7. Cấu trúc của luận văn
2.3.4. Thực trạng về hình thức và phương pháp bồi dưỡng chuyên môn giáo
viên
Trong các năm qua, hình thức BDCM cho GV các trường THCS chủ yếu là tập trung vào giai đoạn hè, các lớp BDCM thực hiện theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT. Hình thức BDCM cho GV bao gồm:
- Hiệu trưởng thực hiên công văn của Phòng GD&ĐT tập trung toàn bộ CBQL, GV của trường tham gia các lớp học (còn gọi là BD chính trị hè). Các nội dung về chính sách, chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước được báo cáo viên cấp huyện triển khai. Đa số GV đánh giá không hiệu quả do lớp quá đông, nhiều nội dung không liên quan đến bản thân, yêu cầu nghề nghiệp.
- Các chuyên đề, các nội dung do GV cốt cán của Phòng GD& ĐT tham dự tập huấn do Bộ GD& ĐT, Sở GD& ĐT triển khai sau đó về báo cáo lại tại địa phương. Giáo viên các trường THCS chia theo cụm cơ cấu thành một lớp. Các báo cáo viên triển khai lại các nội dung đã tiếp thu từ Bộ GD& ĐT, Sở GD& ĐT, người nghe thu nhận thông tin một cách thụ động. Đa số GV dự các lớp này là TTCM
hoặc giáo viên cốt cán của trường sẽ triển khai lại cho GVBM trong tổ.
2.3.4.1. Thực trạng về các hình thức bồi dưỡng
Các hình thức BDCM theo các nội dung nhằm đáp ứng nhu cầu, chuẩn nghề nghiệp của GV thì do tổ chuyên môn thực hiện theo kế hoạch. Đây là hình thức BDCM quan trọng nhất, đáp ứng nhu cầu nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, chuẩn nghề nghiệp cho bản thân GV. Tuy nhiên hình thức này chưa được quan tâm đúng mức do chưa có sự quan tâm sâu của BGH và các TTCM trong nhà trường.
Bảng 2.9. Thực trạng về các hình thức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại các trường THCS huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. (n=50)
TT Hình thức bồi dưỡng Mức độ thực hiện ĐTB RTX TX TT CBG SL % SL % SL % SL % 1
Bồi dưỡng theo kế hoạch tập huấn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và nhà trường
11 24.0 19 36.0 14 30.0 6 10.0 2.74
2
Bồi dưỡng theo chuyên đề tập trung ở các cụm trường theo kế hoạch của Sở GD&ĐT
10 18.0 13 30.0 20 38.0 7 14.0 2.52
3
Nhà trường liên hệ giảng viên về tại trường để bồi dưỡng cho giáo viên
4 6.0 9 18.0 28 56.0 9 18.0 2.1
4
Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng theo chương trình quy định
28 58.0 11 24.0 9 16.0 2 2.0 3.38
5
Bồi dưỡng theo hình thức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn
21 42.0 17 32.0 9 20.0 3 6.0 3.1
6
Tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm trường bạn và đồng nghiệp.
14 28.0 13 26.0 20 40.0 3 6.0 2.76
Tổng điểm TB 88 29.3 82 27.7 100 33.3 29 9.67 2.77
Có rất nhiều hình thức BDCM được thực hiện tùy theo từng nội dung, hình thức
BD theo kế hoạch tập huấn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và nhà trường (ĐTB: 2.74)
với nhà trường luôn có kế hoạch và triển khai tổ chức các buổi, BD, tập huấn về CM cho ĐNGV THCS trên địa bàn ngay từ đầu hè cho đén cả năm học. Kế hoạch này có lịch trình cụ thể gửi đến các nhà trường trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, các đợt BD, tập huấn mới được thực hiện ở số lượng ít, số lượng tham gia chủ yếu được lựa chọn từ GV cốt cán, việc tập huấn không được thường xuyên, đồng bộ.
Hình thức Nhà trường liên hệ giảng viên về tại trường để bồi dưỡng cho giáo viên (ĐTB: 2.1) nhận được ý kiến đánh giá thường xuyên chỉ 18%. Điều đó cho thấy hình thức này ít khi được thực hiện, do tính chất về thời gian, kinh phí nên các trường chưa mạnh dạn trong việc liên hệ đầu tư đổi mới nâng cao chất lượng tập huấn, BD.
Còn hình thức Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng theo chương trình quy định
(ĐTB: 3.38) nhận được ý kiến đánh giá rất thường xuyên cao nhất chiếm 58%, việc chủ động BD là hình thức truyền thống gắn với công tác BD thường xuyên hàng năm của GV. Phần lớn GV THCS thời gian làm việc chỉ một buổi, ít làm công tác kiêm nhiệm nên việc tự bố trí, sắp xếp thời gian BD dễ dàng. Do vậy hình thức này cũng được nhiều cán bộ, GV đánh giá là phù hợp và thực hiện thường xuyên.
Hình thức bồi dưỡng khác BD theo hình thức sinh hoạt tổ, nhóm CM (ĐTB: 3.1) nhận được ý kiến đánh giá thường xuyên khá cao chiếm 32.0%. Đây là hình thức phổ biến ở các trường THCS hiện nay (còn gọi là tập huấn lại) do gắn với quy đinh sinh hoạt tổ, nhóm CM định kỳ 2 tuần/1 lần. ĐNGV trong cùng tổ, nhóm CM dễ dàng có thể trao đổi, học tập kinh nghiệm của nhau và cũng là hình thức cần được đổi mới để việc áp dụng đạt hiệu quả hơn.
Về hình thức Tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm trường bạn và đồng nghiệp (ĐTB: 2.76) là hình thức trải nghiệm thiết thực, rất mới, song lại bất cập về mặt thời gian của cả trường đi và trường đến, liên quan đến công tác tổ chức và kinh phí, đặc biệt các trường THCS số lượng CB, GV nhân viên lạ đông nên ý kiến đánh giá thường xuyên thấp 26.0%.
Hình thức còn lại là Bồi dưỡng theo chuyên đề tập trung ở các cụm trường theo
kế hoạch của Sở GD&ĐT (ĐTB: 2.52) chưa được thực hiện nhiều, mức độ đánh giá
thường xuyên chỉ 30%. Do mỗi trường có đặc thù riêng, các CBQL có trình độ nhận thức và định hướng phát triển nhà trường riêng, các trường THCS trên địa bàn có quy mô, CSVC, đội ngũ cốt cán khác nhau, chất lượng đội ngũ giữa các trường không đồng bộ. Cho nên việc triển khai hình thức này rất khó thực hiện.
Qua những đánh giá của CBQL, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và GV về hình thức BDCM theo chủ đề cho thấy, các nhà trường cần chủ động thường xuyên tổ chức các hình thức BDCM theo chủ đề trong nhà trường, đẩy mạnh việc giao lưu CM giữa các nhà trường trên địa bàn, tổ chức chuyên đề theo từng chủ đề trong các buổi sinh
hoạt tổ, nhóm CM, phát huy vai trò BD lại và tự BD của GV tại trường để mang lại hiệu quả trong hoạt động BDCM theo chủ đề cho GV THCS hiện nay. Việc tổ chức BD thường xuyên theo các modul hiện nay còn mang tính hình thức, chưa được thực hiện nghiêm túc nên hiệu quả BD chưa cao.
2.3.4.2. Thực trạng về phương pháp bồi dưỡng
Trong các phương pháp chủ yếu mà thời gian qua Sở GD& ĐT, Phòng GD& ĐT, các trường THCS đã sử dụng BDCM đó là:
- Đối với các lớp tập trung do Phòng GD&ĐT tổ chức, các lớp bồi dưỡng chính trị; phương pháp thuyết trình, thảo luận nhóm, dạy học theo dự án là chủ yếu. Các báo cáo viên tranh thủ truyền đạt càng nhiều thông tin cáng tốt, học viên ghi chép máy móc chủ yếu nắm bắt tình hình chính trị, xã hội của đất nước, của địa phương, các yêu cầu đổi mới của Bộ GD&ĐT, hướng dẫn chuyên môn của ngành ít tham gia vào thảo luận.
- Phương pháp trao đổi nhóm, tổ, nghiên cứu bài học, báo cáo chuyên đề được sử dụng trong các buổi họp tổ chuyên môn. Các phương pháp này hỗ trợ nhiều cho GV về các nội dung nâng cao CMNV. Tuy nhiên, các hoạt động này diễn ra khi tổ chuyên môn có kế hoạch, các nội dung chủ yếu theo định hướng của tổ tưởng chuyên môn nên không đáp ứng hết nhu cầu của các GV trong tổ.
- Phương pháp tự học, tự nghiên cứu của GV là phương pháp hiệu quả nhất được nhiều GV quan tâm. Giáo viên có chương trình, nội dung BDCM được thể hiện trong kế hoạch cá nhân hàng năm và thể hiện ý chí phấn đấu nâng cao trình độ về mọi mặt. Tuy nhiên hoạt động tự BDCM của giáo viên ở một số nhà trường chưa được quan tâm đúng mức, việc kiểm tra, đôn đốc, đánh giá hiệu quả việc tự bồi dưỡng của GV không được tiến hành thường xuyên, thậm chí không có kiểm tra đánh giá, dẫn tới một số bộ phận giáo viên ý thức nghề nhiệp chưa cao, không thường xuyên tự BDCM dần dần không theo kịp yêu cầu đổi mới PPDH cũng như thay đổi chương trình giáo dục.
Bảng 2.10. Tổng hợp mức độ thực hiện và kết quả thực hiện về các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại các trường THCS huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
(n=50) T T Phương pháp Mức độ thực hiện ĐTB RTX TX TT CBG SL % SL % SL % SL % 1 Phương pháp thuyết trình 30 57.0 15 36.0 5 7.0 0 0.0 3.48 2 Phương pháp tự học,
tự nghiên cứu tài liệu 21 44.0 17 33.0 12 24.0 0 0.0 3.2
3 Phương pháp thảo luận, hợp tác 14 28.0 22 45.0 14 27.0 0 0.0 3.0 4 Phương pháp đàm thoại vấn đáp 9 17.0 27 56.0 14 27.0 0 0.0 2.9 5 Phương pháp thực hành, báo cáo 3 6.0 11 23.0 26 51.0 10 20.0 2.2 6 Phối hợp nhiều phương pháp 5 9.0 19 39.0 12 24.0 14 28.0 2.3 Tổng điểm TB 82 27.0 111 36.0 83 29.0 24 8.0 2.8
Theo kết quả khảo sát như trên, các phương pháp BDCM cho ĐNGV hiện nay được sử dụng khá phong phú. Phương pháp được sử dụng nhiều nhất là Phương pháp
thuyết trình (ĐTB: 3.48) trong đó 57% ý kiến đánh giá rất thường xuyên, không có ý
kiến nào đánh giá KBG. Phương pháp tự học, tự nghiên cứu tài liệu (ĐTB: 3.2), trong đó 44% ý kiến được hỏi đánh giá là rất thường xuyên, không có ý kiến nào đánh giá KBG. Đây cũng là hai phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong công tác BDCM cho GV hiện nay.
Tiếp đến là phương pháp thảo luận, hợp tác (ĐTB: 3.0) và phương pháp đàm
thoại vấn đáp (ĐTB: 2.9) là hai phương pháp chủ yếu được sử tương đối nhiều trong
các hoạt động BD ở các nhà trường, các buổi sinh hoạt tổ, nhóm CM, các buổi trao đổi, truyền thụ kinh nghiệm giữa các GV trong nhà trường.
Các Phương pháp thực hành, báo cáo (ĐTB: 2.2) là nhóm phương pháp chưa
được sử dụng nhiều (ĐTB: 2.2). Nguyên nhân củ yếu của tình trạng này là số lượng tham gia bị hạn chế, CSVC các trường THCS hiện nay chưa bảo đảm đặc biệt là thiết bị thực hành, thí nghiệm. Việc tổ chức BD tập trung còn nhiều khó khăn nên việc đầu
tư trang thiết bị chưa được đầu tư đầy đủ, kịp thời.
Công tác chuẩn bị từ khâu lên kế hoạch đến xây dựng nội dung BD còn nhiều vấn đề, cho nên việc áp dụng các phương pháp được xem là tích cực, gắn với thực hành, thí nghiệm, báo cáo rút ra kết luận chưa làm được nhiều. Việc áp dụng Phối hợp
nhiều phương pháp (ĐTB: 2.3) cúng chỉ là phối hợp các phương pháp lý thuyết, hàn
lâm, pha trộn thêm một số thời điểm, chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành với nhau.
Hiệu trưởng các trường THCS và các cơ qua quản lý GD cần có những điều chỉnh kế hoạch hợp lý, tăng cường công tác kiểm tra, quan tâm tới nội dung và cách thức BDCM cho ĐNGV trường mình. Việc sử dụng các phương pháp BD không phù hợp sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ, nhận thức của ĐNGV về hoạt động BD từ đó hiệu quả mang mang lại không cao.