8. Cấu trúc của đề cương luận văn
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh về xây dựng
huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh về xây dựng văn hóa học đường ở các trường Trung học cơ sở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau văn hóa học đường ở các trường Trung học cơ sở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
a. Sự cần thiết và tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa học đường trường Trung học cơ sở
Để đánh sự cần thiết xây dựng VHHĐ Trường THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Tác giả tiến hành khảo sát 28 CBQL (gồm HT, PHT, tổ trưởng chuyên môn), 75 GV và 75 cha mẹ học sinh của 14/14 trường THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau kết quả như sau:
Bảng 2.9. Kết quả thực trạng nhận thức của CBQL, GV và cha mẹ HS về tầm quan trọng xây dựng văn hóa học đường Trường THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
STT Nôi dung Mức độ Giá trị trung bình Rất cần thiết % Cần thiết % Ít cần thiết % Không cần thiết % 1 Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của công tác XD VHHĐ 82 79,6 16 15,5 5 4,9 0 0 3,75 2 Nhận thức cha mẹ HS về tầm quan trọng của công tác XD VHHĐ 54 72 17 22,7 4 5,3 0 0 3,67
Số liệu thu thập từ việc khảo sát về tầm quan trọng của việc xây dựng VHHĐ trường THCS huyện Thới Bình thể hiện các con số cụ thể trên bảng 2.8 đã phản ánh nhận thức của các đối tượng với 4 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết và ít cần thiết, không cần thiết Trong đó: 79.6% CBQL, GV và 72.0% cha mẹ HS cho biết xây dựng VHHĐ trường THCS là rất quan trọng; 15.5% CBQL, GV và 22.7% cha mẹ HS đồng thuận việc xây dựng VHHĐ trường THCS là quan trọng. Mức ảnh hưởng được quy đổi theo ĐTB là 3,75 điểm đối với CBQL và GV, 3,67 điểm đối với CMHS như vậy so với mức cao nhất là 4 điểm thì nằm ở mức độ rất quan trọng. Tuy nhiên cũng còn một số ít đối đượng khảo sát có ý kiến cho rằng việc xây dựng VHHĐ trường THCS là ít quan trọng, cụ thể có 4.9% CBQL, GV và 5.3% cha mẹ HS thuộc đối tượng này.
Qua kết quả khảo sát trong bảng 2.8 cho thấy sự cần thiết và tầm quan trọng của việc xây dựng VHHĐ trường THCS huyện Thới Bình có điểm trung bình 3,75/4 điểm, tác giả có thể nhận định nhận xét sự cần thiết và tầm quan trọng của việc xây dựng VHHĐ trường THCS huyện Thới Bình được tác giả xin ý kiến đã có nhận thức là rất quan trọng tích cực về tính cần thiết và tầm quan trọng xây dựng VHHĐ các trường THCS tại địa phương, CBQL, GV và cha mẹ HS mong muốn kiến tạo môi trường giáo dục an toàn, thân thiện và mở rộng cơ hội để HS phát triển phẩm chất và năng lực.
Đối với 5% CBQL, GV và cha mẹ HS còn lại, họ cho rằng xây dựng VHHĐ tại các trường THCS là ít cần thiết, ít quan trọng. Con số 5% không phải là số nhiều nhưng
bộc lộ thực trạng vẫn còn một số CBQL, GV và cha mẹ HS chưa nhận thức rõ chủ trương của địa phương và của ngành GD-ĐT về xây dựng VHHĐ hay xây dựng VHHĐ trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước ta hiện nay. Chính con số này đòi hỏi CBQL các trường THCS huyện Thới Bình cần có biện pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến nhận thức xây dựng và quản lý xây dựng VHHĐ trường THCS nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường, góp phần xây dựng nông thôn mới tại mỗi địa phương nơi nhà trường tọa lạc.
b. Nhận thức về những yếu tố cơ bản của văn hóa học đường ở các trường Trung học cơ sở
Cách hiểu phổ biến về VHHĐ hay văn hóa học đườnglà tổng hợp các giá trị, các chuẩn mực, niềm tin và hành vi ứng xử của các thành viên trong nhà trường tạo nên sự khác biệt giữa trường này với trường khác. Theo đó, những yếu tố cơ bản của VHHĐ…Mặt khác tác giả tiến hành khảo sát cho 28 CBQL, 75 giáo viên và 75 cha mẹ học sinh để xem xét các yếu tố cơ bản tác động ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình xây dựng VHHĐ, kết quả như sau:
Bảng 2.10. Nhận thức về những yếu tố cơ bản của VHHĐ ở các trường THCS
Số TT NỘI DUNG CBQL, GV Cha mẹ học sinh, HS Điểm trung bình Thứ bậc TB Thứ bậc TB Thứ bậc
1 Xây dựng nội dung chuẩn
mực trong giáo dục học sinh 361 3,50 1 343 3,33 1 3,42 1
2 Sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tả
đánh giá của nhà trường 348 3,38 3 333 3,23 4 3,31 3
3 Sự quan tâm thường xuyên
của GVCN 347 3,37 4 331 3,21 5 3,29 5
4 Sự quan tâm của GV bộ môn 356 3,46 2 338 3,28 2 3,37 2
5 Sự quan tâm chia sẽ, khích lệ
của gia đình 342 3,32 5 337 3,27 3 3,30 4
6 Khen thưởng, phê bình, kỹ
luật kịp thời 334 3,24 6 330 3,20 6 3,22 6
Điểm trung bình 3,38 3,25 3,32
Kết quả từ bảng 2.9 cho thấy mức độ nhận thức rõ về các yếu tố tạo nên cho thấy CBQL, GV và cha mẹ học sinh đều cho rằng yếu tố trên là quan trọng và rất quan trọng trong việc tác động ảnh hưởng đến quá trình xây dựng VHHĐ. Đặc biệt cả
CBQL, GV và cha mẹ HS đề đề cao vai trò rất quan trọng của một số yếu tố đó là: Xây dựng nội dung chuẩn mực trong giáo dục học sinh (CBQL,GV là 3.50 điểm và cha mẹ HS 3.33 điểm), sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra đánh giá (CBQL,GV là 3.38 điểm và cha mẹ HS 3.23 điểm) sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm ( CBQL,GV là 3.37 điểm và cha mẹ HS 3.21 điểm) Sự quan tâm của GV bộ môn (CBQL,GV là 3.46 điểm và cha mẹ HS 3.28 điểm), sự quan tâm chia sẽ, khích lệ của gia đình (CBQL,GV là 3.32 điểm và cha mẹ HS 3.27 điểm),, khen thưởng, phê bình, kỹ luật kịp thời ( CBQL,GV là 3.24 điểm và cha mẹ HS 3.20 điểm).
Như vậy để quá trình rèn luyện thói quen trong công tác xây dựng VHHĐ phải quan tâm đến những yếu tố trên để có biện pháp giáo dục cho phù hợp.
c. Nhận thức về nội dung xây dựng văn hóa học đường ở các trường Trung học cơ sở
Dựa trên cơ sở lý luận xây dựng văn hóa học đường ở các trường THCS (mục 1.3 trang ....) chỉ rõ nội dung xây dựng VHHĐ gồm 6 nội dung cơ bản: Nội dung: 1. Xác định tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của trường THCS, Nội dung 2. Xây dựng văn hóa quản lý, Nội dung: 3. Xây dựng nề nếp hành chính Nội dung 4. Xây dựng nề nếp dạy và học Nội dung: 5. Xây dựng văn hóa ứng xử với cộng đồng, Nội dung: 6. Xây dựng văn hóa ứng xử với môi trường cảnh quan tự nhiên. Tác giả tiến hành khảo sát cũng với các đối tượng như trên nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng mức độ nhận thức của họ về những nội dung này tại các cơ sở giáo dục của họ hoặc có liên quan đến viêc học tập con em của họ.
Bảng 2.11. Nhận thức của CBQL, GV và cha mẹ HS, HS về nội dung xây dựng văn hóa học đường ở các trường THCS huyện Thới Bình như sau:
Số TT NỘI DUNG CBQL, GV Cha mẹ học sinh, HS Điểm trung bình Thứ bậc X Thứ bậc X Thứ bậc 1 Xác định tầm nhìn, sứ mạng, các giá
trị mà trường THCS cần hướng tới 361 3,50 1 250 3,33 1 3,42 1
2 Xây dựng văn hóa quản lý 348 3,38 3 253 3,24 4 3,31 3
3 Xây dựng nề nếp hành chính 348 3,35 4 241 3,21 5 3,28 4
4 Xây dựng nề nếp dạy và học 359 3,42 2 246 3,28 2 3,35 2
5 Xây dựng văn hóa ứng xử với cộng
đồng 344 3,28 5 245 3,27 3 3,28 4
6 Xây dựng văn hóa ứng xử với môi
trường cảnh quan thiên nhiên 334 3,24 6 240 3,20 6 3,22 5
Trong từng nội dung, thì nội dung được đánh giá ở mức độ rất phù hợp và được xếp ở thứ bậc 1, tương ứng với điểm trung bình là 3,42 điểm đó là nội dung xác định tầm nhìn, sứ mạng các giá trị cần hướng đến. Điều này chứng tỏ nhà trường đã nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của nội dung này đối với sự phát triển của trường cũng như xác định được mục tiêu mà nhà trường cần đạt được, cần hướng đến trong tương lai. Vì vậy, trong các nội dung xây dựng VHHĐ thì nội dung này được nhà trường quan tâm và được các đối tượng khảo sát đánh giá là phù hợp nhất. Các nội dung còn lại cũng đều được đánh giá ở mức độ phù hợp nhưng ở mức độ thấp (điểm trung bình chung dưới 3.31 điểm). Chứng tỏ công tác xây dựng VHHĐ luôn luôn gắn liền sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu phát triển của nhà trường.
Về kết quả đánh giá giữa 2 nhóm đối tượng tham gia khảo sát về nội dung này nhìn chung không có sự khác biệt nhiều về mức độ đánh giá (điều đánh giá ở mức độ phù hợp) cũng như điểm trung bình chung (điểm trung bình chung của CBQL, GV là 3.36 điểm, còn ở học sinh là 3.26 điểm).