8. Cấu trúc của đề cương luận văn
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp
Biện pháp quản lý là các hoạt động quản lý nhằm tác động có hiệu quả đến khách thể để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và đạt được mục tiêu quản lý đề ra. Trong thực tiễn quản lý, không có biện pháp nào được đánh giá là vạn năng, cho nên nhà quản lý phải biết vận dụng, phối hợp nhiều biện pháp thì có thể đạt được kết quả. Sáu biện pháp xây dựng VHHĐ các trường THCS huyện Thới Bình của đề tài phải là một hệ thống được tiến hành đồng bộ.
Các biện pháp xây dựng VHHĐ trên đây tạo nên một hệ thống, mà mỗi biện pháp đều có mục đích, nội dung, cách thức thực hiện và điều kiện thực hiện riêng biệt; mặc dù riêng biệt nhưng không có nghĩa là chúng tách biệt, hay có ý nghĩa đơn lẻ bởi chúng là một chỉnh thể thống nhất biện chứng, tính độc lập ở đây chỉ là tương đối, giữa các biện pháp luôn có mối quan hệ, tác động, hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Để phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp xây dựng VHHĐ ở các trường THCS, ta không thể tách rời từng biện
pháp mà phải sử dụng chúng đồng bộ để sao cho mỗi biện pháp trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi hoạt động quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung.
Thật vậy, đối với biện pháp “Tổ chức xây dựng văn hóa học đường gắn liền với sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển ở các trường THCS” có nghĩa là nâng tầm nhận thức cho mọi thành viên trong và ngoài trường về vai trò và ảnh hưởng của VHHĐ, cùng với tầm quan trọng xây dựng VHHĐ không chỉ cho hiện tại, mà cho cả tương lai của nhà trường. Đẩy mạnh hoạt động xây dựng VHHĐ ở các trường THCS không vì tự thân “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà vì “Nhà trường thực sự trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục của cộng đồng, địa phương”. Kết quả nhận thức rõ về tầm quan trọng xây dựng VHHĐ, từ đó thúc đẩy các thành viên tích cực tham gia thực hiện hiệu quả các biện pháp khác; vì vậy, tác giả chọn biện pháp Xây dựng văn hóa học đường, găn với tầm nhìn và mục tiêu phát triển của nhà trường là bước khởi đầu cho hoạt động xây dựng VHHĐ ở các trường THCS huyện huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Đối với năm biện pháp còn lại khi tổ chức triển khai cần đảm bảo tính chỉnh thể và logic trình tự, bởi vì thực hiện tốt biện pháp này sẽ tạo điều kiện để thực hiện tốt biện pháp kia, chúng tạo nên một chu trình quản lý từ bồi dưỡng nhận thức đến nâng cao năng lực lập kế hoạch, xây dựng quy trình tổ chức, đẩy mạnh chức năng chỉ đạo, tăng cường công tác kiểm tra đánh giá, đảm bảo các điều kiện cần thiết và tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp tốt các lực lượng bên ngoài nhà trường trong hoạt động xây dựng VHHĐ.
Tóm lại, sáu biện pháp của đề tài là chỉnh thể, quan hệ biện chứng với nhau. Về hình thức, các biện pháp theo thứ tự trước sau nhưng bản chất mỗi biện pháp là cái riêng trong cái chung, chúng đều góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng VHHĐ ở các trường THCS huyện huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ biện chứng giữa sáu biện pháp, tác giả xin mô tả sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp xây dựng VHHĐ ở các Trường THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau