8. Cấu trúc của đề cương luận văn
1.5.4. Phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý nhà trường
Về vai trò của lãnh đạo, quản lý xây dựng VHHĐ. Đối với các nhà quản lý giáo dục, quản lý nhà trường nói chung và hiệu trưởng nói riêng, dưới góc độ năng lực quản lý của họ thì thành tố này có vai trò quyết định, chi phối việc xây dựng và quản lý xây dựng VHHĐ; về mặt phẩm chất của nhà quản lý thì thành tố này ảnh hưởng sâu sắc và lan tỏa nhanh chóng, hiệu quả cao đến xây dựng, quản lý xây dựng VHHĐ.
Vì vậy, nhân cách của cán bộ quản lý ảnh hưởng nuôi dưỡng, vun trồng và tiến biến VHHĐ thông qua hàng loạt hành vi như: Chia sẻ tầm nhìn, sứ mạng của trường với cán bộ, giáo viên; khuyến khích và tích cực ủng hộ sự đổi mới, sự sáng tạo để giáo viên phát triển tối đa khả năng của họ; Tạo dựng bầu không khí tâm lý cởi mở, dân chủ và nhân văn; Khuyến khích tinh thần hợp tác và kỹ năng làm việc nhóm.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Văn hóa học đường có vai trò rất quan trọng, nó bao trùm lên hầu hết các hoạt động của nhà trường, VHHĐ góp phần trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. VHHĐ tập trung nhiều đến các giá trị cốt lõi cần thiết cho hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tinh thần của CB, GV, NV và HS. Nó liên quan đến các chủ thể trong và ngoài nhà trường, từ lãnh đạo đến GV, HS, phụ huynh HS và cộng đồng xã hội, đến mọi khía cạnh của nhà trường.
Quản lý xây dựng VHHĐ là vấn đề được các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước quan tâm và nghiên cứu. Trên cơ sở những nội dung mà tác giả tiếp cận được từ các nhà nghiên cứu trong nước và thế giới, tác giả xác định nội dung cơ bản của lý luận về
công tác xây dựng và quản lý VHHĐ ở các trường THCS như sau:
- Xác định những khái niệm chính của đề tài, làm cơ sở cho việc triển khai nội dung quản lý xây dựng VHHĐ tại trường THCS như: Quản lý; Quản lý giáo dục; Văn hóa; Văn hóa tổ chức; Văn hóa học đường; Xây dựng văn hóa học đường; Quản lý xây dựng văn hóa học đường.
- Xác định nội dung xây dựng xây dựng văn hóa học đường ở các trường THCS gồm 6 nội dung chính sau: Xây dựng văn hoá nhà trường gắn với sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển, các giá trị cốt lõi của văn hoá nhà trường; Xây dựng văn hóa quản lý của nhà trường; Xây dựng nền nếp hành chính của nhà trường; Xây dựng nền nếp dạy và học của nhà trường, Xây dựng văn hóa ứng xử với cộng đồng của nhà trường, Xây dựng văn hóa ứng xử cơ sở vật chất, các biểu trưng, lễ nghi truyền thống với moi trường tự nhiên.
- Dựa vào cách tiếp cận văn hóa học đường là văn hóa của một tổ chức và quản lý theo chức năng, tác giả xác định 6 nội dung xây dựng văn hóa học đường được nêu trên cũng chính là 6 nội dung chính trong quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường THCS và trong từng nội dung phải đảm bảo thực hiện được các khâu của quản lý như: Lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện; Chỉ đạo; Kiểm tra, đánh giá.
Dựa vào cơ sở lý luận tại Chương 1, tác giả sẽ tiến hành xây dựng bộ công cụ khảo sát, tiến hành khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng quản lý xây dựng xây dựng văn hóa học đường ở các trường THCS, từ đó đề xuất những biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý xây dựng xây dựng văn hóa học đường ở các trường THCS đạt hiệu quả cao nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo duc - đào tạo, giúp nhà trường phát triển theo hướng bền vững.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THỚI BÌNH TỈNH CÀ MAU