Tổ chức xây dựng nề nếp dạy và họ cở các trường Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 98 - 99)

8. Cấu trúc của đề cương luận văn

3.2.4. Tổ chức xây dựng nề nếp dạy và họ cở các trường Trung học cơ sở

a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Nhằm tạo nền tảng và duy trì hoạt động dạy và học ổn định ngày càng phát triển vững chắc, nền tảng cho việc nâng cao chất lượng dạy học. Vì thế, tất cả các cơ sở giáo dục nhận thức rõ, cần thiết xây dựng nề nếp dạy học cho đơn vị của mình.

Học sinh thường xuyên tiếp cận với các nề nếp của nhà trường, từ đó tạo nên thói quen cho bản thân về nề nếp hang ngày.

b. Nội dung và tổ chức thực hiện của biện pháp

- Nội dung xây dựng nề nếp dạy học là những tác động có mục đích có kế hoạch của hiệu trưởng trường THCS nhằm trang bị cho mọi thành viên trong đơn vị có được ý thức tự giác, tự chủ và tự quản để dần dần chuyển thành hành vi thói quen làm việc có tổ chức, có kỷ luật, tuân theo quy chế, quy định của ngành và của Nhà nước;

- Xây dựng nề nếp dạy học là xây dựng tập thể trường THCS có độ ổn định cao về hoạt động giáo dục, tinh thần đồng thuận đoàn kết gắn bó, cộng đồng trách nhiệm hợp tác thực hiện các nhiệm vụ dạy học đạt kết quả và hiệu quả cao;

- Xây dựng những nề nếp mới cần thiết cho việc nâng cao chất lượng dạy học: Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế dạy và học; Nề nếp kiểm tra, đánh giá; Nề nếp sinh hoạt chuyên môn . . .; Nề nếp học tập trên lớp và nề nếp tự học ở nhà.

- Xây dựng nề nếp thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, giáo dục thông qua các thương tiện thông tin đại chúng.

c. Cách thức thực hiện

Trên cơ sở xây dựng chuẩn mực văn hóa học đường về tiêu chí nề nếp dạy học và các tiêu chuẩn đề ra cho giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đánh giá xếp loại hàng tuần, hàng tháng ở các giờ học và các hoạt động khác của lớp học.

Nhà trường, Đoàn thanh niên, đội thiếu niên, Giáo viên chủ nhiệm theo nắm bắt thông tin về tâm tư nguyện vọng của các em, thông qua đối thoại hoặc hòm thư góp ý từ đó nhà trường có cách điều chỉnh hợp lý.

Qua theo dõi thi đua nề nếp của các lớp, lãnh đạo nhà trường cần có những nhận xét cụ thể như tuyên dương tập thể hay phê bình cá nhân những mặt tốt hoặc chưa tốt từ đó phát huy những điểm mạnh, khắc phục hạn chế đề ra biện pháp giải quyết.

Thông qua công tác tuyên truyền. Nhà trường cần có những gương điển hình tốt việc thực hiện nề nếp hoặc những hình ảnh mang ý nghĩa giáo dục, khuyến khích giáo viên và học sinh chia sẽ những hình ảnh đẹp mạng ý nghĩa trong xây dựng nề nếp dạy và học. Từ đó tạo chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của học sinh trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)