Thực trạng quản lý xây dựng cơ sở vật chất và môi trường cảnh quan tự

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 84 - 87)

8. Cấu trúc của đề cương luận văn

2.4.6. Thực trạng quản lý xây dựng cơ sở vật chất và môi trường cảnh quan tự

nhiên ở các trường Trung học cơ sở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

Bảng 2.27. Kết quả thực trạng quản lý xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường

TT NỘI DUNG Hiệu quả thực hiện

X Thứ bậc

1 Lập kế hoạch duy trì và phát triển các hoạt động xây

dựng cơ sở vật chất của nhà trường 287 2,73 5

2 Tổ chức phân công các Phòng, Ban tham gia vào quá

trình xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường 293 2,84 4 3 Huy động nguồn lực bên ngoài tham gia vào xây

TT NỘI DUNG Hiệu quả thực hiện

X Thứ bậc

4 Triển khai các hoạt động, phong trào thi đua về xây

dựng cảnh quan, môi trường của nhà trường 316 3,07 1 5 Kiểm tra, đánh giá các hoạt động xây dựng cơ sở vật

chất của nhà trường 308 2,93 3

Điểm trung bình 2,92

Hệ thống cơ sở vật chất, các biểu trưng, lễ nghi, truyền thống của nhà trường được xem là các giá trị vật chất của nhà trường. Các yếu tố này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường, bởi vì nó góp phần rất lớn khi mang lại chất lượng dạy học, học tập và làm việc cũng như các hoạt động khác của nhà trường. Nó cũng là một phần tạo nên nét văn hóa đặc trưng của nhà trường. Chính vì thế trong quá trình XD văn hóa học đường, người quản lý cần chú trọng đến nội dung này. Thực trạng quản lý XD các giá trị vật chất này của nhà trường được các đối tượng khảo sát đánh giá cụ thể qua 2 bảng số liệu như sau:

Khi đánh giá về mức độ hiệu quả thực hiện các nội dung quản lý xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường thì CBQL, GV đánh giá ở mức độ hiệu quả tương ứng với giá trị trung bình trung là 2,92 điểm.

Trong từng nội dung, thì tất cả các nội dung đều được đánh giá ở mức độ hiệu quả (tương ứng với điểm trung bình từ khoảng 2,73 điểm đến 3,07 điểm). Với khoảng điểm này cho thấy hiệu quả thực hiện các nội dung này không có sự chênh lệch nhiều. Điều này chứng tỏ nhà trường triển khai, tổ chức các hoạt động có tình đồng bộ, mang lại hiệu quả nhất định cho hoạt động này. Nội dung Triển khai các hoạt động, phong trào thi đua về xây dựng cảnh quan, môi trường của nhà trường được đánh giá ở mức độ hiệu quả cao nhất so với các nội dung còn lại và được xếp ở thứ bậc 1, tương ứng với điểm trung bình là 3,07, còn nội dung Lập kế hoạch duy trì và phát triển các hoạt động xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường được đánh giá ở mức độ hiệu quả thấp nhất so với các nội dung khác trong hoạt động quản lý XD cơ sở vật chất của nhà trường, tương đương với điểm trung bình là 2,73 điểm.

Theo quan sát và tham gia một số buổi họp về công tác xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường thì một số ý kiến trong cuộc họp cho rằng: Phòng họp, trang thiết bị máy móc, cảnh quan môi trường của nhà trường cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập, giảng dạy và làm việc của nhà trường. Tuy nhiên, trang thiết bị chưa hiện đại, chưa xây dựng được phòng học thông minh, qui hoạch, sửa chữa còn thiếu đồng bộ, thiếu tính hệ thống.

chức thực hiện các nội dung có tính đồng bộ. Tuy nhiên, hiệu quả thực hiện này chưa cao, việc tìm kiếm, nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp cho nội dung quản lý này là việc làm cần thiết của nhà trường hiện nay nhằm góp phần mang lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường.

Bên cạnh công tác quản lý XD cơ sở vật chất thì nhà trường cũng chú trọng công tác quản lý xây dựng các biểu trưng, lễ nghi truyền thống, hiệu quả thực hiện nội dung này được các đối tượng khảo sát đánh giá qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.28. Kết quả thực trạng quản lý xây dựng các biểu trưng, lễ nghi truyền thống của nhà trường

TT NỘI DUNG

Hiệu quả thực hiện

TB Thứ

bậc

1 Rà soát, đánh giá thực trạng các biểu trưng, tổ chức các lễ

nghi truyền thống hiện nay của trường 345 3,25 1 2 Chỉ đạo điều chỉnh nội dung, xây dựng các biểu trưng phù

hợp với sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu phát triển của trường 296 2,87 5 3 Chỉ đạo xây dựng qui định về việc tổ chức các lễ nghi,

truyền thống của trường phù hợp nội dung XD VHHĐ 318 3,03 3 4 Tổ chức treo các biểu trưng của trường ở những nơi

hợp lý 333 3,23 2

5 Lập kế hoạch tổ chức các lễ nghi, truyền thống của trường 300 2,91 4 6 Thường xuyên kiểm tra, rà soát, điều chỉnh các biểu trưng

phù hợp với mục tiêu phát triển của trường 295 2,86 6 7 Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức

các lễ nghi, truyền thống của trường. 292 2,83 7

Điểm trung bình 3,03

So với công tác quản lý xây dựng cơ sở vật chất thì công tác quản lý xây dựng các biểu trưng, lễ nghi truyền thống của nhà trường được các đối tượng khảo sát đánh giá hiệu quả thực hiện cao hơn (điểm trung bình của công tác quản lý XD các biểu trưng, lễ nghi truyền thống là 3,03 điểm, còn ở công tác quản lý XD cơ sở vật chất là 2,92 điểm) tương đương với mức hiệu quả. Trong 7 nội dung Quản lý XD các biểu trưng, lễ nghi truyền thống của nhà trường thì nội dung Rà soát, đánh giá thực trạng các biểu trưng, tổ chức các lễ nghi truyền thống hiện nay của trường được các đối tượng khảo sát đánh giá hiệu quả thực hiện cao nhất, xếp ở thức bậc 1 với số điểm đạt được là 3,25 điểm, tương đương

mức độ là rất hiệu quả. Một nội dung được xếp ở thứ bậc 2 và có số điểm khá ấn tượng là 3,23 điểm tương đương ở mức rất hiệu quả là nội dung Tổ chức treo các biểu trưng của trường ở những nơi hợp lý. Có thể nói, các biểu trưng và công tác tổ chức các lễ nghi truyền thống của nhà trường được xem là hoạt động tạo ấn tượng ban đầu của mọi người khi tiếp xúc với trường, ấn tượng tốt sẽ mang lại cảm giác vui vẻ, phấn khởi, gây hứng thú làm việc cho các thành viên trong nhà trường cũng như các đối tác bên ngoài làm việc với trường. Để tạo được ấn tượng tốt đẹp ban đầu khi đến trường cũng như tạo cảm hứng làm việc, học tập, giảng dạy của các thành viên trong nhà trường nhằm mang lại hiệu quả cao cho các hoạt động của nhà trường thì nhà trường đã quan tâm, chú trọng và mang lại hiệu quả cao cho công tác quản lý nội dung này.

Qua 2 bảng số liệu về thực trạng quản lý xây dựng cơ sở vật chất, các biểu trưng, lễ nghi truyền thống của nhà trường mà tác giả đã thu thập được, chúng ta nhận thấy rằng hoạt động quản lý các nội dung này được nhà trường thực hiện đạt mức độ hiệu quả và tất cả các hoạt động được tổ chức mang tính đồng bộ.

Nhìn chung hiệu quả thực hiện công tác quản lý xây dựng các giá trị vật chất (cơ sở vật chất, các biểu trưng, lễ nghi truyền thống) của nhà trường đạt hiệu quả khá cao và mang tính đồng bộ.

Để tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân dẫn đến một số nội dung Xây dựng và quản lý XD văn hóa học đường chưa đạt hiệu quả cao thì tác giả tiến hành trao đổi một số viên chức quản lý - chuyên gia của trường về việc đảm nhiệm công tác quản lý XD văn hóa của trường với nội dung: “Theo Thầy/Cô thì yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý xây dựng văn hóa học đường hiện nay? Vì sao?” thì nhận câu trả lời gần giống nhau: Họ cho rằng những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý XD văn hóa học đường hiện này chịu ảnh hưởng nhiều bởi bối cảnh hiện nay của trường như đời sống vật chất có phần giảm sút, trường đang trong thời gian thay đổi về lãnh đạo ( kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này còn chưa cao, kinh nghiệm quản lý chưa được nhiều, ...) luân chuyển nơi làm việc, mọi hoạt động có tính tập thể của trường ngày càng ít lại... dẫn đến ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường cũng như hiệu quả thực hiện quản lý công tác XD văn hóa học đường chưa cao.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)