Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường thcs huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau 1 (Trang 66 - 68)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các

các trường trung học cơ sở huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau.

Để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động BDCM của GV tại các trường THCS, chúng tôi khảo sát ý kiến của CBQL và GV về các hoạt động BDCM của đơn vị, qua đó đánh giá thực trạng về việc quản lý hoạt động này.

viên trung học cơ sở

Theo kết quả điều tra cho thấy CBQL các trường THCS có nhận thức cao trong quản lý thực hiện mục tiêu công tác BDCM cho đội ngũ GV THCS. Tất cả CBQL đều xác định được mục tiêu của hoạt động BDCM. Đa số các CBQL đều nhận thức về tầm quan trong của hoạt động BDCM cho GV là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Một số CBQL trường THCS cho rằng: BDCM cho GV là hoạt đồng chính của tổ chuyên môn và GV mong muốn vươn lên thì phải tự học, tự bồi dưỡng.

Bảng 2.14. Tổng hợp thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên trung học cơ sở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. (n=50)

TT Nội dung quản lý

Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Chưa cần thiết ĐTB SL % SL % SL % 1

Quản lý hoạt động giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp

20 37.0 15 29.0 15 31.0 3.02

2

Quản lý thực hiện chương trình đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới

17 33.0 20 41.0 13 22.0 3.02

3

Quản lý việc học tập nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn

19 38.0 17 33.0 14 25.0 3.1

4 Quản lý kết quả tự bồi

dưỡng, tự học của GV 21 42.0 14 28.0 15 26.0 3.08

5

Quản lý triển khai đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp và hình thức đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học

19 38.0 13 26.0 18 33.0 3.0

Tổng điểm TB 96 36.7 79 32.3 75 28.0 3.03

Như vậy, qua khảo sát ở nội dung 1 và 2: 100% CBQL và GV đều đánh giá để quản lý mục tiêu BDCM thì cần phải thực hiện quản lý hoạt động giảng dạy, thực hiện

chương trình của GV nhằm đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu đổi mới. Ở nội dung thứ 3 về quản lý việc học tập nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn của GV thì 100% đều đánh giá cần thiết, tuy nhiên CBQL chỉ có 75% thấy rằng rất cần thiết (trong khi GV là 87,75%). Đối với nội dung 4 có sự khác nhau về mức độ đánh giá, 100% CBQL cho rằng cần thiết phải quản lý kết quả tự bồi dưỡng của GV (trong khi đó GV chỉ có 95,18%).

Từ kết quả trên cho thấy thực trạng thực hiện mục tiêu, quản lý mục tiêu BDCM ở các trường THCS còn chưa hiệu quả. Đặc biệt là còn một bộ phận CBQL xem mục tiêu củng cố, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn là của bản thân GV. Một số GV ý thức, khả năng tự bồi dưỡng, tự học chưa cao, xem hoạt động tự học, tự bồi dưỡng là của cá nhân không nhất thiết phải có sự quản lý, chỉ đạo của BGH. Từ đó hoạt động BDCM của nhà trường, của bản thân GV cũng chưa đạt đầy đủ yêu cầu của mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường thcs huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau 1 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)