Quản lý xây dựng cảnh quan và cơ sở vật chất môi trường giáo dụ cở

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 45 - 47)

8. Cấu trúc của đề cương luận văn

1.4.6. Quản lý xây dựng cảnh quan và cơ sở vật chất môi trường giáo dụ cở

trường Trung học cơ sở

Quản lý xây dựng cơ sở vật chất, các biểu trưng, lễ nghi truyền thống của nhà trường cần đảm bảo các giá trị vật chất này đáp ứng được yêu cầu phát triển của nhà được, góp phần đạt được mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, để đạt được đều này thì quản lý xây dựng cơ sở vật chất, các biểu trưng, lễ nghi truyền thống của nhà trường cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đối với công tác quản lý XD cơ sở vật chất của nhà trường:

+ Lập kế hoạch duy trì và phát triển các hoạt động xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường nhằm phù hợp với yêu cầu XD văn hóa học đường;

+ Tổ chức phân công các bộ phận tham gia vào quá trình xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, cụ thể như: Công đoàn nhà trường là đầu mối trong việc phối hợp với bộ phận Kế toán xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, máy móc của nhà trường, xây dựng cảnh quan, phòng học, của nhà trường...; Đoàn Thanh niên phối hợp với phụ huynh học sinh tham gia vào việc giữ gìn vệ sinh cảnh quan trường lớp, ...

+ Huy động nguồn lực bên ngoài tham gia vào công tác xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng với yêu cầu XD VHHĐ của trường như: Các doanh nghiệp, chính quyền địa phương, Cựu học sinh thành đạt ...

+ Triển khai các hoạt động, phong trào thi đua về xây dựng cảnh quan, môi trường văn hóa của nhà trường;

trường phù hợp với nội dung XD VHHĐ.

- Đối với công tác quản lý XD các biểu trưng, lễ nghi, truyền thống của nhà trường, cần đảm bảo các hoạt động như:

+ Rà soát, đánh giá thực trạng các biểu trưng, công tác tổ chức các lễ nghi truyền thống hiện nay của trường;

+ Chỉ đạo điều chỉnh nội dung, xây dựng các biểu trưng phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu phát triển của trường;

+ Chỉ đạo xây dựng qui định về việc tổ chức các lễ nghi truyền thống của trường phù hợp với qui định của nhà nước cũng như đặc thù riêng của nhà trường;

+ Tổ chức treo các biểu trưng của trường ở những nơi hợp lý;

+ Lập kế hoạch tổ chức các lễ nghi, truyền thống của trường phù hợp với qui định chung của nhà nước và qui định riêng của nhà trường;

+ Thường xuyên kiểm tra, rà soát, điều chỉnh nội dung, hình thức, vị trí đặc các biểu trưng của nhà trường;

+ Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức các lễ nghi, truyền thống của trường.

Tóm lại để đạt được hiệu quả cao trong từng nội dung của công tác quản lý xây dựng văn hóa học đường thì nhà quản lý cần đảm bảo thực hiện các khâu của quản lý như: Lập kế hoạch xây dựng văn hóa học đường (Trong khâu này cần đảm bảo những nội dung: Tổ chức đánh giá thực trạng; Xác định mục tiêu cần đạt được; Xây dựng chương trình hành động; Xác định thời gian thực hiện; Xác định nguồn lực cần sử dụng; Xác định biện pháp quản lý); Tổ chức thực hiện kế hoạch (Trong khâu này cần đảm bảo những nội dung: Xác định các đơn vị, cá nhân tham gia; Thành lập các bộ phận chịu trách nhiệm chính hoặc bộ phận chuyên trách thực hiện kế hoạch; Xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia quản lý; Phân cấp, quyền hạn và trách nhiệm cho cá nhân, đơn vị, bộ phận chuyên trách); Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch (Trong khâu này cần đảm bảo những nội dung: Ra quyết định tổ chức thực hiện kế hoạch; Tổ chức phân công nhiệm vụ cho các đơn vị, cá nhân liên quan, bộ phận chuyên trách hoặc chịu trách; Phân cấp, phân quyền; Hướng dẫn, giúp đỡ động viên; Luôn theo dõi, giám sát, để có những uốn nắn, điều chỉnh kịp thời; Tạo điều kiện để các đơn vị, cá nhân liên quan phát huy hết khả năng chuyên môn, nghiệp vụ của mình); Kiểm tra, đánh giá kết quả và quá trình thực hiện kế hoạch (Trong khâu này cần đảm bảo những công việc như: Xác định tiêu chính đánh giá; Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, việc phối hợp giữa các đơn vị, cá nhân liên quan, đơn vị chuyên trách; Kịp thời điều chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch)

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)