Thực trạng về nội dung bồi dưỡng chuyên môn giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường thcs huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau 1 (Trang 55 - 58)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Thực trạng về nội dung bồi dưỡng chuyên môn giáo viên

Bồi dưỡng CM cho giáo viên trường THCS nhằm không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên THCS nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp GD&ĐT trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Thông qua BDCM, nghiệp vụ sư phạm cho GV, giúp GV có phương pháp, thói quen và nhu cầu tự học, thực hành và vận dụng các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

cần phải được bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, PP giảng dạy, PP kiểm tra đánh giá HS...để từ đó đáp ứng được các công việc chủ yếu sau:

- Hỗ trợ và tạo điều kiện để học sinh học hỏi kiến thức, hình thành kĩ năng thực hành các môn được học.

- Phát huy tính chuyên nghiệp và lòng nhiệt tình trong giảng dạy môn học. - Góp phần vận hành và quản lí tốt bộ môn.

- Nâng cao trình độ CM để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Nắm vững mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

- Tích lũy kiến thức, hiểu và nắm vững được những điểm mới trong chương trình, sách giáo khoa, nâng cao năng lực sư phạm, nắm vững yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, có ý thức vận dụng phương pháp dạy học tích cực để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.

- Củng cố các kết quả BDCM của các năm, các chu kì, trên tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của GV. Bồi dưỡng để GV biết cách xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh.

- Bồi dưỡng để GV biết quản lí tốt nội dung, chương trình và kế hoạch giảng dạy của mình, biết xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá tiết lên lớp và kiểm tra chuẩn bị tiết giảng.

- Bồi dưỡng để GV biết cách tổ chức dự giờ và phân tích sư phạm các tiết soạn, giảng dạy mẫu, để nâng cao các kĩ năng nghề nghiệp và trình độ học vấn, kĩ năng giao tiếp ứng xử cho GV.

- Bồi dưỡng để GV biết cách QL, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS, đồng thời để nâng cao các kĩ năng giao tiếp ứng xử cho GV.

Bảng 2.8. Thực trạng về nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại các trường THCS huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. (n=50)

TT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB RTX TX TT CBG SL % SL % SL % SL % 1 Năng lực dạy học 45 90.0 3 6.0 2 4.0 0 0 3.86 2 Các kiến thức về chuẩn nghề nghiệp GV, CBQL THCS 39 78.0 8 16.0 3 6.0 0 0 3.72 3 Năng lực giáo dục 40 80.0 5 10.0 5 10.0 0 0 3.70 4 Các vấn đề chuyên môn theo hướng cập nhật hóa, hiện đại hóa kiến thức và

TT Nội dung

Mức độ thực hiện

ĐTB

RTX TX TT CBG

SL % SL % SL % SL %

tiếp cận các thông tin khoa học cần thiết cho công tác dạy học và giáo dục

5

Các vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp lựa chọn và tiếp cận các thông tin khoa học

42 84.0 5 10.0 3 6.0 0 0. 3.78

6

Bồi dưỡng phương pháp và kỹ thuật đánh giá kết quả học tập

43 86.0 4 8.0 3 6.0 0 0 3.80

7

Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục, trải nghiệm

38 76.0 6 12.0 6 12.0 0 0 3.64

8 Xây dựng môi trường

học tập tích cực 40 80.0 6 12.0 4 8.0 0 0 3.72

9

Tìm hiểu các nội dung cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông mới

35 70.0 10 20.0 5 11.0 0 0 3.60 Tổng điểm TB 36 0 81.2 5 55 15.2 7 35 7.5 0 0. 0 3.74

Nội dung BD năng lực CM cho ĐNGV phải đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ dạy học, GD, phù hợp với đặc điểm của nhà trường cũng như năng lực của từng GV. Theo kết quả khảo sát, thực trạng nội dung và chương trình BD ĐNGV THCS ở các trường THCS huyện Ngọc Hiển như sau:

Nội dung Các kiến thức về chuẩn nghề nghiệp GV, CBQL THCS có điểm trung bình cao nhất (ĐTB: 3.86) có nghĩa là các nhà trường đã quan tâm và đặt vấn đề BD kiến thức về chuẩn nghề nghiệp GV, CBQL THCS cho ĐNGV lên hàng đầu. Trong thời kỳ hội nhập, đổi mới không ngừng như hiện nay thì một người GV, CBQL dù đã có kiến thức vững vàng, kinh nghiệm công tác lâu năm cũng không ngừng phải học hỏi, tìm tòi, tiếp cận cái mới. Vì vậy, công tác BD các kiến thức về chuẩn nghề nghiệp

GV, CBQL đã được triển khai rất thường xuyên ở các bậc học nói chung và bậc THCS nói riêng.

Nội dung BDCM cho ĐNGV có điểm trung bình cao thứ hai là Bồi dưỡng

phương pháp và kỹ thuật đánh giá kết quả học tập (ĐTB: 3.80). Trong thời đại bùng

nổ công nghệ thông tin, khi xã hội bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cuộc sống và nhu cầu của con người có nhiều thay đổi, người ta đòi hỏi cao về nhu cầu năng lực và các kỹ năng lao động. Điều này dẫn tới trrong ngành GD chúng ta không thể đánh giá hoàn toàn một HS thông qua điểm số mà cần có những phương pháp và kỹ thuật mới để đánh giá kết quả học tập một cách chính xác và hiệu quả. Đổi mới công tác đánh giá từ đánh giá kết quả học tập bằng các bài kiểm tra là chính, sang chủ yếu đánh giá quá trình học, đánh giá sự học để giúp học sinh tiến bộ hàng ngày, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh.

Trong chương trình BD, kinh nghiệm hoạt động GD, kinh nghiệp GD cho ĐNGV dù điểm trung bình thấp nhất (ĐTB: 3.64) nhưng có thể thấy mức độ rất thường xuyên và thường xuyên tổ chức của hoạt động này rất cao, điều đó cho thấy nội dung này được tổ chức khá thường xuyên. Nhờ vậy mà nhiều GV có tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ có thể học hỏi kinh nghiệm GD, nắm bắt kiến thức cơ bản trong các bài học để truyển tải đến HS một cách hiệu quả. Còn các chương trình BD khác như Các vấn đề đổi mới phương pháp dạy học mới, phương pháp lựa chọn và tiếp cận chương

trình mới, xây dựng môi trường và hình thức dạy học tích cực…. cũng được CBQL các

nhà trường quan tâm.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường thcs huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau 1 (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)