Quản lý xây dựng văn hóa quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 42 - 43)

8. Cấu trúc của đề cương luận văn

1.4.2. Quản lý xây dựng văn hóa quản lý

Trong công tác quản lý, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải người tiên phong để thể hiện mình trong việc đổi mới giáo dục mà trước hết là đổi mới tư duy quản lý, nắm vững quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, biết đồng cảm và chia sẻ khó khăn với giáo viên, nhân viên và người học, biết tạo điều kiện thuận lợi, khích lệ các thành viên làm việc và thành công. Nhưng đồng thời cũng biết chia sẻ quyền lực với nhân viên dưới quyền và huy động mọi thành viên trong tổ chức cùng tham gia quản lý nhà trường như:

- Xây dựng sự đồng thuận từ lãnh đạo nhà trường đến các thành viên, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường đối với việc xây dựng VHHĐ trường THCS;

- Đảm bảo các nguồn nhân lực, vật lực và tài lực, đặc biệt nguồn kinh phí phục vụ cho việc xây dựng VHHĐ trường THCS, cụ thể: cung cấp trang thiết bị đáp ứng được yêu cầu học tập và giảng dạy, các hoạt động ngoài giờ học, văn hóa, văn nghệ, thể thao, hội thao . . .;

- Đảm bảo yêu cầu mỹ quan, kiến tạo cảnh quang nhà trường xanh-sạch-đẹp thoáng mát, bầu không khí trong lành, văn minh và thiết kế, bố trí các phòng làm việc, phòng học đảm bảo quy định về không gian, ánh sáng tạo sự hưng phấn trong quá trình giảng dạy-học tập, . . . ;

- Đảm bảo an ninh trật tự, môi trường lành mạnh không có hiện tượng: hút thuốc lá, bạo lực học đường, chơi game, xả rác bừa bãi trong trung tâm;

- Xây dựng một môi trường nhà trường đạt chuẩn mực “Công sở văn hóa” là một trong những yếu tố góp phần hoàn thiện VHHĐ.

Để công tác quản lý xây dựng các quy tắc, chuẩn mực văn hoá trong nhà trường đạt hiệu quả cao thì nhà quản lý cần thực hiện những công việc sau:

- Tổ chức rà soát, đánh giá lại các quy tắc, chuẩn mực văn hóa đang thực hiện của nhà trường; Khảo sát, lấy ý kiến của các thành viên trong nhà trường về các quy tắc, chuẩn mực mà nhà trường cần xây dựng. Từ đó tập hợp ý kiến và điều chỉnh, xây dựng bộ quy tắc, chuẩn mực VHHĐ.

- Xây dựng nội dung bộ quy tắc, chuẩn mực văn hóa học đường cần dựa trên cơ sở các qui định chung của các cơ quan liên quan của nhà nước, cần có sự đồng thuận cao của tất cả các thành viên trong nhà trường, phù hợp với chiến lược phát triển của trường.

- Tổ chức thực hiện bộ quy tắc, chuẩn mực văn hóa học đường cần thực hiện các công việc như: Tổ chức các hoạt động nhằm tuyên truyền, thực hiện bộ quy tắc, ứng xử văn hóa học đường; Thành lập bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc truyền thông bộ quy tắc, chuẩn mực này; Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cá nhân, đơn vị với nhau trong quá trình thực hiện; ...

đường thì cần có sự chỉ đạo, đôn đốc thường xuyên của Chi bộ, lãnh đạo nhà trường nhằm hướng đến việc đạt hiệu quả cao khi thực hiện.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện nhằm phát huy những kết quả đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)