Tiêu chí và thang đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 109 - 128)

8. Cấu trúc của đề cương luận văn

3.4.3. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả

Biểu đồ 3.4. Kết quả khảo nghiệm về mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Từ kết quả thu được, tác giả tiến hành tính điểm trung bình của các biện pháp đã được khảo nghiệm, phân tích theo hệ số Spearmean và rút ra kết luận.

Kết quả hệ số tương quan được kết luận như sau:

3,7 3,75 3,8 3,85 3,9 3,95

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6

Tính Khả Thi 3,7 3,75 3,8 3,85 3,9 3,95 4 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Mức độ tương quan Tính cấp thiết Tính khả thi

- r = 0,7 – 1: Kết luận là rất chặt chẽ (rất thống nhất, phù hợp); - r = 0,5 – 0,69: Kết luận là tương đối chặt chẽ tương đối thống nhất; - r = 0,49 trở xuống: Kết luận là ít thống nhất, tương quan lỏng.

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Các biện pháp

Tính cấp thiết Tính khả thi Hiệu số thứ bậc (D) D2 Hệ số tương quan (r) Điểm trung bình Thứ bậc Điểm trung bình Thứ bậc Biện pháp 1 409 3,97 1 407 3,95 1 0 0 0,99 Biện pháp 2 399 3,87 5 395 3,83 5 0 0 0,99 Biện pháp 3 404 3,92 3 397 3,85 4 -1 1 0,99 Biện pháp 4 406 3,94 2 406 3,94 2 0 0 0,99 Biện pháp 5 402 3,90 4 405 3,93 3 1 1 0,99 Biện pháp 6 397 3,85 6 391 3,80 6 0 0 0,99

Trên cơ sở các kết quả khảo nghiệm tại bảng 3.3 tác giả đã tổng hợp với nhau áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman của 6 biện pháp. Kết quả là r = 0,99 nên mối tương quan này là tương quan thuận, hay nói cách khác mức độ cầp thiết và mức độ khả thi rất chặt chẽ. Như vậy, 6 biện pháp tác giả đề xuất được đánh giá là cầp thiết và có mức khả thi cao, cũng như vai trò của nó trong việc nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường THCS huyên Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận (chương 1) và thực trạng quản lý xây dựng VHHĐ ở các trường THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau (Chương 2) và những định hướng của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục về phát triển giáo dục và Đào tạo nước ta trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt định hướng phát triển GD&ĐT của huyện Thới Bình đến năm 2025, tác giả đã đề xuất được năm biện pháp dựa trên các nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục, tính hiệu quả, tính kế thừa và phát triển, tính khả thi..., đồng thời tiến hành khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp này. Kết quả cho thấy trên 97% CBQL, GV, cha mẹ HS cho rằng năm biện pháp rất cần thiết và cần thiết đối với việc quản lý xây dựng VHHĐ ở các trường THCS huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau, không có ý

kiến cho rằng các biện pháp này là không cần thiết. Tương tự cũng có 100% cho rằng các biện pháp này là rất khả thi và khả thi .

Như vậy kết quả nghiên cứu đề xuất sáu biện pháp quản lý xây dựng VHHĐ ở các trường THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đảm bảo được tính khoa học, nếu được vận dụng một cách đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường THCS trên địa bàn tỉnh Cà Mau sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bậc học phổ thông nói riêng và sự nghiệp giáo dục của địa phương nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Học đường là nơi truyền bá những nét đẹp của văn hóa một cách khuôn mẫu và có hệ thống. Nét đẹp văn hóa trong giao tiếp cũng đòi hỏi các nhà sư phạm dạy cho học sinh một cách mẫu mực nhất. Việc xây dựng chuẩn mực về lời nói, hành vi trong giao tiếp, ứng xử một cách mẫu mực trong trường học nói chung và các trường sư phạm nói riêng đòi hỏi về phía nhà trường phải đưa ra những chuẩn mực trong chương trình giảng dạy. Vì thế, muốn nâng cao văn hóa ứng xử của học sinh trong học đường con đường gần nhất, hiệu quả nhất không thể nằm ngoài mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau giữa giáo dục và giao tiếp.

Công tác xây dựng môi trường văn hóa là một trong những nhiệm vụ vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài, vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách nhằm ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần vào xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, biến văn hoá trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Việc xây dựng môi trường văn hóa phải được tiến hành một cách đồng bộ, rộng khắp, gắn liền với những nội dung thiết thực, cụ thể và phải bắt đầu từ cơ sở, từng cộng đồng dân cư, trường học.

Công tác quản lý xây dựng văn hóa học đường là nhiệm vụ quan trọng trong các trường phổ thông. Tuy nhiên trong thời gian qua, các trường phổ thông nói chung và ở các trường THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau chưa xem trọng và quan tâm đầy đủ, đúng mức đến nhiệm vụ này, chưa xem nhiệm vụ này là một trong những nhiệm vụ cần tập trung cao, chưa chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện một cách có hệ thống đồng bộ, chuyên sâu. Với mong muốn giúp cho công tác xây dựng văn hóa học đường của hiệu trưởng trường THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đạt kết quả tốt hơn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phù hợp với thực tiễn của địa phương, đề tài đã nghiên cứu một cách hệ thống lý luận liên quan đến quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học…; khảo sát, đánh giá thực trạng công tác xây dựng văn hóa học đường ở các trường THCS huyện Thới Bình để rút ra những ưu điểm và hạn chế tồn tại về công tác này của các trường. Đồng thời, đề tài đã đề xuấtsáu biệnpháp quản lý xây dựng văn hóa học đường của hiệu trưởng trường THCS ở huyện Thới Bình nhằm góp phần giúp cho công tác xây dựng văn hóa học đường đạt kết quả tốt hơn, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương.

Các biện pháp đề xuất đã được khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi; được tất cả cán bộ quản lý, đa số giáo viên tán thành ủng hộ và triển khai thực hiện để xây dựng môi trường văn hóa học đường lành mạnh, góp phần quan trọng vào hình thành

nhân cách, phẩm chất tốt đẹp cho học sinh. Để thực hiện có hiệu quả các biện pháp đã đề xuất, Chi bộ Đảng và BGH ở các trường THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau cần quan tâm, sớm xây dựng kế hoạch chỉ đạo, nhanh chóng tổ chức triển khai, thực hiện các biện pháp quản lý xây dựng văn hóa học đường nghiêm túc, nề nếp, tích cực; tăng cường kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm; quan tâm đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, kinh phí để thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau

- Cần xác định công tác quản lý xây dựng văn hóa học đường là một trong những nhiệm vụ chính trị của các trường phổ thông giai đoạn hiện nay.

- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường phổ thông xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện công tác này trong các năm học một cách nghiêm túc, tích cực, nề nếp thường xuyên, liên tục.

- Đưa công tác quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường phổ thông thành một nội dung trong thanh kiểm tra, là một tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thới Bình

- Cần quan tâm, chỉ đạo, kiểm tra, giúp đỡ các trường xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện công tác quản lý xây dựng văn hóa học đường.

- Có kế hoạch tổ chức, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về công tác xây dựng văn hóa học đường cho cán bộ, giáo viên và các lực lượng nồng cốt.

- Tích cực tham mưu với cấp ủy Đảng, UBND huyện Thới Bình, các ngành liên quan hỗ trợ, tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý xây dựng văn hóa học đường.

2.3. Đối với hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở

- Quan tâm công tác giáo dục chính trị đạo đức là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu; cần đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy cho sinh động, gắn với thực tiễn cuộc sống.

- Cần tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa cho học sinh. - Củng cố và nâng cao chất lượng công tác các tổ chức đoàn thể trong nhà trường nhằm thu hút giáo viên, học sinh vào những hoạt động văn hóa lành mạnh.

- Cần quan tâm đầu tư hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giáo dục. - Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

2.4. Đối với chính quyền địa phương

- Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền về vai trò và tầm quan trọng của công tác xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường cho nhân dân biết, cùng chung tay,

phối hợp với gia đình, nhà trường làm tốt công tác này.

- Phối hợp với nhà trường tổ chức các phong trào xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thị Trâm Anh (2020), Bài giảng Biện pháp xây dựng chuẩn mực văn hóa học đường tại nhà trường, Trường Đại học Đà Nẵng.

[2] Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

[3] Phòng GD &ĐT huyện Thới Bình (2020), Báo cáo tổng kết năm học 2019-2020 và hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2020-2021.

[4] Đặng Quốc Bảo - Bùi Việt Phú (2012), Một số góc nhìn về quản lý và phát triển giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[5] Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lí nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [6] Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2006), Cơ sở khoa học quản lý, Bài giảng

cho hệ cao học quản lý giáo dục, Hà Nội.

[7] Luật giáo dục, Thư viện pháp luật, Hà Nội, tháng 6 năm 2019

[8] Thái Văn Long Bài giảng “Chiến lược phát triển giáo dục 2015- 2020 và tầm nhìn 2030” năm ( 2020)

[9] Nguyễn Thị Kim Ngân (2009), Văn hoá giao tiếp trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

[10] Trường Đại học sư phạm Hà Nội. ( 2007) Hội thảo “ Xây dựng văn hóa học đường” Hà Nội.

[11] Trần Kiểm (2007), Giáo trình tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[12] Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục,

Trường cán bộ quản lý Trung ương I, Hà Nội.

[13] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư 32/2020 Điều lệ trường THCS,

[14] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), (2017) , Thông tư số 58/2011 và Thông tư số 26/2017 ban hành quy chế đánh giá xếp loại học sinhTHCS và trung học phổ thông.

[15] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Chương trình hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, Kết luận số 51- KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

[16] Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”, Hà Nội.

[17] Phạm Minh Hạc (1996), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[18] Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp tinh hoa nhân loại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

[19] Trần Ngọc Thêm (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 109 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)