8. Cấu trúc của đề cương luận văn
2.4. Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường Trung học cơ sở
cơ sở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
2.4.1. Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa học đường gắn với tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị cốt lõi của Trường Trung học cơ sở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
Quản lý xây dựng VHHĐ trường THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau thực chất là thực hiện bốn chức năng quản lý. Cho nên, tìm hiểu thực trạng quản lý xây dựng VHHĐ Trường THCS huyện Thới Bình có nghĩa là tìm hiểu: Thực trạng thực hiện các nội dung lập kế hoạch; Thực trạng tổ chức triển khai kế hoạch; Thực trạng thực hiện chức năng chỉ đạo, lãnh đạo việc triển khai kế hoạch; Thực trạng công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch và Thực trạng thực hiện các điều kiện đảm bảo cho việc xây dựng VHHĐ chiến lược phát triển của cơ sở giáo dục giai đoạn 5 năm, 10 năm. Quản lý xây dựng VHHĐ được xem là một hoạt động lớn của nhà trường, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đạt được sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu phát triển của nhà trường. Thực trạng hiệu quả thực hiện hoạt động này được tác giả thu thập được qua các bảng số liệu dưới đây:
* Tầm nhìn, sứ mạng của văn hoá học đường
Bảng 2.21. Kết quả thực trạng quản lý XD VHHĐ gắn với sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển nhà trường
TT NỘI DUNG
Hiệu quả thực hiện
TB Thứ
bậc
1 Tổ chức đánh giá thực trạng văn hóa học đường hiện
nay 620 3,48 2
2
Xây dựng chiến lược phát triển văn hóa học đường gắn liền với sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu phát triển của trường
533 2,99 5
3 Chỉ đạo XD ND VHHĐ gắn liền với sứ mạng, tầm nhìn,
mục tiêu phát triển của nhà trường 624 3,51 1
4 Phân công các đơn vị trong nhà trường xây dựng các nội
dung VHHĐ 574 3,22 4
5 Tổ chức thực hiện nội dung xây dựng VHHĐ 606 3,40 3 6 Tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện 528 2,97 6
Khi đánh giá về mức độ hiệu quả thực hiện công tác quản lý XD văn hóa học đường gắn liền với với sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu phát triển của nhà trường thì CBQL, GV đánh giá ở mức hiệu quả tương ứng với điểm trung bình trung là 3,26 điểm. Chứng tỏ công tác quản lý XD văn hóa học đường luôn luôn gắn liền sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu phát triển của nhà trường.
Trong 6 nội dung thì 5 nội dung được đánh giá ở mức hiệu quả công tác chỉ đạo XD nội dung văn hóa học đường gắn liền với sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu phát triển của nhà trường (điểm trung bình chung là 3,30 điểm); Phân công các đơn vị trong nhà trường xây dựng các nội dung văn hóa học đường (điểm trung bình là 3.22 điểm); Tổ chức thực hiện nội dung xây dựng văn hóa học đường (điểm trung bình là 3.40 điểm), khoảnh cách chênh lệch về số điểm của 5 nội dung này cũng không xa (từ khoảng 3,20 điểm đến 3,48 điểm). Điều này chứng tỏ nhà trường đã tổ chức các nội dung này có tính đồng bộ, hiệu quả thực hiện tương đối đồng điều.
Tuy nhiên, bên cạnh đó có 2 nội dung hiệu quả thực hiện chỉ đạt mức ít hiệu quả, đó là nội dung: Xây dựng chiến lược phát triển văn hóa học đường gắn liền với sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu phát triển của trường (điểm trung bình là 2,99 điểm) và Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện (điểm trung bình là 2,97 điểm). Với kết quả này có thể nói rằng, 2 nội dung này chưa được nhà trường quan tâm nên hiệu quả mang lại thấp.
Khi trao đổi với một số viên chức quản lý về câu hỏi: “Theo Thầy/Cô thì trong các nội dung quản lý xây dựng văn hóa học đường thì nội dung nào khó thực hiện được? Vì sao?” thì đa số các Viên chức trả lời rằng: Nội dung khó thực hiện nhất là Tổ chức xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường và Xây dựng cơ sở vật chất theo chuẩn quốc gia. Nhìn chung công tác quản lý XD văn hóa học đường gắn liền với sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu phát triển ở các trường THCS thực hiện có hiệu quả cao.
* Các giá trị cốt lõi của văn hoá học đường
Định hình, xác định hệ thống các giá trị cốt lõi trong nhà trường có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng xây dựng văn hóa học đường. Với bối cảnh hiện nay ở các trường THCS, việc tổ chức đánh giá và chỉ đạo xây dựng lại các giá trị cốt lõi của nhà trường là việc làm cần thiết, vì nó là kim chỉ nam định hướng cho các hoạt động xây dựng văn hóa học đường. Thực trạng xây dựng các giá trị cốt lõi thông qua các hoạt động dưới sự quản lý và chỉ đạo của các nhà quản lý của các trường THCS được đánh giá qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.22. Kết quả thực trạng quản lý XD VHHĐ gắn với các giá trị cốt lõi của văn hoá học đường và mục tiêu phát triển nhà trường
TT NỘI DUNG
Hiệu quả thực hiện
TB Thứ
bậc
1 Tổ chức đánh giá thực trạng về các giá trị cốt lõi hiện nay
của nhà trường 359 3,55 1
2 Chỉ đạo việc định hình và xây dựng hệ giá trị cốt lõi của
nhà trường 352 3,42 4
3 Chia sẻ hệ giá trị cốt lõi của nhà trường đến toàn thể nhà
trường 357 3,47 3
4
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của hệ giá trị VH cốt lõi mà nhà trường đã xây dựng
359 3,55 1
5 Tăng cường tổ chức các hoạt động nhằm tuyên truyền,
thực hiện các giá trị cốt lõi của nhà trường 359 3,49 2 6 Thường xuyên đánh giá và lấy ý kiến phản hồi về sự phù
hợp của các giá trị văn hóa cốt lõi của nhà trường. 352 3,42 4
Điểm trung bình 3,48
Qua kết quả bảng số liệu trên cho thấy: Đánh giá về hiệu quả thực hiện các nội dung quản lý xây dựng các giá trị cốt lõi của văn hóa học đường được các CBQL, GV đánh giá ở mức rất hiệu quả, tương ứng với điểm trung bình là 3,48 điểm. Hoạt động được cho là hiệu quả nhất tương đương với mức độ rất hiệu quả với số điểm là 3,55 điểm và xếp ở thứ bậc 1 đó là nội dung Tổ chức đánh giá thực trạng về các giá trị cốt lõi hiện nay của nhà trường và Tuyên truyền nâng cao nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của hệ giá trị VH cốt lõi mà nhà trường đã xây dựng. Xã hội ngày càng phát triển, nhà trường muốn tồn tại và phát triển thì việc xác định và xây dựng đúng, kịp thời các giá trị cốt lõi của nhà trường là vấn đề cần thiết trong quá trình hoạt động của nhà trường, muốn làm được đều này thì việc tổ chức đánh giá thực trạng để có cơ sở sàn lọc, lựa chọn hệ giá trị cốt lõi của nhà trường, khi đã xác định và xây dựng thì việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức của các thành viên trong nhà trường về các giá trị cốt lõi này là việc làm cần thiết và quan trọng của nhà quản lý. Chính vì xác định đúng 2 nội dung này mà được đối tượng khảo sát đánh giá cao với số điểm là 3,55 điểm tương ứng với mức rất hiệu quả. Nội dung Tăng cường tổ chức các hoạt động
nhằm tuyên truyền hệ giá trị cốt lõi của nhà trường được xếp ở vị trí thứ 2, tương ứng với mức độ rất hiệu quả với điểm trung bình là 3,49 điểm. Thông qua các hoạt động không những tuyên truyền mà còn nâng cao nhận thức của các thành viên trong nhà trường về các giá trị cốt lõi mà nhà trường xây dựng. Các nội dung còn lại cũng đều được đánh giá ở mức độ hiệu quả. Điều này chứng tỏ nhà trường cũng đã nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của các hoạt động xây dựng các giá trị cốt lõi của văn hóa học đường.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát chỉ là sự đánh giá chủ quan của các nhà quản lý, để đánh giá toàn diện hơn, khách quan hơn, chúng tôi tiến hành khảo sát những yếu tố khách quan có tác động đến các thực trạng quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường