Xây dựng quy chế quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường thcs huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau 1 (Trang 82 - 83)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Xây dựng quy chế quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo

trình độ giáo viên một cách cụ thể ở năm học sau. Tạo điều kiện thời gian hợp lý cho các cá nhân tham gia các lớp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, kịp thời cập nhật những kiến thức mới, những thông tin khoa học mới. Bồi dưỡng GV vào thời gian và thời điểm thích hợp nhất.

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV về nội dung trên cơ sở tài liệu bồi dưỡng GV của Bộ, Sở GD&ĐT, Phòng Giáo dục, đồng thời quan tâm, bổ sung thêm một số nội dung gắn với tình hình thực tiễn của trường vào kế hoạch bồi dưỡng.

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thể hiện quy trình tiến hành hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, những điều kiện hỗ trợ các khâu trong quá trình bồi dưỡng và cách thức kiểm soát một cách chặt chẽ, khoa học kết quả bồi dưỡng chuyên môn của GV cũng như chất lượng, hiệu quả của mỗi đợt bồi dưỡng chuyên môn.

3.2.3. Xây dựng quy chế quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên viên

a) Mục tiêu

Quy chế quản lý, hoạt động bồi dưỡng GV trong trường là những quy định về nội dung công tác bồi dưỡng GV, những quy định đó được bàn bạc, thống nhất và được ghi cụ thể bằng những điều khoản nhằm quy định tối đa quyền lợi và trách nhiệm cá nhân và tổ chức trong trường để thực hiện tốt hoạt động bồi dưỡng GV của trường cũng như công tác quản lý của Hiệu trưởng. Xây dựng tốt quy chế quản lý, hoạt động bồi dưỡng GV trong nhà trường sẽ là động lực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng.

b) Nội dung

Trong quản lý cấp Phòng và cấp trường đều để đảm bảo việc thực hiện kế hoạch mục tiêu bồi dưỡng GV luôn được nghiêm túc, đầy đủ và đúng tiến độ thời gian quy định cần xây dựng và lập quy chế quản lý và hoạt động bồi dưỡng GV. Do quy chế quy định những nội dung liên quan đến hoạt động bồi dưỡng cho GV mà quản lý là người tổ chức xây dựng và chịu trách nhiệm điều hành thực hiện. Vì vậy, quy chế

cần phải được xây dựng chi tiết, rõ ràng, phân định trách nhiệm cụ thể từng cá nhân trong kế hoạch thực hiện nhằm đảm bảo đúng người, đúng việc, không bỏ sót công việc trong thực hiện hoạt động bồi dưỡng GV.

c) Cách thức thực hiện

Trong quá trình bàn bạc quy chế cần phải vận dụng đầy đủ các căn cứ pháp lý quy định về bồi dưỡng GV, các chỉ tiêu cần đạt được, các chế độ chính sách đối với GV tham gia bồi dưỡng rồi làm dự thảo, tổ chức bàn bạc, lấy ý kiến đóng góp của các cá nhân, đoàn thể trong trường, nhất là những cá nhân có liên quan đến việc tham gia bồi dưỡng và cá nhân tham gia hỗ trợ vì chính họ là người trực tiếp thực hiện.

Để xây dựng quy chế quản lý và hoạt động bồi dưỡng GV được chặt chẽ và có tính thực thi cao, việc thực hiện quy chế bồi dưỡng GV phải quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân và của người đứng đầu chịu trách nhiệm và tổ chức hoạt động trong nhà trường theo thẩm quyền lập kế hoạch đến quản lý điều hành, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra phối hợp thực hiện… đến đề ra các biện pháp thực hiện và cuối cùng là phải coi nhận xét đánh giá, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm. Quy chế phải quy định rõ trách nhiệm của GV là đối tượng tham gia bồi dưỡng từ thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo đến tham gia bồi dưỡng theo yêu cầu và kế hoạch đề ra.

Thực tế giáo dục huyện Ngọc Hiển những năm gần đây cho thấy, các trường THCS đều có xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động trong nhà trường (theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015) và quy chế chi tiêu nội bộ trong nhà trường (theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005) của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước… Tuy nhiên về xây dựng quy chế quản lý, hoạt động bồi dưỡng GV, tác giả chưa thấy trường THCS nào tại huyện Ngọc Hiển thực hiện, chỉ thấy thực hiện bồi dưỡng GV bằng các kế hoạch lồng ghép vào kế hoạch chung hàng năm của Hiệu trưởng. Vì vậy việc xây dựng quy chế quản lý, hoạt động bồi dưỡng GV là cần thiết vừa đảm bảo kế hoạch đề ra vừa đảm bảo các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ đối tượng liên quan, nhất là đối với GV.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường thcs huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau 1 (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)