Nâng cao văn hóa ứng xử với cộng đồng ở các trường Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 99 - 102)

8. Cấu trúc của đề cương luận văn

3.2.5. Nâng cao văn hóa ứng xử với cộng đồng ở các trường Trung học cơ sở

a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Xây dựng văn hóa ứng xử với cộng đồng đòi hỏi mọi thành viên đều có ý thức, hành vi và thái độ tích cực về trách nhiệm, nghĩa vụ đối với nhà trường nơi mình đang công tác, nhằm tạo ra môi trường có tác dụng như là động lực phát triển nhà trường và phát triển các thành viên trong nhà trường.

Đảm bảo việc xây dựng văn hóa học đường trường THCS đòi hỏi mọi thành viên trong tổ chức quan hệ với nhau một cách thân thiện, dựa trên cơ sở chia sẻ quyền lực và trách nhiệm cùng thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo.

b. Nội dung và tổ chức thực hiện của biện pháp

- Nội dung xây dựng kế hoạch phát triển các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường: Xây dựng quy chế chuẩn mực về giao tiếp, ứng xử, làm việc, giảng dạy, học tập văn hóa trong và ngoài nhà trường; Kế hoạch tổ chức các hoạt động có tính tập thể nhân các ngày lễ lớn của đất nước; Kế hoạch làm việc với các doanh nghiệp, ...

- Trước hết việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp của nhà trường cần đảm bảo các nội dung như: Tổ chức phân công các đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức các hoạt động nhằm xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp của nhà trường (Ví dụ như: Tổ Tư vấn và quan hệ doanh nghiệp của trường có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch làm việc với các doanh nghiệp trong việc hỗ trợ nhà trường..; Đoàn thanh niên có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động phong trào cho học sinh...); Tổ chức phân cấp, phân quyền cho đơn vị, cá

nhân liên quan nhằm đảm bảo kế hoạch thực hiện đạt kết quả tốt nhất; Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cá nhân, đơn vị trong nhà trường cũng như các lực lượng ngoài nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất kế hoạch đã đề ra.

- Bước tiếp theo Chi ủy, chi bộ, lãnh đạo nhà trường tổ chức phân công, chỉ đạo các cá nhân, đơn vị liên quan trong việc tổ chức các hoạt động và thực hiện các qui định liên quan đến việc XD các mối quan hệ tốt đẹp của nhà trường đến các CBQL, GV, NV và học sinh và các lực lượng bên ngoài nhà trường.

- Thường xuyên theo dõi, chỉ đạo kịp thời uốn nắn những mối quan hệ không lành mạnh.

Bên cạnh đó, CBQL cũng phải nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các cá nhân, để có biện pháp đáp ứng kịp thời, tạo sự yên tâm, kích thích tinh thần, động lực của các thành viên trong nhà trường.

c. Cách thức thực hiện

Hiểu rõ con người trong tổ chức. Đây là nội dung đầu tiên hết sức quan trọng mà người Hiệu trưởng nắm vững để có thể đưa ra các quyết định và lựa chon đúng các phương pháp quản lý.

Tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình XD các mối quan hệ tốt đẹp của nhà trường: Để xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường là cả quá trình phấn đấu và hỗ trợ, hợp tác với nhau giữa các thành viên trong nhà trường.

Cần tạo ra một tập thể đoàn kết, hướng đến đạt được mục tiêu chung của nhà trường thì thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát các mối quan hệ của nhà trường nhằm kịp thời điều chỉnh những mỗi quan hệ chưa tốt đồng thời động viên, khuyến khích, phát huy những mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường.

3.2.6. Phát triển xây dựng cảnh quan và cơ sở vật chất môi trường giáo dục ở các trường Trung học cơ sở

a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Việc tăng cường XD cơ sở vật mang tính hiện đại, đáp ứng yêu cầu dạy học và các hoạt động của trường nhằm phát huy sức vốn có của nó trong công tác XD VHHĐ, tạo nên nét văn hóa riêng của nhà trường. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác XD VHHĐ.

Nhằm huy động tối đa sự tham gia của các lực lượng trong và ngoài nhà trường vào công tác XD VHHĐ.

Đây được xem là một trong các hoạt động nhằm xây dựng giá trị văn hóa vật chất cũng như tác động đến việc xây dựng các giá trị văn hóa tinh thần của nhà trường.

b. Nội dung và tổ chức thực hiện của biện pháp

hệ thống cơ sở này cần đáp ứng những tiêu chí như: đảm bảo an toàn, gọn gàng, sạch sẽ, tính thẩm mỹ, hiện đại; Đáp ứng yêu cầu đào tạo, giáo dục và quản lý của trường; Thể hiện được bản sắc văn hóa riêng của trường, phát huy được vai trò của nó.

Cần huy động sự tham gia về nguồn lực của các lực lượng nhà nước và xã hội để cùng nhau xây dựng cơ sở vật chất nhà trường ngày càng hiện đại hơn, khang trang hơn.

c. Cách thức thực hiện

Trước hết Nhà trường cần có sự phân công trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân liên quan trong nhà trường trong việc xây dựng cơ sở vật chất của trường. Các đơn vị, cá nhân này có trách nhiệm thực hiện những công việc như:

- Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất hiện tại của nhà trường. Trong khâu này cần thống kê được hệ thống cơ sở vật chất của trường hiện nay những yếu tố nào đã trở nên lạc hậu, lỗi thời, không sử dụng được, cần thanh lý; những yêu tố nào cần tu dưỡng, sửa chữa; những yếu tố nào cần xây mới...

- Dựa vào kết quả thực trạng, qui mô đào tạo và hoạt động của trường cũng như dự kiến tương lai xu thế phát triển của trường và dựa vào kinh phí xây dựng cơ bản hàng năm của Sở tài chính - cơ quan chủ quản của nhà trường phân bổ mà xây dựng kế hoạch quy hoạch tổng thể, trong kế hoạch quy hoạch tổng thể có quy hoạch theo từng giai đoạn, kế hoạch quy hoạch cần đảm bảo yêu cầu về mặt pháp lý của nhà nước. Tuy nhiên, chỉ dựa vào kinh phí từ Phòng Giáo dục phân bổ về cho trường thì cũng khó thực hiện được việc XD cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu phát triển của trường mà Nhà trường cần huy động các lực lượng khác hỗ trợ, tham gia vào công tác này, các lực lượng đó có thể là: các doanh nghiệp, tổ chức chính quyền địa phương , nơi nhà trường đóng, Cựu học sinh của trường, các tổ chức Đoàn thể (như Đoàn Thanh niên, Công đoàn trường, các mạnh thường quân, ...). Để lực lượng này tham gia vào việc XD cơ sở vật chất của nhà trường thì đòi hỏi lãnh đạo nhà trường cũng như các đơn vị trong nhà trường hoặc các cá nhân có đủ sức thuyết phục được các lực lượng này tham gia hay không , đây là điều quan trọng. Và việc tham gia đóng góp của các lực lượng này là sự đóng góp mang tính tự nguyện, không điều kiện kèm theo.

- Để nguồn kinh phí xây dựng cơ sở vật chất được sử dụng đúng mục đích thì nhà trường cần tổ chức quản lý nguồn tài chính và phân bổ nguồn tài chính cho hợp lý, đúng với qui định của Nhà nước, cũng như các lực lượng tham gia vào công tác này. Tuy nhiên, để công tác này đạt hiệu quả, cần thực hiện những việc như sau:

Thứ nhất: Lập kế hoạch hàng năm, hàng quý về xây dựng, tu dưỡng, mua sắm, thanh lý hệ thống cơ sở vật chất phù hợp với thực trạng, kinh phí vốn có cũng như xu thế phát triển của trường; Kế toán tham mưu cho Ban giám hiệu về việc xây dựng, tư dưỡng, mua sắm, thanh lý và dự trù kinh phí xây dựng cơ sở vật chất.

Thức hai: Tổ chức phân công các bộ phận liên quan trong nhà trường xây dựng, mua sắm, bảo quản, sửa chữa hệ thống cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu xây dựng VHHĐ.

Để đạt hiệu quả cao trong công tác tổ chức này thì Nhà trường cần làm những việc như: Phân công 1 lãnh đạo trong Ban giám hiệu chịu trách nhiệm quản lý mãng công tác này; Phân công bộ phận kế toán xây dựng kế hoạch và phân bổ nguồn tài chính cho phù hợp.

Thứ ba: Chỉ đạo tổ chức xây dựng, mua sắm, bảo quản, sử dụng hệ thống cơ sở vật chất: Ở khâu này, Hiệu trưởng là người lãnh đạo, ra quyết định; bộ phận kế toán chịu trách về kinh phí và các bộ phận liên quan trong nhà trường chịu trách nhiệm phối hợp thực hiện.

Thứ tư: Tổ chức kiểm tra, đánh giá xây dựng, mua sắm, bảo quản, sử dụng hệ thống cơ sở vật chất: Thường xuyên, định kỳ kiểm tra-đánh giá tình hình cơ sở vật chất để kịp thời tu bổ, mua sắm, xây dựng mới. Có biện pháp chế tài để chấn chỉnh, động viên việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất nhằm phát huy tinh thần tiết kiệm, sử dụng hiệu quả của cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của nhà trường.

Việc xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng với yêu cầu xây dựng VHHĐ góp phần rất lớn vào sự thành công của công tác XD văn hóa học đường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường, tạo ra những giá trị văn hóa vật chất cho nhà trường. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao trong công tác này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn thể ban lãnh đạo và các bộ phận, cá nhân liên quan trong việc sử dụng, huy động, phân bổ nguồn kinh phí này phù hợp với qui định chung của Nhà nước nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với yêu cầu XD văn hóa học đường cũng như xu thế phát triển của Nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)