nhận thức đúng tầm quan trọng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng chưa đồng bộ, thiếu sâu sát và hiệu quả thấp. Hiệu trưởng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, đánh giá hoạt động bồi dưỡng đạt kết quả khá nhưng còn hạn chế; chưa có những biện pháp thiết thực, công tác bồi dưỡng chưa thường xuyên và chưa tạo điều kiện để GV tiếp cận với PPDH hiện đại, thiếu sự kiểm tra đánh giá, khích lệ, động viên nên GV chưa có động cơ để cùng nhà trường tham gia tích cực việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Trong đó, năng lực, phẩm chất của chủ thể QL, GV; nội dung, hình thức tổ chức bồi dưỡng, phương tiện, điều kiện thực hiện.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV các trường THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, đề tài đề ra một số biện pháp QL: Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về ý nghĩa, tầm quan trọng của HĐBDCM đối với giáo viên; Tổ chức đánh giá thường xuyên năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên xuất phát từ yêu cầu của thực tiển giáo dục tại địa phương; Thiết kế và triển khai xây dựng chương trình BDCM cho giáo viên dựa theo thực tiển của nhà trường; Đa dạng hóa các hình thức BDCM cho giáo viên dựa theo thực tiển của

nhà trường; Triển khai đánh giá hiệu quả BDCM cho giáo viên dựa trên sự thay đổi trong hoạt động chuyên môn của giáo viên; Tăng cường quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn; Đảm bảo các nguồn lực cần thiết cho công tác BDCM cho giáo viên; Đẩy mạnh hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn trong giáo viên. Các biện pháp đã xác định các quan điểm tư tưởng đổi mới GD làm định hướng, xác định mục tiêu và biện pháp thực hiện của từng biện pháp. Các biện pháp được tiến hành khảo nghiệm đều cần thiết và khả thi trong nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV.

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với Sở giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau cần:

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ QL cho các tổ trưởng chuyên môn cho giáo viên nhất la trong tình hình mới hiện nay; tổ chức, đánh giá xếp loại GV sau đợt học tập; tạo điều kiện cho CBQL, GV thực hiện những đề tài khoa học về hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS.

Cần hoàn thiện các hướng dẫn triển khai hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV hiện có, đồng thời tiếp tục chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo và các lãnh đạo các trường thực hiện. Tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh có các chính sách động viên, khuyến khích đội ngũ GV trước, trong và sau khi tham gia các khóa bồi dưỡng nói chung và bồi dưỡng chuyên môn nói riêng.

2.2. Đối với UBND huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

UBND huyện Thới Bình cần:

Có chính sách hỗ trợ tài chính cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV. Chỉ đạo Phòng GD&ĐT huyện huyện Thới Bình xem xét lựa chọn các nội dung, hình thức và PP bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV các trường THCS để có các đề xuất cải tiến nội dung cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của địa phương.

2.3. Đối với Phòng GD&ĐT huyện huyện Thới Bình

Phòng Giáo dục và Đào tạo Thới Bình cần:

Thực hiện việc tham mưu cho UBND cấp huyện để chỉ đạo các UBND các xã, phường, thị trấn có chính sách hỗ trợ tài chính hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV.

Xem xét các nội dung, hình thức và PP bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV các trường THCS để có các đề xuất cải tiến nội dung cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của địa phương.

2.4. Đối với các trƣờng trung học cơ sở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Lập kế hoạch bồi dưỡng GV về biện pháp tích cực công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại trường.

Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, kinh phí cần thiết cho việc tổ chức đổi mới PP tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn .

Hiệu trưởng các trường THCS cần tăng cường công tác kế hoạch hóa, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá vể hoạt động bồi dưỡng chuyên môn; đưa kết quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn vào tiêu chí đánh giá, thi đua, khen thưởng đối với GV; đồng thời, có kế hoạch khen thưởng, xử lý kịp thời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 40/2011/TT-BGDĐT ngày 16 tháng

9 năm 2011 về việc Ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung học phổ thông.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020.

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm

non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp và các trường, khoa sư phạm trong năm học 2015 - 2016.

[5] Bùi Hiền (1999), Phương pháp hiện đại dạy - học ngoại ngữ, NXB Đại Học

Quốc Gia, Hà Nội.

[6] Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[7] Chu Mạnh Nguyên (2005), Giáo trình Bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở, NXB Hà Nội, Hà Nội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(2010), Luật Giáo dục, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

[8] Chủ tịch Hồ Chí Minh (1968 ), Thư gửi các cán bộ, các thầy giáo, cô giáo, công

nhân viên, HS, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới ngày 16 tháng 10 năm 1968.

[9] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.

[10] Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị số 40 CT/TW ngày 15/6/2004 về việc

xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

[11] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế.

[12] Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý một số vấn đề lý luận và

thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội.

[13] Huỳnh Công Minh (2005), Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp theo

[14] Huỳnh Thanh Đúng (2015), Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên của Hiệu trưởng trường THPT huyện U Minh, tỉnh Cà Mau,

Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục.

[15] Lê Thành Hiếu (2006), Những biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm đổi mới

phương pháp dạy học ở các trường THPT quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục.

[16] Mỹ J. Dewey (1859 - 1952), tư tưởng dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” [17] Ngô Hoàng Gia (2007), Những biện pháp quản lý đổi mới hoạt động dạy học của

hiệu trưởng các trường THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, Luận văn

Thạc sĩ Quản lý giáo dục.

[18] Nguyễn Bá Kim (1998), Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, NXB Giáo dục.

[19] Nguyễn Hải Châu (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học

phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[20] Nguyễn Kỳ (1966), Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm,

Trường CBQLGD Hà Nội.

[21] Nguyễn Lộc (2010), Lý luận về quản lý, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[22] Nguyễn Ngọc Quang (1997), Những khái niệm cơ bản về lý luận Quản lý Giáo

dục, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TWI.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 99 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)