Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý xây dưng văn hóa học đường ở các

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 87 - 92)

8. Cấu trúc của đề cương luận văn

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý xây dưng văn hóa học đường ở các

các trường Trung học cơ sở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Văn hóa học đường liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của một ngôi trường. Xây dựng và phát triển VHHĐ là một quá trình và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm cả các yếu tố chủ quan và khách quan. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng quyết định của các yếu tố tùy theo điều kiện thực tế của nhà trường (các nguồn lực, năng lực lãnh đao, điều kiện kinh tế - xã hội...) mà có sự khác nhau. Để nhận thức đầy đủ mức

độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động xây dựng VHHĐ, tác giả tiến hành khảo từ 178 đối tượng là CBQL, GV và CMHS, kết quả thu được cụ thể như sau:

Qua kết quả khảo sát của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động xây dựng VHHĐ ở các trường THCS huyện Thới Bình, ta thấy hầu hết đối tượng khảo sát cho rằng các yếu tố chủ quan và khách quan đều ở mức “Rất ảnh hưởng”. Trong đó, ảnh hưởng cao nhất là yếu tố Nhận thức về giá trị VHHĐ của CBQL, GV, CMHS và các tổ chức đoàn thể (điểm trung bình 3.72 xếp hạng 1/4). Tiếp đến là các yếu tố Phẩm chất và năng lực của nhà lãnh đạo, quản lý nhà trường (điểm trung bình 3.7); Chủ trương, chính sách của Nhà nước và ngành GD&ĐT (điểm trung bình 3.62); và xếp lần lượt ở các vị trí tiếp theo là các yếu tố khách quan như: Điều kiện văn hóa, kinh tế - xã hội địa phương” (điểm trung bình 3.53)

Bảng 2.29. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động xây dựngVHHĐ ở các trường THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

TT Các yếu tố ảnh hưởng

đến quản lý hoạt động xây dựng VHHĐ

Mức độ ảnh hưởng

TB Thứ

bậc

Các yếu tố khách quan

1 Chủ trương, chính sách của Nhà nước và ngành GD&ĐT 644 3,62 3 2 Điều kiện văn hóa, kinh tế - xã hội địa phương 628 3,53 4

Các yếu tố chủ quan

3 Phẩm chất và năng lực của nhà lãnh đạo, quản lý nhà

trường 658 3,70 2

4 Nhận thức về giá trị VHHĐ của CBQL, GV, CMHS và

các tổ chức đoàn thể 662 3,72 1

Điểm trung bình 3,64

Kết quả khảo sát cho thấy, quản lý hoạt động xây dựng VHHĐ ở các trường THCS huyện Thới Bình chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó ảnh hưởng trực tiếp và quyết định là các yếu tố chủ quan, đặc biệt là “Phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên nhà trường là người trực tiếp truyền thụ kiến thức, giáo dục học sinh và thực hiện các hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh ảnh hưởng của các yếu chủ quan thì các yếu khách quan cũng ảnh hưởng không kém phần quan trọng đến hoạt động xây dựng VHHĐ.

* Đánh giá chung

- Những mặt mạnh

ý nghĩa của công tác quản lý xây dựng VHHĐ, khi nhận thức đúng làm cho các thành viên trong nhà trường cùng nhau xây dựng và quản lý XD văn hóa học đường đạt hiệu quả cao nhất.

Nhà trường đang trong thời kỳ đổi mới nhiều mặt.

Công tác quản lý xây dựng VHHĐ đã được nhà trường quan tâm, điều này được thể hiện qua hiệu quả thực hiện các nội dung XD và quản lý XD văn hóa học đường có tính đồng bộ và hệ thống.

Công tác XD và quản lý XD văn hóa học đường gắn liền với sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu phát triển của trường và nội dung XD, quản lý các giá trị cốt lõi của nhà trường được đánh giá hiệu quả thực hiện cao. Đây là 2 nội dung quan trọng, tác động rất lớn đến hiệu quả của các nội dung khác trong công tác quản lý XD văn hóa học đường.

Hiện nay Chi ủy, chi bộ, Ban giám hiệu và các thành viên trong nhà trường cũng như các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường luôn quan tâm đến công tác này và luôn đẩy mạnh các hoạt động trong và ngoài nhà trường nhằm góp phần mang lại hiệu quả cao cho công tác này. Trong những năm gần đây, các tổ chức Đoàn, Hội, Công đoàn tổ chức nhiều hoạt động cũng như kiêu gọi nhiều lực lượng bên ngoài tham gia vào công tác quản lý xây dựng văn hóa học đường nhằm tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp ngoài nhà trường.

Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến đời sống của cấp dưới, đồng cảm với phụ huynh học sinh có những hoàn cảnh khó khăn, luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp cho gia đình hoàn thành các lớp học, không để bất kỳ 1 học sinh nào vì hoàn cảnh gia đình khó khăn mà bỏ học giữa chừng; giải quyết mọi việc luôn có tình có lý.

- Những hạn chế và nguyên nhân

+ Hạn chế

Nhận thức của các thành viên trong nhà trường mặc dù có nhưng chưa phải là cao và đồng bộ. XD và quản lý xây dựng VHHĐ muốn đạt hiệu quả cao thì cần có sự đồng thuận cao của tất cả các thành viên trong nhà trường, mà muốn làm được điều này thì trước mắt tất cả các thành viên trong nhà trường cần nhận thức sâu sắc tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác này. Đây được xem là một khó khăn trong công tác quản lý xây dựng VHHĐ hiện nay.

Giao tiếp, ứng xử đúng chuẩn mực; xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp của nhà trường có tác động rất lớn đến chất lượng của tất cả các hoạt động trong nhà trường nói chung và với hiệu quả công tác quản lý xây dựng VHHĐ nói riêng. Tuy nhiên, thực trạng XD và quản lý 2 nội dung này được đánh giá thấp nhất so với các nội dung khác trong công tác quản lý xây dựng VHHĐ.

Thực trạng XD và quản lý XD văn hóa học đường hiện nay được CBQL, GV, HS đánh giá ở mức độ hiệu quả nhưng mức độ thấp và có những nội dung chỉ đạt mức độ ít

hiệu quả (như nội dung XD các mối quan hệ tốt đẹp của nhà trường).

Công tác lập kế hoạch; kiểm tra, đánh giá các nội dung xây dựng VHHĐ hiệu quả thực hiện còn thấp. Nhà trường chưa XD được bộ tiêu chí đánh giá các giá trị văn hóa của nhà trường.

Công tác phối hợp giữa các đơn vị, cá nhân, các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường cũng như các lực lượng bên ngoài nhà trường thật sự vẫn chưa được tốt.

+ Nguyên nhân

Các trường THCS trong những năm gần đây có nhiều thay đổi về đội ngũ lãnh đạo, cơ chế, chính sách, tư duy lãnh đạo...

Các trường đang trong giai đoạn dần dần tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính theo lộ trình của Sở Tài chính - cơ quan chủ quản của nhà trường và công tác tuyển sinh cũng gặp nhiều khó khăn - công tác này ảnh hưởng nhiều đến đời sống vật chất, tinh thần CBQL, GV và học sinh và chất lượng các hoạt động khác của nhà trường.

Đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác quản lý xây dựng VHHĐ hiện nay của nhà trường.

- Cơ hội

Đội ngũ lãnh đạo trẻ có năng lượng làm việc dồi dào, có tư duy lãnh đạo mới. Chi ủy, chi bộ, Ban giám hiệu Nhà trường đang chỉ đạo các Đơn vị trong nhà trường tổ chức rà soát và điều chỉnh lại các qui định liên quan đến tất cả các hoạt động của nhà trường (trong đó có nội dung quản lý xây dựng văn hóa học đường) nhằm phù hợp với chiến lược phát triển của trường giai đoạn 2020-2025 và định hướng giai đoạn 2030.

Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết số 33- NQ/TW, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển con người Việt Nam toàn diện, trong đó xây dựng và phát triển VHHĐ như một giải pháp quan trọng để phát triển đạo đức con người. Đây là điều kiện thuận lợi và cơ hội tốt để nhà trường có những bứt phá trong công tác quản lý XD VHHĐ.

- Thách thức

Xong xong với cơ hội là các thách thức kèm theo mà nhà trường cần phải đối diện trong quá trình quản lý XD VHHĐ tại trường:

Hội nhập quốc tế bên cạnh những cơ hội mang lại cho nhà trường là cơ hội để học hỏi các giá trị văn hóa của các nước trong công tác XD VHHĐ nhưng nếu việc lĩnh hội này không được nhìn nhận một cách đầy đủ, đúng đắn sẽ dễ dẫn đến các văn hóa không tích cực, lành mạnh ảnh hưởng đến công tác quản lý XD VHHĐ.

nhận thức của người học về vấn đề này còn hạn chế.

Thu nhập của CBQL, GV trong những năm gần đây cũng giảm nhiều. Để đảm bảo đời sống vật chất thì nhiều CBQL, GV tìm kiếm nguồn thu nhập từ nhiều lĩnh vực khác nhau nên điều này ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, làm việc của nhà trường.

Đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp trong công tác XD VHHĐ chưa đảm bảo về số lượng và kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này còn hạn chế.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Qua kết quả khảo sát thực trạng và trao đổi một số viên chức quản lý về quản lý XD văn hóa học đường ở các trường THCS huyện Thới Bình , chúng ta có thể thấy Thực trạng XD văn hóa học đường được đánh giá ở mức độ hiệu quả với điểm trung bình chung là 3.12 điểm. Với kết quả này cho thấy hiệu quả XD và quản lý XD văn hóa học đường ở các trường THCS được thực hiện đồng bộ nên có kết quả tương đồng với nhau. Trong các nội dung XD văn hóa học đường ở các trường THCS thì nội dung XD các giá trị cốt lõi được đánh giá hiệu quả thực hiện cao nhất, được xếp ở thứ bậc 1 với số điểm đạt được là 3,48 điểm - tương ứng với mức độ rất hiệu quả, còn nội dung XD cơ sở vật chất của nhà trường thì được đánh giá hiệu quả thực hiện ở mức thấp nhất, với điểm trung bình là 2,92 điểm - tương ứng với mức độ ít hiệu quả. Những nội dung còn lại được đánh giá ở mức hiệu quả nhưng hiệu quả không cao, vì điểm trung bình nằm khoảng từ 2,96 điểm đến 3.06 điểm. Trong các nội dung quản lý XD văn hóa học đường thì nội dung quản lý XD các giá trị cốt lõi được đánh giá hiệu quả thực hiện cao nhất điểm trung bình chỉ nằm trong khoảng từ 3.42 điểm đến 3.55 điểm, còn nội dung quản lý XD cơ sở vật chất của nhà trường được đánh giá thấp nhất với điểm trung bình chỉ nằm trong khoảng từ 2.73 điểm đến 3.07 điểm - tương ứng với mức hiệu quả nhưng hiệu quả không cao. Các trường THCS đang trong giai đoạn đổi mới về mọi mặt, đặc biệt là đổi mới “tư duy lãnh đạo”, mạnh dạn quy hoạch, bổ nhiệm những viên chức trẻ tuổi có năng lực lên làm lãnh đạo, thay đổi cách làm việc, cách đánh giá năng lực công tác; luân chuyển cán bộ quản lý... hay đổi mới cơ chế, chính sách; ... thay đổi tư duy, cách nghĩ cách làm của con người cần phải có thời gian, có sự đồng thuận cao của các thành viên trong nhà trường, Nhìn chung, quản lý XD văn hóa học đường đạt hiệu quả nhưng chưa cao, chính vì vậy nhà trường cần có những biện pháp quản lý phù hợp với bối cảnh của nhà trường nhằm làm cho công tác quản lý XD văn hóa học đường đạt hiệu quả cao hơn.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THỚI BÌNH TỈNH CÀ MAU

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)