Tổ chức và quản lý xây dựng văn hóa quản lý ở các trường Trung học cơ

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 96 - 97)

8. Cấu trúc của đề cương luận văn

3.2.2. Tổ chức và quản lý xây dựng văn hóa quản lý ở các trường Trung học cơ

sở

a. Mục đích và ý nghĩa của biên pháp

Xây dựng các quy tắc, chuẩn mực văn hoá trong nhà trường được xem là giá trị tinh thần của văn hóa học đường.

Chuẩn mực là tổng số những mong đợi, những yêu cầu, những quy tắc của xã hội được ghi nhận bằng lời, bằng ký hiệu hay bằng các biểu trưng, mà qua đó xã hội định hướng hành vi của các thành viên.

Quy tắc, chuẩn mực mà nhà trường xây dựng là những quy tắc, chuẩn mực được sự đồng thuận cao của nhà trường và đó là những quy tắc, chuẩn mực tích cực đưa ra nhằm điều chỉnh hành vi của các thành viên trong nhà trường theo hướng tích cực. Đây là yếu tố cần thiết mà mỗi nhà trường cũng như từng tổ chức trong nhà trường cần đưa ra để các thành viên của tổ chức đó tuân theo.

b. Nội dung và tổ chức thực hiện của biện pháp

Nội dung xây dựng bộ quy tắc, chuẩn mực văn hóa của nhà trường có nhiều bộ quy tắc, chuẩn mực như: Giao tiếp, ứng xử; Quy trình, thủ tục giải quyết công việc; Phong cách làm việc, Phong cách lãnh đạo…

Trong hệ thống các quy tắc, chuẩn mực văn hóa mà nhà trường cần xây dựng trong công tác xây dựng văn hóa học đường thì có thể nói rằng nội dung xây dựng các quy tắc, chuẩn mực giao tiếp, ứng xử văn hóa có vai trò quan trọng, tác động lớn đến hiệu quả công tác xây dựng văn hóa học đường, điều này được biểu hiện ở chỗ: Giúp cho các thành viên trong nhà trường điều chỉnh hành vi xấu; hình thành hành vi tốt đẹp; Có nhận thức đúng; giáo dục hệ giá trị; thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh;...Đó là yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục mọi người, xây dựng cơ sở để đảm bảo chất lượng giáo dục của Nhà trường; Mọi hoạt động của nhà trường phần lớn được thực hiện thông qua giao tiếp giữa các thành viên trong nhà trường cũng như giữa nhà trường với các lực lượng bên ngoài, nếu như giao tiếp đúng chuẩn mực, phù hợp sẽ góp phần mang lại kết quả tốt cho các hoạt động của trường.

c. Cách thức thực hiện

Nhà trường tổ chức đánh giá thực trạng nội dung XD văn hóa học đường hiện nay. Trong quá trình đánh giá cần xác định được những giá trị văn hóa nào không còn phù hợp, gìn giữ những giá trị còn phù hợp và xây dựng những giá trị văn hóa mới phù hợp với chiến lược phát triển của trường.

Tổ chức khảo sát lấy ý kiến đánh giá về mục đích, nội dung, cách thức xây dựng việc đánh giá VHHĐ; Tổng hợp những ý kiến đóng góp của các thành viên về vấn đề XD VHHĐ và bộ quy tắc đánh giá VHHĐ;

Tổ chức chỉ đạo xây dựng các quy tắc đánh giá VHHĐ: Hiệu trưởng giao trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cho các đơn vị, các thành viên liên quan nhằm đảm bảo hoạt động xây dựng và ban hành các quy tắc được thực hiện đúng thời gian theo kế hoạch.

Tổ chức đánh giá bộ quy tắc, chuẩn mực văn hóa học đường cần thực hiện các công việc như: Tổ chức các hoạt động nhằm tuyên truyền, thực hiện bộ quy tắc, ứng xử văn hóa học đường; Thành lập bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc truyền thông bộ quy tắc, chuẩn mực này; Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cá nhân, đơn vị với nhau trong quá trình thực hiện; ... Để đạt được hiệu quả cao khi thực hiện các quy tắc, chuẩn mực văn hóa học đường thì cần có sự chỉ đạo, đôn đốc thường xuyên của Chi bộ, lãnh đạo nhà trường nhằm hướng đến việc đạt hiệu quả cao khi thực hiện.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)