7. Cấu trúc của luận văn
3.2.5. Xây dựng và thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho đội ngũ giáo
rõ tầm quan trọng của chuyên môn, đồng thời bổ sung kiến thức, kỹ năng giảng dạy cho GV tham dự.
Tăng cường tự bồi dưỡng của đội ngũ GV thông qua tự nghiên cứu nội dung bồi dưỡng chuyên môn, việc này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với công tác bồi dưỡng chuyên môn. Cần tạo các phong trào cho việc tự bồi dưỡng, bồi dưỡng liên tục theo nhu cầu cần thiết của giáo dục, khuyến khích tinh thần tự giác, nhiệt tình, ý thức học tập bồi dưỡng chuyên môn của GV. Tuy rằng tự bồi dưỡng chuyên môn là một yêu cầu mang tính tự nguyện tuy nhiên có yếu tố mang tính bắt buộc. Hoạt động này thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với mỗi CBQL các cấp và GV trong quá trình thực hiện nhất là trong xu thế của tiến trình hội nhập hiện nay ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Để tăng cường hình thức tự bồi dưỡng của đội ngũ GV, cần giải quyết những vấn đề sau:
+ Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động đội ngũ CBQL và GV hiểu và thấm nhuần sâu sắc, mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của công tác tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình phát triển giáo dục hiện nay.
+ Mỗi CBQL và GV phải có định hướng rõ ràng về công tác bồi dưỡng, phải xây dựng cho mình một kế hoạch bồi dưỡng thật khoa học.
+ Đưa nội dung tự bồi dưỡng chuyên môn thành một phong trào thi đua trong trường, trước hết triển khai trong đội ngũ CBQL và đội ngũ GV.
3.2.5. Xây dựng và thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho đội ngũ giáo viên viên
a) Mục tiêu
Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vai trò, chức năng của CBQL trong hoạt động quản lý, thể hiện sự phân công công việc một cách khoa học của nhà quản lý.
Tổ chức tốt bộ máy hoạt động bồi dưỡng chuyên môn trong trường, giao trách nhiệm và tạo điều kiện hoạt động sẽ khẳng định vai trò quản lý của phó hiệu trưởng chuyên môn và tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giúp Hiệu trưởng giám sát, đôn đốc giáo viên trong tổ tham gia hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tích cực, đạt hiệu quả; Chia sẻ gánh nặng trong công tác quản lý nhà trường, giúp Hiệu trưởng xây dựng các kế hoạch và triển khai hoạt động bồi dưỡng chuyên môn phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường; Làm cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tiến hành đều
đặn, đảm bảo sự liên tục, tạo nề nếp tốt ở giáo viên trong bồi dưỡng chuyên môn. Xây dựng và thực hiện tốt các chế độ, chính sách về bồi dưỡng đội ngũ GV nhằm động viên; tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để GV được BD nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện kịp thời, duy trì thường xuyên và bổ sung chế độ chính sách cho GV tham gia bồi dưỡng
b) Nội dung
Quản lý các cấp cần thực hiện tốt nội dung sau trong quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV: Đảm bảo đầy đủ mọi chế độ, chính sách cho CBQL, GV trong nhà trường; Xây dựng các tiêu chí thi đua cho GV thúc đẩy phong trào học tập bồi dưỡng chuyên môn của GV; Có chính sách ưu đãi đối với những GV giỏi để thu hút nhân tài; Có chế độ chính sách ưu tiên khuyến khích để GV tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) Cách thức thực hiện
Các cấp quản lý trong chỉ đạo và thực hiện khi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cần có nội dung chi cho công tác bồi dưỡng giáo viên thật phù hợp, tạo điều kiện, khuyến khích GV học tập, thúc đẩy công tác đào tạo bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Hàng năm có dự trù kinh phí theo tỉ lệ phầm trăm từ nguồn ngân sách và làm tốt công tác xã hội hóa bồi dưỡng huy động mọi nguồn lực, sự đóng góp của nhân dân, trích một phần đáng kể cấp cho công tác bồi dưỡng GV: chi mua sắm tài liệu, cơ sở vật chất, phương tiện...
Nhà trường tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành về việc xây dựng và thực hiện các chế độ chính sách đối với GV để khuyến khích GV thực hiện công tác bồi dưỡng, nhằm thúc đẩy công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV của nhà trường.
Phòng GD&ĐT tham mưu kịp thời cho UBND huyện, Sở GD&ĐT điều chỉnh chính sách hỗ trợ GV đi đào tạo tại các trường đại học, học viện hoặc tham gia bồi dưỡng theo chương trình của ngành. Có văn bản chỉ đạo các trường THCS hỗ trợ một phần kinh phí cho GV đi đào tạo, bồi dưỡng từ nguồn ngân sách. Đề nghị UBND huyện và các nhà trường cần tạo điều kiện về vật chất, tinh thần, thời gian cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn. Quản lý cấp trường đánh giá đúng sự cố gắng vươn lên của GV có ý kiến trong động viên, khen thưởng kịp thời…