Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường thcs huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau 1 (Trang 78 - 79)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.3. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.3.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Hoạt động bồi dưỡng cho GV phải bám sát và thực hiện được mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS trên quan điểm thể hiện đúng đường lối của Đảng, Nhà nước về giáo dục.

Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng, có tính khả thi, tính thực tế. Khi tiến hành đề xuất các biện pháp phải đảm bảo đạt được các mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV ở các trường THCS huyện Ngọc Hiển nói riêng.

3.1.3.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Tính khoa học trong các BPQL hoạt động BDCM cho GV đòi hỏi phải đảm bảo tính hài hòa cho các mối quan hệ của các bên có liên quan đến hoạt động này, từ các cấp lãnh đạo trực tiếp đến lãnh đạo gián tiếp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ CM. Ngay trong nhà trường, khi xây dựng các BPQL hoạt động BDCM cho GV cần so sánh, đối chiếu và xem xét các mối quan hệ xung quanh để đảm bảo sự thống nhất và khoa học trong quá trình vận động.

3.1.3.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Tính thực tiễn là các giải pháp quản lý được đề xuất ngoài đảm bảo tính lý luận còn phải xuất phát trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của cấp phòng đến cấp trường tới GV THCS từ những khó khăn, hạn chế trong quá trình quản lý, khắc phục được các nguyên nhân của hạn chế trong thực tiễn. Vì thế, các giải pháp được đề xuất phù hợp với nhu cầu, khả năng của GV; phù hợp với điều kiện thực hiện của địa phương, các trường chứ không chỉ phù hợp với chủ trương của Bộ, Ngành...

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn cần phải có khâu tổng kết thực tiễn và từ thực tế quản lý đơn vị để đề xuất giải pháp phù hợp. Sự sáng tạo và đổi mới sẽ phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực tiễn quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho GV là điều kiện vô cùng quan trọng để có các biện pháp quản lý phù hợp.

Việc đề xuất các biện pháp trên cơ sở đã tiến hành thăm dò ý kiến của chuyên môn Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT về các nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GV; thăm dò ý kiến CBQL và GV THCS về nguyện vọng đối với các nội dung cần bồi dưỡng và đều nhận được ý kiến nhất trí cao.

Trên thực tế mỗi trường THCS trong huyện lại có đặc điểm khác nhau về cơ cấu, trình độ năng lực của giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật. Vì vậy, các giải pháp đề xuất trong luận văn phải đảm bảo tính thực tiễn, linh hoạt, áp dụng được vào thực tiễn một cách hiệu quả đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn là nâng cao chất lượng chuyên môn cho GV THCS.

3.1.3.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Cần chú trọng đến nguyên tắc tính hiệu quả của các BPQL hoạt động BDCM cho GV trên các phương diện: Những biện pháp này cần đưa đến sự phù hợp, thuận lợi hơn cho những người và tổ chức tham gia hoạt động này; Các biện pháp phải thiết thực phục vụ cho đổi mới GD hiện nay ở các trường THCS, trực tiếp là cho đổi mới PPDH trong các nhà trường.

3.1.3.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Tính khả thi là đòi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Khi xây dựng các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính khoa học thông qua được kiểm chứng, khảo nghiệm để có căn cứ khách quan, có khả năng thực hiện cao và tiếp tục được hoàn chỉnh để ngày càng hoàn thiện khi vận dụng vào thực tiễn.

Tính khả thi khi đề xuất các biện pháp quản lý là điều kiện cần và đủ về mặt nguyên tắc phương pháp luận để biện pháp quản lý đề xuất có giá trị phù hợp trong điều kiện thực tế của huyện Ngọc Hiển và các trường THCS, đáp ứng tốt nhu cầu và khả năng của GV THCS của huyện nhà.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường thcs huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau 1 (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)