Xác định tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị cốt lõi của trường Trung học cơ

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 39 - 42)

8. Cấu trúc của đề cương luận văn

1.4.1. Xác định tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị cốt lõi của trường Trung học cơ

nghi truyền thống của nhà trường cần phải gắn liền với sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển của nhà trường. Tất cả các giá trị này phải đảm bảo thỏa mãn những yêu cầu cần thiết nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu phát triển của nhà trường.

Có thể nói rằng xây dựng văn hóa học đường là xây dựng nhiều yếu tố của từng nhà trường từ việc xây dựng các giá trị vật chất (Cơ sở vật chất, biểu trưng, lễ nghi truyền thống của nhà trường) của nhà trường đến việc xây dựng các giá trị tinh thần (xây dựng các giá trị cốt lõi, các mối quan hệ tốt đẹp, ...) của nhà trường. Quá trình xây dựng này là một quá trình lâu dài về mặt thời gian, có sự đầu tư về vật chất và nguồn nhân lực cũng như cần có sự đồng thuận của tất cả thành viên trong trường. Xây dựng văn hóa học đường là xây dựng các giá trị mới nhằm đạt được sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển giáo dục của nhà trường. Để xây dựng văn hóa học đường đạt hiệu quả cao thì nhà trường cần đảm bảo công tác quản lý xây dựng văn hóa học đường tại trường THCS.

1.4. Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở trường Trung học cơ sở

1.4.1. Xác định tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị cốt lõi của trường Trung học cơ sở sở

* Xây dựng văn hóa học đường gắn với tầm nhìn, sứ mạng

Mọi hoạt động của nhà trường điều hướng đến việc đạt được sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu phát triển của nhà trường. Quản lý xây dựng văn hóa học đường được xem là một hoạt động lớn của nhà trường, để đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý xây dựng văn hóa học đường gắn liền với với sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển của nhà trường thì nhà quản lý cần đảm bảo thực hiện những công việc cần thiết như:

- Tổ chức đánh giá thực trạng xây dựng văn hóa học đường hiện nay của nhà trường: Đó là đánh giá về các nội dung XD văn hóa học đường có phù hợp với chiến lược phát triển của trường cũng như xu thế phát triển của đất nước về nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện tại hay không?

- Trên cơ sở thực trạng, tổ chức rà soát, điều chỉnh nội dung, qui định liên quan đến công tác XD văn hóa học đường, tổ chức xây dựng chiến lược phát triển văn hóa học đường gắn liền sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển của nhà trường: Nội dung xây dựng văn hóa học đường phải phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển của nhà trường; Để nội dung XD văn hóa học đường gắn liền với thực tiễn của trường thì cần huy động sự tham gia, đóng góp ý kiến của tất cả các thành viên trong nhà trường, của các chuyên gia cũng như các bên liên quan; Một số nội dung trong công tác xây dựng văn hóa học đường cần đưa vào chiến lược phát triển của nhà trường để đảm bảo tính pháp lý nhằm hướng mọi hoạt động của trường vào việc đạt được nội dung này.

- Tổ chức thành lập các bộ phận chuyên trách hoặc chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi, giám sát quá trình thực hiện các nội dung XD văn hóa học đường phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu phát triển của nhà trường, nhằm làm cho hoạt động này không đi chệch hướng với mục tiêu ban đầu đề ra.

- Để đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý này thì cần có sự chỉ đạo, đôn đốc, khuyến khích, động viên của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường cũng như các đơn vị liên quan của nhà trường, tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần hỗ trợ cho hoạt động này.

- Công tác xây dựng văn hóa học đường là một hoạt động có tính lâu dài và thường xuyên của nhà trường, vì vậy cần tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ nhằm điều chỉnh và bổ sung kịp thời những nội dung XD văn hóa học đường chưa phù hợp.

* Các giá trị cốt lõi của trường THCS

Xây dựng và quản lý các giá trị cốt lõi là vấn đề cần thiết nhằm đạt được mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo của trường, làm cho nhà trường ngày càng phát triển và phù hợp với xu thế phát triển giáo dục hiện nay. Để quản lý xây dựng các giá trị cốt lõi của văn hóa học đường đạt hiệu quả cao thì nhà quản lý cần phải đảm bảo các công việc như:

- Tổ chức đánh giá thực trạng các giá trị cốt lõi hiện nay của nhà trường: Nhằm xác định lại những giá trị nào còn và không còn phù hợp; cần xây dựng những giá trị mới nào và những giá trị mong đợi sao cho phù hợp với chiến lược phát triển của trường.

- Dựa vào thực trạng cũng như chiến lược phát triển của nhà trường mà lựa chọn, định hình, xây dựng các giá trị cốt lõi của văn hóa học đường: Các giá trị này gồm những giá trị truyền thống nhưng vẫn còn phù hợp với yêu cầu phát triển của nhà trường; Những

giá trị mong đợi của các thành viên trong nhà trường và những giá trị đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường. Các giá trị cốt lõi này được xây dựng cần đảm bảo: Tính pháp lý; Hướng đến việc đạt được sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu phát triển của nhà trường; Phù hợp với bối cảnh của nhà trường và thế giới ở hiện tại và dự báo trong tương lai; Tạo nên bản sắc văn hóa riêng của nhà trường.

- Lãnh đạo đơn vị ra quyết định ban hành các giá trị cốt lõi của văn hóa học đường trên cơ sở đã có sự đóng góp ý kiến của các thành viên trong nhà trường, của các chuyên gia cũng như các lực lượng bên ngoài. Điều này nhằm đảm bảo tính pháp lý của các giá trị, hướng mọi hoạt động của trường cũng như của các thành viên trong nhà trường đạt được các giá trị cốt lõi.

- Để đạt hiệu quả cao khi thực hiện các giá trị cốt lõi này thì nhà quản lý cần cần xác định các bộ phận, cá nhân trong và ngoài nhà trường thực hiện bộ giá trị cốt lõi này; Tổ chức thực hiện bộ giá trị cốt lõi này thông qua việc: Chia sẻ, truyền thông các giá trị cốt lõi của văn hóa học đường đến toàn thể CBQL, GV, NV và HS cũng như các lực lượng bên ngoài nhà trường; Tuyên truyền nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV và HS về tầm quan trọng của các giá trị văn hóa cốt lõi mà nhà trường đã xây dựng; Tăng cường tổ chức các hoạt động nhằm tuyên truyền các giá trị cốt lõi của văn hóa học đường; Lồng ghép các giá trị cốt lõi vào các qui định, qui chế, nội quy học sinh, giáo viên, nhân viên của nhà trường; Các giá trị cốt lõi này sẽ là một trong những nội dung của chiến lược phát triển của trường nhằm đảm bảo tính pháp lý, làm cơ sở cho việc định hướng các mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường và khẳng định đây là trách nhiệm của các thành viên trong nhà trường để mỗi cá nhân không ngừng phấn đấu, rèn luyện trong quá trình học tập, rèn luyện và làm việc tại trường; Tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng...

- Khi quản lý nội dung này thì nhà quản lý cần tổ chức chỉ đạo, phân công trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, đơn vị trong nhà trường để cụ thể hóa những giá trị cốt lõi này trong các hoạt động của nhà trường.

Ví dụ như: Phòng Công tác đoàn đội có trách nhiệm xây dựng các qui chế rèn luyện, học bổng khuyến khích học tập, thi đua khen thưởng cho sinh viên có lồng ghép những giá trị cốt lõi này vào. Hoặc Phòng kế toán - Hành chính xây dựng qui định thi đua khen thưởng, phân loại việc chức nhà trường thì các giá trị cốt lõi này là một trong những tiêu chí để đánh giá, phân loại viên chức nhà trường...

- Trong quá trình thực hiện cần thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá và lấy ý kiến phản hồi về sự phù hợp của các giá trị văn hóa cốt lõi đang thực hiện nhằm thay đổi, điều chỉnh những giá trị cốt lõi đang thực hiện cho phù hợp với sự phát triển của nhà trường cũng như xu thế phát triển của đất nước, qui định của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)