7. Cấu trúc luận văn
2.6.3. Một số phương pháp dạy học tích cực trong môn Toán nhằm phát
thức tổ chức quá trình dạy học thông qua một chuỗi các hoạt động học tập tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh, với sự hướng dẫn, trợ giúp hợp lí của giáo viên, hướng đến mục tiêu hình thành và phát triển năng lực toán học. Quá trình đó có thể được tổ chức theo chu trình: Trải nghiệm – Phân tích, khám phá, rút ra bài học – Thực hành, luyện tập – Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
Thực tiễn dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh bước đầu cho thấy, giáo viên sẽ thành công hơn trong tổ chức dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh nếu có khả năng tổ chức hoạt động học tập của học sinh theo chu trình bốn bước nêu trên.
2.6.3. Một số phương pháp dạy học tích cực trong môn Toán nhằm phát triển năng lực học sinh lực học sinh
2.6.3.1. Khái niệm
Phương pháp dạy học tích cực môn Toán là một phương pháp dạy học toán mà ở
đó người GV sử dụng một nhóm phương pháp giáo dục và dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học đồng thời chống lại thói quen học tập thụ động của người học.
2.6.3.2. Các dấu hiệu tích cực trong học toán
Các dấu hiệu tích cực trong học toán bao gồm:
- HS hăng hái phát biểu ý kiến.
- Không bằng lòng lời giải của cô và của bạn.
- Không bằng lòng với một cách giải quyết duy nhất.
- Thường hay thắc mắc, đặt ra câu hỏi và đòi hỏi được giải đáp, hay chia sẻ suy nghĩ với bạn.
- Thường hay ngơ ngác trên lớp và suy nghĩ về vấn đề liên quan.
- Học sinh tự giác, chủ động làm bài – tự học, trao đổi và nhận xét bài cho bạn.
2.6.3.3. Các phương pháp dạy học tích cực trong môn Toán a. Phương pháp trực quan
* Định nghĩa:
Phương pháp trực quan là một phương pháp dạy học, trong đó GV tổ chức, hướng dẫn cho HS trực tiếp hoạt động trên các phương tiện, đồ dùng dạy học, từ đó giúp các em hình thành kiến thức và kĩ năng cần thiết của môn Toán. [11]
* Ưu điểm:
Sử dụng PP trực quan giúp HS có chỗ dựa trong dạy học tư duy, bổ sung vốn hiểu biết để nắm được các kiến thức trừu tượng, phát triển năng lực tư duy trừu tượng, trí tưởng tượng.
* Nhược điểm:
Nếu sử dụng trực quan không đúng lúc, đúng mức độ, không nâng cao dần mức độ trừu tượng thì sẽ lạm dụng PP trực quan, do đó hạn chế khả năng phát triển của HS, tạo điều kiện cho HS ngại suy nghĩ, ngại sử dụng trí tưởng tượng dẫn đến làm việc máy móc, thiếu linh hoạt.
b. Phương pháp tổ chức nhóm học tập tương tác
* Định nghĩa:
Phương pháp tổ chức nhóm học tập tương tác (còn được gọi bằng các tên gọi khác như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ), trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm được trình bày và đánh giá trước toàn lớp [3].
* Ưu điểm:
- Góp phần rèn luyện tinh thần tự lực của học sinh: GV có thể giao nhiều công việc cho HS tự làm mà mình không cần phải can thiệp trực tiếp vào.
- Tạo cơ hội để HS hòa nhập cộng đồng: các em được tập lắng nghe ý kiến người khác và mạnh dạn phát biểu các quan điểm của chính mình.
- Tạo ra cơ hội để HS nâng cao năng lực hợp tác: HS tập xác đinh trách nhiệm của mình đối với công việc chung của nhóm, tập nhận xét ý kiến của bạn, tập điều chỉnh suy nghĩ của mình.
- Tạo điều kiện để từng HS phát huy hết khả năng của mình, giúp cho việc phân hóa trong hoạt động dạy học được thuận lợi.
* Nhược điểm:
- Một số HS do nhút nhát hoặc vì một lí do nào đó không tham gia vào hoạt động chung của nhóm, nên nếu GV không phân công hợp lí có thể dẫn đến tình trạng chỉ có một vài HS khá giỏi tham gia còn đa số HS khác không hoạt động.
- Với những lớp có sĩ số đông hoặc lớp học chật hẹp, bàn ghế khó di chuyển thì khó tổ chức hoạt động nhóm. Khi tranh luận, dễ dẫn tới lớp ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp khác.
c. Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
* Định nghĩa: Là phương pháp dạy học, trong đó GV tạo ra các tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề, qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục tiêu học tập.
* Ưu điểm:
- Phương pháp này góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho HS. Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có, HS sẽ xem xét, đánh giá, thấy được vấn đề cần giải quyết.
- Đây là phương pháp phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề, HS sẽ huy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất.
- Thông qua việc giải quyết vấn đề, HS được lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức ("giải quyết vấn đề" không còn chỉ thuộc phạm trù phương pháp mà đã trở thành một mục đích dạy học, được cụ thể hóa thành một mục tiêu là phát triển năng lực giải quyết vấn đề, một năng lực có vị trí hàng đầu để con người thích ứng được với sự phát triển của xã hội)
* Nhược điểm:
- Phương pháp này đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, phải có năng lực sư phạm tốt mới suy nghĩ để tạo ra được nhiều tình huống gợi vấn đề và hướng dẫn tìm tòi để phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Việc tổ chức tiết học hoặc một phần của tiết học theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề đòi hỏi phải có nhiều thời gian hơn so với các phương pháp thông thường.
d. Phương pháp dạy học dự án
* Định nghĩa: Là phương pháp dạy học mà GV xây dựng các tình huống có vấn đề từ thực tiễn cuộc sống xung quanh liên quan đến nội dung học tập, từ đó đặt HS vào nhiệm vụ phải tự tìm ra giải pháp khả thi để giải quyết tình huống. Thông qua quá trình
tìm giải pháp, HS sẽ chiếm lĩnh được các nội dung học tập cùng các kĩ năng mềm cho bản thân [3].
* Ưu điểm:
- Dạy học dự án làm cho nội dung học tập trở nên có ý nghĩa hơn. - Góp phần đổi mới PPDH, thay đổi phương thức đào tạo.
- Tạo ra môi trường thuận lợi cho người học rèn luyện và phát triển. - Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. - Dạy học dự án giúp người học phát triển khả năng giao tiếp. * Nhược điểm:
- Dạy học dự án đòi hỏi nhiều thời gian.
- Dạy học dự án cần có sự chuẩn bị và lên kế hoạch thật chu đáo thì mới lôi cuốn được người học tham gia một cách tích cực.
- Hoạt động thực hành, thực tiễn khi thực hiện dạy học dự án đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
e. Phương pháp dạy học theo lí thuyết kiến tạo
* Định nghĩa: Là phương pháp dạy học, trong đó HS là chủ thể kiến tạo kiến thức cho bản thân chứ không phải chỉ thu nhận một cách thụ động. Điều quan trọng nhất là trong quá trình xây dựng kiến thức, HS cần dựa trên những kiến thức hoặc kinh nghiệm đã có từ trước.
Điều quan trọng nhất trong quá trình xây dựng kiến thức mới cho bản thân mình, đó là học sinh cần phải dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm đã có từ trước. Trong quá trình này, học sinh vận dụng những kiến thức đã có để giải quyết một tình huống mới nảy sinh và sắp xếp những kiến thức mới nhận được vào cấu trúc kiến thức hiện có.
* Ưu điểm:
- Là PPDH tích cực, lấy học sinh là trung tâm.
- Giúp HS phát triển kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, biết tìm kiếm những nguồn thông tin khác nhau.
* Nhược điểm:
- Giới hạn về thời gian.
* Định nghĩa: Là phương pháp dạy học hướng vào việc tổ chức cho người học học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo. Những tình huống do GV tạo ra là động lực thúc đẩy phát triển, trong đó nó chứa đựng những mâu thuẫn. Qua những tình huống học tập lí tưởng, người học mới bắt đầu tư duy tích cực. Từ đó người học tự kiến tạo nên tri thức, tự họ hình thành hoặc điều chỉnh những kiến thức của họ để đáp ứng những nhu cầu của môi trường.
Theo PGS.TS Phan Trọng Ngọ: “PPDH bằng tình huống là giáo viên cung cấp cho học viên tình huống dạy học. Học viên tìm hiểu, phân tích và hành động trong tình huống đó. Kết quả là học viên thu nhận được các tri thức khoa học, thái độ và các kỹ năng hành động (trí óc và thực tiễn) sau khi giải quyết tình huống đã cho”[31].
Theo PSG. TS Trịnh Văn Biều: “Dạy học tình huống là một PPDH được tổ chức theo những tình huống có thực của cuộc sống trong đó người học được kiến tạo tri thức qua việc giải quyết các vấn đề có tính xã hội của việc học tập”[2].
Theo TS. Nguyễn Văn Cường: “Dạy học tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức tạp gắn với các tình huống thực tiễn của cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập”[9].
Phương pháp dạy học tình huống là một phương pháp đặc thù của dạy học giải quyết vấn đề theo tình huống. Ở đó, các tình huống là đối tượng chính của qui trình dạy học. Như đã nói ở trên, trường hợp được nêu ra trong dạy học là những tình huống dạy học điển hình và quá trình người học nghiên cứu trường hợp cũng chính là quá trình hiểu và vận dụng tri thức.
Theo Nguyễn Hữu Lam: “Phương pháp tình huống là một kĩ thuật giảng dạy trong đó các thành tố chủ yếu của nghiên cứu tình huống được trình bày với những người học với các mục đích minh họa hoặc các kinh nghiệm giải quyết vấn đề”[26].
* Ưu điểm
- Người học có điều kiện vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống, sự việc cụ thể xảy ra trên thực tế.
- Giúp người học làm quen với cách giải quyết tình huống cụ thể ngay trong quá trình học tập ở trường.
* Nhược điểm:
g. Phương pháp tổ chức trò chơi toán học
* Định nghĩa: Trò chơi toán học được hiểu là hình thức học tập môn toán theo hướng vui chơi giải trí dựa trên những tình huống thực tiễn hay trong nội bộ toán mang đặc thù của một tình huống có vấn đề trong dạy học toán, mà việc giải quyết vấn đề trong tình huống đặt ra nhằm để học sinh lĩnh hội, củng cố, vận dụng kiến thức kĩ năng phương pháp toán đã được học, những kinh nghiệm sống đã được tích lũy vào các tình huống mới một cách tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo.
* Ưu điểm:
- Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực hơn trong các hoạt động đa dạng của trò chơi toán học, học sinh thấy vui hơn, thoải mái hơn, cởi mở hơn, dễ chịu và khỏe mạnh hơn dẫn đến các em tiếp thu bài một nhanh chóng, đem lại kết quả cao hơn.
- Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi. Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.
- Trò chơi mang đặc tính thi đua cao. Vì vậy khi đã tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình.
- Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục học sinh hữu hiệu và đem lại kết quả cao.
- Trò chơi toán học giúp học sinh phát triển toàn diện kể cả về thể chất lẫn tinh thần. Trò chơi làm cho học sinh phát triển toàn diện các năng lực một cách tự nhiên, giúp cho các em có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau, từ đó các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, thoải mái, đạt kết quả cao hơn so với các tiết dạy học toán không có tổ chức dạy học thông qua trò chơi. Có thể khẳng định rằng tác dụng của “trò chơi toán học” là rất lớn.
* Nhược điểm:
- Gây mất trật tự trong lớp.
- GV khó kiểm soát được lớp học.