7. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên
a) Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu định trước. Quản lý là một hoạt động có tính chất phổ biến, mọi nơi, mọi lúc, trong mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và liên quan đến mọi người. Đó là một hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác làm mọi công việc để đạt được mục tiêu.
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng tối đa các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra [13].
Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Trong nhà trường đó là tác động của người quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng khác nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu giáo dục.
Quản lý giáo dục cũng đã được các nhà lý luận và quản lý thực tiễn đưa ra một số định nghĩa dưới các góc độ khác nhau:
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường hay nói rộng ra là quản lý giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này sang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định” [21].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [31; tr 31].
b) Quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp là chuẩn hóa tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp người GV THCS vào qui trình hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ GV THCS gồm: 1/Xác định nhu cầu và mục đích bồi dưỡng; 2/Chương trình, tài liệu bồi dưỡng ; 3/Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng; 4/ Tổ chức và lựa chọn phương pháp bồi dưỡng; 5/ Lựa chọn giảng viên, chuyên gia tham gia bồi dưỡng/huấn luyện; 6/ Đánh giá chất lượng bồi dưỡng…đều dựa trên chuẩn nghề nghiệp với mục tiêu: Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ: Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
c) Chủ thể quản lý bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THCS họ là ai? Quản lý bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV trong các trường THCS được xem như “chức năng quản trị nhân sự” của các cấp quản lý trực tiếp: Trưởng Phòng GDĐT, Hiệu trưởng các trường THCS để giúp họ đáp ứng ngay với vị trí nhiệm vụ hiện tại, vừa là quá trình làm tăng thêm nhân tố năng lực của mỗi GV và toàn thể đội
ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT.
Chủ thể “quản lý bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV THCS” trong đề tài này được hiểu là Hiệu trưởng/Phó hiệu trưởng và các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn trường THCS qui định tại Điều 16 và 19, Điều lệ trường phổ thông.
Như vậy, QL hoạt động BDCM trong một nhà trường là quá trình tác động, điều khiển, phối hợp từ Hiệu trưởng đến đội ngũ cán bộ, GV trong nhà trường thông qua các biện pháp, nhằm giúp GV nâng cao trình độ CM, cập nhật các kiến thức và kỹ năng cơ bản cần thiết cho việc dạy học, GD.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi xác định các nội dung QL hoạt động BDCM cho GV:
- Theo chức năng quản lý: Lập kế hoạch hoạt động BDCM; tổ chức thực hiện kế
hoạch; chỉ đạo thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
Đội ngũ (người đi BD, người được BD), chương trình BD, CSVC, tài liệu, tài chính,.. phục vụ BD, QL quá trình BD, QL việc kiểm tra, đánh giá kết quả BD.
- Theo các thành tố của hoạt động BD: QL việc thực hiện mục tiêu BD, QL việc
thực hiện chương trình, kế hoạch BD, QL việc sử dung phương pháp và hình thức BD, QL việc kiểm tra, đánh giá BD.
Trong phạm vi nghiên cứu này quan niệm QL hoạt động BDCM là quá trình tác động có chủ định trong quan điểm hệ thống, là sự phối hợp, điều khiển các thành tố tham gia vào quá trình BDCM GV nhằm hình thành năng lực dạy học, GD cho ĐNGV
THCS. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học trong toàn huyện được nâng lên, đáp ứng
yêu cầu phát triển năng lực học sinh và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Ban giám hiệu các trường THCS, đứng đầu là Hiệu trưởng thực hiện chỉ đạo và chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng ĐNGV, chất lượng GD toàn diện của ngành GD THCS trong toàn huyện. Chính vì vậy, một trong các yếu tố, điều kiện tiên quyết có tính quyết định đến chất lượng GD là Hiệu trưởng phải làm tốt công tác BD, phát triển ĐNGV.