Nội dung xây dựng văn hóa học đường thành tố của văn hóa nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 30 - 39)

8. Cấu trúc của đề cương luận văn

1.3.2. Nội dung xây dựng văn hóa học đường thành tố của văn hóa nhà trường

trường tại trường Trung học cơ sở

a. Xác định tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị cốt lõi của trường Trung học cơ sở * Sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển của nhà trường được xem là các giá trị tinh thần của nhà trường Trung học cơ sở

- Sứ mạng của trường THCS chấp cánh ước mơ cho các em học sinh đáp ứng nguyện vọng của phụ huynh học sinh phù hợp với phát triển phẩm chất đạo đức nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, đảm bảo chất lượng và thích ứng với sự thay đổi

của thế giới hiện nay.

- Tầm nhìn của trường THCS là cái đích mà nhà trường cần hướng đến trong một thời gian nhất định. Xây dựng tầm nhìn - một bức tranh lý tưởng trong tương lai - mà nhà trường sẽ vươn tới. Đây là định hướng để xây dựng văn hóa học đường, thậm chí có thể tạo lập một nền văn hóa tương lai cho nhà trường khác hẳn trạng thái hiện tại.

- Mục tiêu của nhà trường là: Định hướng tổng quát và cụ thể cho từng giai đoạn phát triển của nhà trường để có cơ sở đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả phù hợp được phản ánh trong kế hoạch chiến lược phát triển của cơ sở giáo dục giai đoạn 5 năm, 10 năm, . . . nó là một trong nội dung xây dựng văn hóa học đường, đòi hỏi tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các lực lượng liên quan nhận thức rõ, đầy đủ các định hướng này trên cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung và chức trách được hiệu trưởng trường THCS phân công cho mỗi thành viên.

Việc xác định sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu phát triển của trường có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển bền vững của trường: Khi xác định tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu của nhà trường sẽ giúp cho mọi thành viên trong nhà trường và xã hội thấy được bức tranh lý tưởng trong tương lai mà nhà trường cần vươn tới, giúp cho các thành viên trong nhà trường có động lực, niềm tin và “dẫn dắt” họ để đạt được bức tranh lý tưởng đó.

Tất cả các hoạt động của nhà trường đều hướng đến việc đạt được sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển của nhà trường. Xây dựng văn hóa học đường được xem là một hoạt động quan trọng của nhà trường, tác động đến mọi mặt của nhà trường, vì vậy, mọi hoạt động trong công tác xây dựng văn hóa học đường (như xây dựng các giá trị cốt lõi trong nhà trường; xây dựng các quy tắc, chuẩn mực của nhà trường; xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp của nhà trường và xây dựng cơ sở vật chất, biểu trưng, lễ nghi truyền thống của nhà trường) luôn gắn liền và phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển của nhà trường.

* Các giá trị cốt lõi của trường Trung học cơ sở

Xây dựng các giá trị cốt lõi của văn hoá nhà trường được xem là giá trị tinh thần của văn hóa học đường.

Giá trị là những niềm tin và những chuẩn mực làm căn cứ để các thành viên trong một tổ chức phân biệt đúng và sai, tốt và không tốt, xấu và đẹp. Giá trị là những cái mà các cá nhân trong tổ chức tôn thờ, định hướng hành vi của họ. Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân có những giá trị văn hóa riêng của mình. Giá trị chỉ đạo các hành vi của các cá nhân trong tổ chức nhà trường. Mỗi tổ chức, cá nhân theo đuổi một số giá trị nhất định. Ví dụ như: Có nhà trường đề cao các giá trị như chất lượng đào tạo; Có nhà trường đề cao giá trị nhân văn; Có nhà trường đề cao tính sáng tạo và đổi mới; Có nhà trường đề cao các giá trị về bề mặt của nhà trường (như cơ sở vật chất, trang thiết bị

dạy học, Logo, biểu tượng …).

Giá trị sẽ giúp cho mỗi cá nhân trong tổ chức nhà trường xác định phương hướng của mình, điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực nhằm phù hợp với tổ chức đó.

Các giá trị đơn lẻ sẽ hợp thành hệ giá trị của nhà trường, trong hệ thống giá trị mà nhà trường xây dựng thì nhà trường sẽ xác định đâu là các giá trị cốt lõi. Giá trị cốt lõi của nhà trường là những giá trị tồn tại lâu dài, không phai nhòa theo thời gian, được xem là trái tim và linh hồn của nhà trường.

Một nghiên cứu mới đây của GS. Trương Yên Minh (Học viện Giáo dục NIE, Singapore (2007)) đã cho thấy thứ tự của 8 giá trị được xếp thứ hạng cao trong giá trị văn hoá nhà trường: (1) Sự đổi mới, (2) Chấp nhận rủi ro, (3)Trao quyền lực, (4) Sự tham gia của mọi người, (5) Tập trung vào kết quả, (6) Tập trung vào con người, (7) Làm việc nhóm, (8) Sự ổn định.

Hay UNESCO đã chia ra 4 nhóm giá trị:

Nhóm 1- Các giá trị cột lõi gồm: Hòa bình, tự do, việc làm, gia đình, sức khỏe, an ninh, tự trọng, công lý, tình nghĩa, sống có mục đích, niềm tin, tự lập, nghề nghiệp, học vấn.

Nhóm 2- Các giá trị cơ bản: Sáng tạo, tình yêu, chân lý.

Nhóm 3 - Các giá trị có ý nghĩa: Cuộc sống giàu sang, cái đẹp. Nhóm 4 - Các giá trị không đặc trưng: Địa vị xã hội.

Xây dựng hệ thống các giá trị cốt lõi có vai trò quan trọng trong công tác XD VHHĐ: Tạo động lực, định hướng hay dẫn đường và điều chỉnh mọi hoạt động của nhà trường cũng như các thành viên trong nhà trường luôn luôn đi đúng hướng nhằm đạt được sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu phát triển của trường. Việc xác định và xây dựng các giá trị cốt lõi của nhà trường là một việc làm cần thiết nhằm góp phần mang lại hiệu quả cao trong công tác xây dựng văn hóa học đường.

Xây dựng các giá trị cốt lõi của văn hóa học đường là: Duy trì và phát huy những giá trị cốt lõi truyền thống nhưng vẫn còn phù hợp với xu thế phát triển của nhà trường; Xây dựng các giá trị cốt lõi mới và giá trị cốt lõi đáp ứng yêu cầu đổi mới của nhà trường.

Đối với các giá trị cốt lõi truyền thống: Đánh giá thực trạng những giá trị truyền thống vốn có; Xác định được những giá truyền thống nào còn phù hợp và tiếp tục phát huy, đồng thời loại bỏ những giá trị không còn phù hợp với sự phát triển của nhà trường.

Những giá trị cốt lõi truyền thống của nhà trường có thể là những giá trị cốt lõi như: Yêu nước; Nhân ái; Tự do; Tôn sự trọng đạo; Tiên học lễ, hậu học văn; Chất lượng; Kỹ cương, chất lượng, Hội nhập;....

Đối với các giá trị cốt lõi mà nhà trường mong đợi: Những giá trị cốt lõi mà nhà trường mong đợi là những giá trị mà nhà trường và các thành viên trong nhà trường mong

muốn có được.

Những giá trị cốt lõi mong đợi của nhà trường có thể là những giá trị như: Sự đổi mới; Tính nhân văn; Công bằng và khách quan; Hướng đến con người; Hợp tác; Tập trung vào kết quả…

Đối với các giá trị đáp ứng với yêu cầu đổi mới của nhà trường: Đây là những giá trị mà nhà trường cần có nhằm đáp ứng với nhu cầu và xu thế phát triển của nhà trường mà nhà trường cần đạt được.

Những giá trị cốt lõi nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của nhà trường đại học hiện nay có thể là những giá trị như: Sáng tạo; Lấy người học làm trung tâm của quá trình giáo dục; Khẳng định chất lượng, hiệu quả đào tạo và giáo dục của nhà trường nhằm quyết định sự phát triển bền vững của nhà trường; Trao quyền lực; Tính tập thể; Trách nhiệm; ... Việc xác định đúng sẽ giúp cho nhà trường phát huy những giá trị truyền thống vốn có nhưng vẫn còn phù hợp với xu thế phát triển của nhà trường, đồng thời nuôi dưỡng và vun trồng những giá trị mong đợi, những giá trị đáp ứng yêu cầu đổi mới của nhà trường, tạo ra được bản sắc văn hóa riêng của nhà trường.

Để xác định và xây dựng các giá trị cốt lõi của nhà trường thì nhà trường cần dựa vào vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, mục tiêu đào tạo, chiến lược phát triển của nhà trường cũng như bối cảnh hiện nay của trường; dựa vào tính pháp lý cũng như xu thế phát triển giáo dục của đất nước và quốc tế.

Có thể nói rằng, xây dựng các giá trị cốt lõi của văn hóa học đường tại trường THCS là phát huy những giá trị truyền thống, vốn có nhưng vẫn còn phù hợp với xu thế phát triển của nhà trường, đồng thời xây dựng những giá trị mà nhà trường mong đợi cũng như các giá trị đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nhà trường. Những giá trị cốt lõi này phù hợp và hướng đến việc đạt được sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển của trường.

b. Xây dựng văn hóa quản lý

Xây dựng các quy tắc, chuẩn mực văn hoá trong nhà trường được xem là giá trị tinh thần của văn hóa học đường.

Chuẩn mực là tổng số những mong đợi, những yêu cầu, những quy tắc của xã hội được ghi nhận bằng lời, bằng ký hiệu hay bằng các biểu trưng, mà qua đó xã hội định hướng hành vi của các thành viên.

Quy tắc, chuẩn mực mà nhà trường xây dựng là những quy tắc, chuẩn mực được sự đồng thuận cao của nhà trường và đó là những quy tắc, chuẩn mực tích cực đưa ra nhằm điều chỉnh hành vi của các thành viên trong nhà trường theo hướng tích cực. Đây là yếu tố cần thiết mà mỗi nhà trường cũng như từng tổ chức trong nhà trường cần đưa ra để các thành viên của tổ chức đó tuân theo.

chuẩn mực như: Giao tiếp, ứng xử; Quy trình, thủ tục giải quyết công việc; Phong cách làm việc, Phong cách lãnh đạo…

Trong phạm vi luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu và đi sâu vào việc xây dựng bộ quy tắc, chuẩn mực giao tiếp, ứng xử văn hóa học đường trong công tác xây dựng văn hóa học đường.

Trong hệ thống các quy tắc, chuẩn mực văn hóa mà nhà trường cần xây dựng trong công tác xây dựng văn hóa học đường thì có thể nói rằng xây dựng các quy tắc, chuẩn mực giao tiếp, ứng xử văn hóa có vai trò quan trọng, tác động lớn đến hiệu quả công tác xây dựng văn hóa học đường, điều này được biểu hiện ở chỗ: Giúp cho các thành viên trong nhà trường điều chỉnh hành vi xấu; hình thành hành vi tốt đẹp; Có nhận thức đúng; giáo dục hệ giá trị; thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh;...Đó là yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục mọi người, xây dựng cơ sở để đảm bảo chất lượng giáo dục của Nhà trường; Mọi hoạt động của nhà trường phần lớn được thực hiện thông qua giao tiếp giữa các thành viên trong nhà trường cũng như giữa nhà trường với các lực lượng bên ngoài, nếu như giao tiếp đúng chuẩn mực, phù hợp sẽ góp phần mang lại kết quả tốt cho các hoạt động của trường.

c. Xây dựng nề nếp hành chính

Xây dựng nề nếp hành chính tại các trường THCS là xây dựng ý thức chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cơ quan thể hiện rõ thông qua thực hiện thời gian làm việc, chế độ báo cáo, hội họp, sự phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan, . . .; Biểu hiện tác phong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức quản lý, cách ứng xử với người đến quan hệ với cơ quan giáo dục.

Trong việc xây dựng nề nếp hành chính cho học sinh còn được thể hiện các quy tắc đạo đức như giáo dục ý thức về mục đích cuộc sống của bản thân, giáo dục ý thức và lối sống cá nhân, giáo dục ý thức lao động sáng tạo, giáo dục về ý thức, nghĩa vụ và bảo vệ tổ quốc. Hành vi nhu cầu động cơ, tình cảm đạo đức phù hợp với nền đạo đức mới. Xây dựng hành vi thói quen phù hợp với chuẩn mực xã hội. Trên cơ sở những định hướng chung về mục tiêu của xã hội, mục tiêu của nhà trường tác giả cho rằng nội dung xây dựng nề nếp hành chính cho cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên và học sinh trong các mối quan hệ sau:

- Xây dựng nề nếp hành chính thể hiện thông qua giáo dục nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, đạo đức ( lý tưởng cá nhân phù hợp với với đạo đức xã hội ).

- Xây dựng nề nếp hành chính thể hiện thông qua hoạt động nâng cao tự giáo dục và hoàn thiện bản thân, gồm tự trọng, tự tin, tiết kiệm, trung thực, siêng năng…

- Xây dựng nề nếp hành chính thể hiện thông qua tăng cường mối quan hệ với mọi người ( biết ơn cha mẹ, thầy cô, người sinh thành…) biết lễ độ, lịch sự, tế nhị, tôn trọng

mọi người và gữi gìn chữ tín…

- Xây dựng nề nếp hành chính thể hiện thông qua giáo dục pháp luật, gồm trách nhiệm cao, có lương tâm, tôn trọng pháp luật, tôn trọng lẽ phải. Những giá trị đó được thể hiện nhận thức, thái độ, chất lượng hiệu quả hoạt động.

- Xây dựng nề nếp hành chính thể hiện thông qua hoạt động hướng vào giáo tiếp trong nhà trường…

d. Xây dựng nề nếp dạy và học

Nhằm tạo nền tảng và duy trì hoạt động dạy và học ổn định ngày càng phát triển vững chắc, nền tảng cho việc nâng cao chất lượng dạy học. Vì thế, tất cả các cơ sở giáo dục nhận thức rõ, cần thiết xây dựng nề nếp dạy học cho đơn vị của mình.

- Xây dựng nề nếp dạy học là những tác động có mục đích có kế hoạch của hiệu trưởng trường THCS nhằm trang bị cho mọi thành viên trong đơn vị có được ý thức tự giác, tự chủ và tự quản để dần dần chuyển thành hành vi thói quen làm việc có tổ chức, có kỷ luật, tuân theo quy chế, quy định của ngành và của Nhà nước;

- Xây dựng nề nếp dạy học là xây dựng tập thể trường THCS có độ ổn định cao về hoạt động giáo dục, tinh thần đồng thuận đoàn kết gắn bó, cộng đồng trách nhiệm hợp tác thực hiện các nhiệm vụ dạy học đạt kết quả và hiệu quả cao;

- Xây dựng nề nếp dạy học là xây dựng môi trường trường THCS xanh, sạch, đẹp; - Xoá bỏ những nề nếp lạc hậu, xây dựng những nề nếp mới cần thiết cho việc nâng cao chất lượng dạy học: Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế dạy và học; Nề nếp kiểm tra, đánh giá; Nề nếp sinh hoạt chuyên môn . . .; Nề nếp học tập trên lớp và nề nếp tự học ở nhà.

e. Xây dựng văn hóa ứng xử với cộng đồng

Xây dựng các quy tắc, chuẩn mực giao tiếp, ứng xử văn hóa của nhà trường là xây dựng quy tắc, chuẩn mực giao tiếp, ứng xử văn hóa bên trong và bên ngoài nhà trường.

- Giao tiếp, ứng xử bên trong nhà trường gồm có: Giao tiếp, ứng xử của CBQL, giáo viên, nhân viên; Giao tiếp, ứng xử của phụ huynh học sinh.

+ Xây dựng quy tắc, chuẩn mực giao tiếp, ứng xử văn hóa bên trong nhà trường cần đảm bảo những chuẩn mực chung như: Ngôn ngữ chuẩn mực; Tôn trọng; Nghiêm túc; Gương mẫu; Bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm của mọi người; Dân chủ, công bằng, minh bạch trong giao tiếp, ứng xử; Không gây khó khăn, xúc phạm, định kiến, thiên vị, vụ lợi; Không né tránh trách nhiệm; Yêu thương, bao dung; Tôn trọng sự khác biệt; Biết lắng nghe và động viên, khích lệ; Đoàn kết; Trung thực trong các mối quan hệ (Với con người, với bản thân, với môi trường xung quanh); Tránh mỉa mai, làm tổn thương người khác; Đặt vị trí của mình vào vị trí của người khác mà ứng xử;…

- Giao tiếp, ứng xử bên ngoài nhà trường:

+ Giao tiếp, ứng xử bên ngoài nhà trường là giao tiếp, ứng xử giữa Nhà trường với các lực lượng bên ngoài như: Phụ huynh; Các doanh nghiệp sử dụng lao động; Các

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)