Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ứng xử với cộng đồng trường

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 83 - 84)

8. Cấu trúc của đề cương luận văn

2.4.5. Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ứng xử với cộng đồng trường

Trung học cơ sở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

Bảng 2.26. Kết quả thực trạng quản lý xây dựng các quy tắc, chuẩn mực văn hoá trong nhà trường

TT NỘI DUNG Hiệu quả thực hiện

TB Thứ bậc

1 Tổ chức xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp của nhà

trường và cộng đồng 345 3,25 1

2 Tổ chức xây dựng và điều chỉnh bộ quy tắc chuẩn mực

văn hoá nhà trường. 294 2,83 6

3 Xây dựng kế hoạch phát triển các mối quan hệ trong nhà

trường 317 3,08 3

4 Truyền thông bộ quy tắc, chuẩn mực văn hóa đến GV,

học sinh và các lực lượng ngoài nhà trường 293 2,84 5

5

Sự lãnh đạo của nhà trường và chi ủy, chi bộ

trong việc tổ chức các hoạt động và thực hiện các qui định liên quan đến việc XD các mối quan hệ tốt đẹp của nhà trường

328 3,18 2

6 Tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình XD các mối quan

hệ tốt đẹp của nhà trường 295 2,86 4

Xây dựng các quy tắc, chuẩn mực trong nhà trường, cụ thể là bộ quy tắc, chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử là một nội dung rất quan trọng của XD VHHĐ ở các trường THCS hiện nay. Các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường có được tốt đẹp hay không là phụ thuộc nhiều vào bộ quy tắc, chuẩn mực này. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao trong công tác này cần tổ chức quản lý sao cho phù hợp với bối cảnh của trường, đảm bảo tính khoa học, tính pháp lí. Hiện nay hiệu quả thực hiện công tác quản lý xây dựng các quy tắc, chuẩn mực văn hóa học đường ở các trường THCS được đánh giá chưa cao so với các nội dung khác, cụ thể như sau:

Hiệu quả thực hiện nội dung này được đánh giá ở mức độ hiệu quả, tương ứng với điểm trung bình chung là 3,01 điểm. Điều này, có thể cho thấy nội dung này được các nhà trường quan tâm, chú trọng. Trong từng nội dung quản lý thì đều được các đối tượng tham gia đánh giá ở mức độ hiệu quả nhưng hiệu quả thực hiện ở mức độ thấp, cụ thể điểm trung bình của từng nội dung chỉ trong khoảng từ 2,83 điểm đến 3,25 điểm, trong đó nội dung Tổ chức xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp của nhà trường và cộng đồng được đánh giá ở mức hiệu quả và xếp ở thứ bậc 1, tương ứng với số điểm 3,25 điểm, còn nội dung:

Tổ chức xây dựng và điều chỉnh bộ quy tắc chuẩn mực văn hoá nhà trường được đánh giá ở mức độ hiệu quả thấp nhất, tương ứng với số điểm 2,83 điểm, xếp ở thứ bậc 6/6.

Để có bầu không khí tích cực, lành mạnh, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động giảng dạy, học tập, làm việc của nhà trường thì việc quản lý xây dựng các quy tắc, chuẩn mực văn hoá trong nhà trường là một việc làm cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, từ với kết quả đánh giá của CBQL, GV cho chúng ta thấy công tác quản lý nội dung này chưa được quan tâm cao. Với thực trạng hiện nay và với tầm quan trọng của nội dung này đối với công tác XD văn hóa học đường thì việc nghiên cứu và tìm ra những biện pháp cho nội dung này là vấn đề cấp thiết của nhà trường hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)