Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường thcs huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau 1 (Trang 86 - 90)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.6. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên

chuyên môn cho đội ngũ giáo viên

a) Mục tiêu

Kiểm tra - đánh giá là khâu cuối trong chu trình quản lý, kiểm tra đánh giá nhằm thúc đẩy hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV THCS nhằm kiểm

tra, đánh giá lại quá trình thực hiện công tác quản lý bồi dưỡng GV, qua đó chia sẻ, rút kinh nghiệm những mặt nào được tổ chức quản lý tốt, mặt nào chưa tốt đồng thời cũng là dịp để đánh giá hiệu quả hoạt động bồi dưỡng GV

b) Nội dung

Công tác thanh, kiểm tra thường có hai hình thức: + Thanh tra, kiểm tra theo định kỳ có kế hoạch

+ Thanh tra, kiểm tra đột xuất, hoặc bất thường khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về GD, khi có khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm quy chế chuyên môn.

- Thanh tra, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch các hoạt động sư phạm của GV nhắm mục đích để GV và các cấp QLGD biết được năng lực, trình độ chuyên môn cũng như ý thức, tinh thần trách nhiệm làm việc của mỗi GV. Từ kết quả đó giúp các nhà trường điều chỉnh việc phân công và tạo điều kiện làm việc cho GV. Giúp GV nhận thức một cách đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình để người học hình thành ý thức tuân thủ qui định của pháp luật về GD, thực hiện và giữ nguyên kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động GD và dạy học. Đồng thời việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động sư phạm của GV cũng giúp đỡ họ nâng cao chất lượng GD và dạy học, động viên, khuyến khích sự phấn đấu vươn lên của họ, đánh giá một cách xác đáng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và công tác GD, dạy học.

Chính vì vậy mà nội dung thanh tra, kiểm tra hoạt động sư phạm của một GV cần thực hiện những vấn đề sau: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tư tưởng; Chấp hành pháp luật; chấp hành quy chế của ngành; Nội dung của cơ quan; Ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; Sự tín nhiệm của đồng nghiệp, HS và nhân dân; Tinh thần đoàn kết, trung thực trong công tác, quan hệ đồng nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và HS; Không bạo hành và không xâm phạm nhân phẩm HS. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao: Kết quả thực hiện quy chế chuyên môn; qui chế thi cử và thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm; Kết quả giảng dạy; thực hiện các nhiệm vụ khác được giao. Không áp đặt kế hoạch bài dạy (giáo án) theo một mẫu thống nhất.

Cụ thể:

- Trình độ nghiệp vụ: Trình độ nắm kiến thức – kỹ thuật và lập kế hoạch bài học thể hiện ở việc xác định đúng mục tiêu cơ bản của bài học và dự kiến được các phương án khác nhau thích ứng với từng đối tượng HS; Trình độ vận dụng thành thạo nhuần nhuyễn các PP, phương tiện dạy học theo hướng đổi mới, phát huy tính tích cực của HS, trong học tập. Biết thực hiện cá thể hóa dạy học làm cho mọi HS đều có sự tiến bộ trong học tập. Biết bổ sung vào bài giảng những thông tin cần cập nhật.

- Việc thực hiện qui chế chuyên môn: Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, GD theo qui định của ngành; Thực hiện đầy đủ các yêu cầu soạn bài, thiết kế bài học theo qui định; Sử dụng ĐDDH có sẵn và tự làm, đảm bảo các tiết thực hành, thí nghiệm theo lịch báo giảng của từng môn học; Thực hiện đầy đủ và có chất lượng các loại hồ sơ theo qui định đối với GV như: Giáo án, Sổ gọi tên ghi điểm, sổ kế hoạch chủ nhiệm lớp, sổ dự giờ, sổ tích lũy chuyên môn nghiệp vụ, sổ hội họp, kế hoạch bồi dưỡng HS khá giỏi và phụ đạo HS yếu kém; Thực hiện việc bồi dưỡng kiến thức về văn hóa, nghiệp vụ theo kế hoạch của các cấp QLGD; Thực hiện quy chế kiểm tra, chấm chữa bài, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS một cách khách quan, khoa học, Thực hiện vào sổ điểm, ghi học bạ…

- Kết quả giảng dạy và GD; Kết quả học tập và rèn luyện của HS được thể hiện ở các bài kiểm tra thường xuyên theo tháng, theo PPCT, kiểm tra định kỳ, kết quả lên lớp và hoàn thành chương trình của các lớp đang trực tiếp chủ nhiệm, kết quả chất lượng của lớp (HS) khi GV mới nhận so với kết quả chất lượng sau khi nhận lớp; kết quả kiểm tra trực tiếp của cộng tác viên thanh tra (thanh tra viên).

Việc thực hiện các công tác khác: Thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, công tác kiêm nhiệm khác thể hiện ở việc tìm hiểu nắm bắt tình hình HS trong lớp về mọi mặt để có biện pháp GD sát đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp. Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ HS, các GV bộ môn, các tổ chức đoàn thể và các tổ chức xã hội có liên quan để GD học sinh, xây dựng phong trào lớp chủ nhiệm. Thực hiện việc đánh giá, xếp loại HS, đề nghị khen thưởng, kỷ luật, xét lên lớp, ở lại, nghỉ học.

c) Cách thức thực hiện

- Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra: Căn cứ vào nhiệm vụ công tác của năm học, thanh tra Sở GD, PGD cũng như Hiệu trưởng các nhà trường căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và đơn vị mình để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học thuộc phạm vi QL của đơn vị cho phù hợp.

- Đối với Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT tổ chức thanh tra chuyên ngành theo định kỳ đột xuất… khoảng 25 - 30% tổng số trường trên địa bàn.

- Đối với các trường ngay đầu năm phải lên kế hoạch cụ thể theo tuần, tháng về công tác kiểm tra. Trong kế hoạch phải ghi rõ số lượng GV được kiểm tra, số GV dự giờ thăm lớp phấn đấu 100%, Tất cả GV và các lớp phải được kiểm tra theo từng chuyên đề. Số GV kiểm tra toàn diện phấn đấu gần 100%.

- Xây dựng chuẩn đánh giá toàn diện một GV: Để đảm bảo khách quan chuẩn đánh giá phải phản ánh đầy đủ các hoạt động của GV. Và chúng tôi đã Xây dựng chuẩn đánh giá toàn diện GV như sau:

loại cụ thể rõ ràng.

+ Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn: Hồ sơ, sổ sách… ưu điểm? Nhược điểm? Xếp loại?

+ Công tác chủ nhiệm và các hoạt động GD khác.

+ Kết quả giảng dạy GD: Chất lượng qua kiểm tra? Kết quả so với các năm học trước?

+ Đánh giá chung.

+ Các kiến nghị; Đối với GV? Đối với trường? - Cách tiến hành: Đối với GV:

+ Kiểm tra trình độ nghiệp vụ, tay nghề: Mỗi GV dự giờ tối thiểu 2 tiết. Ngoài dự giờ phải theo dõi tiến trình dạy để đối chiếu với mục tiêu của bài đặt ra. Chú ý đến việc sử dụng các phương pháp dạy học cũng như hình thức tổ chức của GV để góp ý một cách cụ thể khách quan về tay nghề của GV, Góp ý để GV có hướng khắc phục.

+ Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn: Kiểm tra các loại Hồ sơ của GV xem về số lượng như thế nào? Chất lượng ra sao? Soạn bài có theo PPCT hay không? Đã soạn theo đúng yêu cầu của bài dạy chưa?

+ Công tác chủ nhiệm và các hoạt động GD khác: Kiểm tra kế hoạch chủ nhiệm như thế nào? Có sát với điều kiện đơn vị chưa? Việc thực hiện đó kết quả ra sao? Các biện pháp duy trì sỉ số? Nề nếp lớp? Việc QL học tập và rèn luyện HS? Việc giúp đỡ HS cá biệt? Tham gia các phong trào của trường? công tác phối hợp cùng với phụ huynh HS?

+ Kết quả giảng dạy GD: Thực hiện duy trì sĩ số? Chất lượng qua kiểm tra? Kết quả so với các năm học trước?

+ Đánh giá chung: phải nêu được những ưu điểm chính cũng như tồn tại đưa ra hướng khắc phục đối với từng GV? Nhà trường nên có những biện pháp hỗ trợ gì?

Đối với nhà trường:

- Kiểm tra Hồ sơ khen thưởng kỉ luật, sổ kiểm tra đánh giá GV về công tác chuyên môn, biên bản sinh hoạt chuyên môn của các tổ…

- Kiểm tra chất lượng học tập của HS: Cộng tác viên thanh tra cho HS làm bài kiểm tra viết ngay sau khi đã dự giờ lên lớp của GV, mỗi bài kiểm tra khoảng 15 - 20 phút phần kiến thức tối thiểu đã dạy trước thời điểm thanh kiểm tra hoặc ngay chính thời điểm thanh tra vừa dự giờ. Cộng tác viên thanh tra trực tiếp chấm bài kiểm tra, tổng hợp, phân tích kết quả đó; Đối chiếu kết quả học tập và rèn luyện của HS thuộc lớp do GV đó chủ nhiệm với các lớp khác cùng khối để so sánh chất lượng và hiệu quả công tác của GV này với GV khác trong trường; Quan sát các hoạt động của HS để

nhận xét về hành vi đạo đức và chất lượng các hoạt động của HS. Tiếp xúc trao đổi với HS để nắm thêm về nhận thức và tình cảm của HS; Đánh giá chung: Khi đã tiến hành xong các công việc nêu trên, cộng tác viên thanh tra phải trao đổi thêm với lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn để tham khảo thêm ý kiến về đánh giá GV được thanh tra. Thanh tra gặp gỡ GV để tìm hiểu thêm hoàn cảnh và ý tưởng riêng của GV về chuyên môn nghiệp vụ. Cuối cùng cộng tác viên thanh tra phải nêu được những ưu điểm chính cũng như tồn tại đưa ra hướng khắc phục đối với từng GV. Và trường nên có biện pháp hỗ trợ để thúc đẩy sự tiến bộ của GV. Sau đó xếp loại GV theo như đúng qui định của Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường thcs huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau 1 (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)