8. Cấu trúc của đề cương luận văn
1.3.1. Bối cảnh và yêu cầu đối với xây dựng văn hóa học đường hiện nay
Sau những năm đổi mới những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định chính trị làm cho thế lực của huyện nhà
Đảng và Nhà nước luôn khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm vừa qua và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2010 - 2020 với yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, cùng với Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực trong thời kỳ dân số vàng là tiền đề cơ bản để ngành giáo dục cùng các bộ, ngành, địa phương phát triển giáo dục.
Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để đổi mới cơ bản nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục, tiến tới một nền giáo dục điện tử đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân người học.
Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo dục.
Tuy nhiên, để giữ gìn tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc, cũng cần phải tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc văn hóa với các dân tộc khác, nhằm mục đích học hỏi, giao lưu và tiếp biến. Đưa hình ảnh dân tộc và các giá trị văn hóa dân tộc gia nhập vào các giá trị văn hóa khu vực và quốc tế là xu thế tất yếu của thế kỷ XXI. Đây là niềm tự hào của một dân tộc, cũng là những đóng góp cao cả của dân tộc đó đối với văn hóa, văn minh của nhân loại, kích thích sự phát triển lịch sử và tiếng bộ của xã hội. Ngày nay các quốc gia dù khác nhau về chế độ, chính trị xã hội nhưng vẫn có tiếng nói chung về văn hóa. Đó là chiều hướng phát triển tốt đẹp của nhân loại trong tương lai mà bất kỳ dân tộc nào cũng coi trọng để giữ gìn bản sắc văn hóa, vừa quốc tế hóa văn hóa dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa ngày càng sôi động trên khắp hành tinh của chúng ta.
Mặt khác cũng đã xác định rõ; “ Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên và học sinh là khâu then chốt”. Trong đó dân chủ hóa là hướng phát triển có tác động trực tiếp và rõ ràng nhất đến công tác phát
triển văn hóa học đường.
Có thể nói, thực hiện dân chủ hóa vùa là mục tiêu, vừa là động lực căn bản của công cuộc đổi mới giáo dục. Dân chủ hóa mọi hoạt động giáo dục sẽ làm cho mọi tiềm năng sáng tạo của đội ngũ giáo viên và học sinh được phát huy tính tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy và học được tăng lên tạo cho sự nghiệp đổi mới giáo dục ngày càng cao chất lượng và có hiệu quả cao. Từ đó có thể khẳng định lấy dân chủ hóa trong đổi mới giáo dục để tiến hành phát triển văn hóa học đường là một cơ sở quan trọng. Dân chủ hóa như là xu thế phát triển của giáo dục cũng như các giá trị cốt lõi về văn hóa học đường hướng tới nhằm tạo ra hướng mở trong phát triển các mối quan hệ trong nhà trường như quan hệ giữa giáo viên - giáo viên, giáo viên - học sinh, giáo viên - cán bộ quản lý nhà trường.
Đứng trước bối cảnh đổi mới giáo dục và những thay đổi của xã hội đòi hỏi mỗi nhà trường phải thay đổi để nâng cao chất lượng giáo dục và Đào tạo. Trong đó yêu cầu đối với cong tác phát triển văn hóa ở mỗi nhà trường cần phải
- Xây dựng nhà trường hiệu quả đòi hỏi phải có tổ chức văn hóa cao. Muốn có văn hóa tổ chức cao cần phải có hệ giá trị văn hóa chuẩn mực, phối hợp và xác định đầy đủ nét đặc trưng của nhà trường.
- Phát triển văn hóa học đường cần phải xây dựng các mối quan hệ trong nhà trường, quan hệ thầy - trò, trò - trò, thầy - thầy dân chủ và hài hòa. Phát triển văn hóa học tập, giảng dạy, văn hóa quản lý phải lấy định hướng dân chủ hóa làm kim chỉ nam để đảm bảo xây dựng một văn hóa học đường ổn định và công bằng.
- Phát triển văn hóa học đường cần phải tiến hành song song với các nhiệm vụ hoạt động của nhà trường. Văn hóa học đường là khái niệm bao trùm là một nhân tố trừu tượng nhưng lại tồn tại ở hầu hết các thành tố và hoạt động trong nhà trường. Chính vì thế phát triển văn hóa học đường cần phải tiến hành đồng bộ và thường xuyên trong nhà trường.
- Phát triển văn hóa học đường cần hướng đến hoặc bảo lưu, giữ gìn các hệ giá trị văn hóa tích cực, đồng thời hình thành những giá trị văn hóa tích cực, hiện đại và phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà trường.