Hình thức và phương pháp bồi dưỡng chuyên môn GV trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường thcs huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau 1 (Trang 35 - 37)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.4. Hình thức và phương pháp bồi dưỡng chuyên môn GV trung học cơ sở

Chương trình tổng thể GDPT, ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT thể hiện rõ vai trò mới của người GV THCS sẽ có những thay đổi lớn “chuyển từ giáo dục nội dung” sang “giáo dục phát triển năng lực cho học sinh”.

Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó.

Chương trình giáo dục phổ thông mới làm thay đổi vai trò, nhiệm vụ của giáo viên THCS, đó là ngày nay người giáo viên THCS không chỉ làm nhiệm vụ truyền thụ kiến thức đơn thuần mà còn thực hiện chức năng tổ chức và điều kiển các hoạt động giáo dục và dạy học để hướng tới mục tiêu hình thành nhân cách cho học sinh đáp ứng yêu cầu xã hội. Do vậy, vai trò mới của người giáo viên sẽ có sự thay đổi theo các hướng sau đây:

1) Đảm nhận nhiều chức năng khác hơn so với trước, có trách nhiệm nặng hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục;

2) Chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học của học sinh, sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong xã hội;

3) Coi trọng hơn việc cá biệt hóa học tập, thay đổi tính chất trong quan hệ thầy trò;

4) Yêu cầu sử dụng rộng rãi hơn những phương tiện dạy học hiện đại do đó có yêu cầu trang bị thêm các kiến thức, kĩ năng cần thiết;

5) Yêu cầu hợp tác rộng rãi và chặt chẽ hơn với các giáo viên cùng trường, thay đổi cấu trúc trong mối quan hệ giữa các giáo viên với nhau;

6) Yêu cầu thắt chặt hơn mối quan hệ với cha mẹ học sinh và cộng đồng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống;

7) Yêu cầu giáo viên tham gia hoạt động rộng rãi trong và ngoài các trường; 8) Giảm bớt và thay đổi kiểu uy tín truyền thống trong quan hệ với học sinh nhất là đối với học sinh lớn và với cha mẹ học sinh.

Các yêu cầu trong lĩnh vực nghề nghiệp của người giáo viên:

Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam đã xác định: “GV chính là lực lượng xung kích trên mặt trận đổi mới, là người đi đầu quyết định tới chất lượng giáo dục” [1]. Không giải quyết được khâu GV, mọi chương trình giáo dục đều thất bại. Chính vì thế, công tác bồi dưỡng đội ngũ GV là hết sức quan trọng và cấp bách.

- Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì: Là một loại hình học tập thường xuyên, liên tục để cập nhật kiến thức và phương pháp giáo dục cho GV một cách thường

xuyên. Chương trình này mang ý nghĩa chiến lược trong việc xây dựng đội ngũ GV ngày càng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên trau dồi về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

- Bồi dưỡng thông qua các lớp dài hạn; ngắn hạn.

- Bồi dưỡng chuẩn hóa: là bồi dưỡng cho GV có trình độ chuyên môn chưa đạt chuẩn để đạt chuẩn theo quy định. Theo điều 67 Luật Giáo dục quy định: có bằng tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm đối với giáo viên THCS.

- Bồi dưỡng trên chuẩn: Là bồi dưỡng cho GV có trình độ chuyên môn đã đạt chuẩn để đạt trên chuẩn như: giáo viên THCS có trình độ Đại học trở lên.

- Bồi dưỡng GV dạy chương trình thay sách: là loại hình bồi dưỡng cho GV về mục tiêu, nội dung, phương pháp và cách kiểm tra đánh giá kết quả để họ thực hiện theo chương trình SGK mới.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ tay nghề sư phạm: là một loại hình BDTX cho GV về tổ chức các hoạt động GD, đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện quy chế chuyên môn, phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua các hình thức:

+ Tự học tập, nghiên cứu các tài liệu, sách hướng dẫn, SGK. + Tổ chức giảng dạy, trao đổi chuyên môn các tiết khó, bài khó. + Tự dự giờ thăm lớp học tập kinh nghiệm đồng nghiệp.

+ Tổ chức sinh hoạt chuyên môn.

+ Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm, đề tài khoa học sư phạm. + Hội thảo chuyên đề khoa học sư phạm.

+ Tự học, tự nghiên cứu tài liệu là hình thức bồi dưỡng chính và kết hợp với các hình thức khác trên cơ sở tài liệu và sự hỗ trợ của hướng dẫn viên, các cá nhân, nhóm đồng nghiệp.

- Bồi dưỡng theo hình thức đón đầu.

- Bồi dưỡng từ xa qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức bổ trợ như băng, đĩa … có tính khả thi và đạt được mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường thcs huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau 1 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)