Khái niệm Quản lý xây dựng văn hóa học đường

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 27 - 29)

8. Cấu trúc của đề cương luận văn

1.2.3. Khái niệm Quản lý xây dựng văn hóa học đường

a. Khái niệm xây dựng văn hóa học đường

Xây dựng văn hoá học đường là xây dựng văn hoá của một tổ chức. Xét về bản chất, mỗi nhà trường là một tổ chức hành chính - sư phạm. Đó là một thế giới thu nhỏ với những cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động, những giá trị, điểm mạnh và điểm yếu riêng do những con người cụ thể thuộc mọi thế hệ tạo lập. Với tư cách là một tổ chức, mỗi nhà trường đều tồn tại, dù ít hay nhiều, một nền văn hoá nhất định.

Xây dựng văn hóa học đường là xây dựng cho người học có phong cách học tốt, người dạy có phong cách dạy tốt, quan hệ thầy trò là quan hệ của tình bạn đạo đức. Ngoài ra nhà trường cần đảm bảo kết cấu tinh thần và kết cấu vật chất đều có giá trị, phát triển và vận động hài hòa với nhau.

Theo tác giả hiểu về xây dựng văn hóa học đường là quá trình tạo dựng các hình thái vật chất và tinh thần tạo nên các giá trị, bản sắc riêng của mỗi nhà trường. Xây dựng văn hóa học đường là xây dựng nề nếp làm việc, dạy và học một cách khoa học, có kỉ cương và dân chủ.

Văn hóa nói chung, văn hóa học đường/văn hóa nhà trường nói riêng là đề cập đến những điều có thể nhìn thấy được, thậm chí có thể sờ thấy được và cả những điều chỉ có thể cảm nhận được. Theo các nhà giáo dục Singapore, văn hóa học đường như một tảng băng, một phần nổi và một phần chìm:

- Phần nổi là:

+ Tầm nhìn, chính sách, mục tiêu; + Khung cảnh, bài trí lớp học;

+ Logo khẩu hiệu, bảng hiệu, biểu tượng; + Đồng phục, nghi thức, nghi lễ;

+ Các hoạt động văn hoá, học tập của nhà trường; + . . . .

- Phần chìm là:

+ Nhu cầu, cảm xúc, mong muốn cá nhân; + Quyền lực và cách thức ảnh hưởng; + Thương hiệu nhà trường;

+ Các hệ giá trị; + Các quy ước ngầm;

Các yếu tố cơ bản của VHHĐ được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.2. Những yếu tố cơ bản của VHHĐ

Một nghiên cứu của Peter Smith tại trường Đại học Sunderland cho rằng phần chìm của tảng băng tạo thêm giá trị cho người lãnh đạo, nếu người lãnh đạo thất bại khi làm thay đổi phần chìm tảng băng thì sớm hay muộn cũng sẽ thất bại trong sự nghiệp quản lý.

b. Khái niệm quản lý xây dựng văn hóa học đường

Xây dựng văn hóa học đường trong các trường học nói chung và nhà trường THCS nói riêng từ lâu đã trở thành vấn đề quan tâm của các nước trên thế giới và ở Việt Nam, được các nhà khoa học giáo dục nghiên cứu nhằm tìm ra biện pháp xây dựng và quản lý văn hóa học đường của mỗi nhà trường sao cho hiệu quả nhất.

Trong phạm vi đề tài, khái niệm quản lý xây dựng văn hóa học đường được hiểu

Phong cách làm việc Truyền thông Sứ mệnh Chuẩn mực hành vi Ngầm định nền tảng Giá trị Cảnh quan sư phạm Phong cách lãnh đạo Các mối quan hệ Sự kỳ vọng VH Học đường

là: Quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của hiệu trưởng đến giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác để tạo nên giá trị, bản sắc riêng của mỗi nhà trường. Quản lý xây dựng văn hóa học đường là quản lý việc xây dựng các mối quan hệ trong nhà trường nhằm đạt tới các giá trị: kỉ cương, tình thương, trách nhiệm.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)