7. Cấu trúc luận văn
4.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức học tập toán thông qua trò chơi
4.2.1.1. Mục đích của biện pháp
Việc tổ chức học tập toán thông qua trò chơi góp phần nâng cao kết quả học tập của HS và giúp HS phát triển toàn diện về các mặt như: nhận thức, xã hội, cảm xúc, sáng tạo và thể chất. Được học thông qua chơi, học sinh sẽ trở nên độc lập, tự chủ, tích cực tương tác xã hội, sáng tạo, thích ứng tốt với mọi hoàn cảnh và có khả năng giải quyết vấn đề tốt. Đây là những kĩ năng được xác định là cần thiết cho học sinh trong thế kỷ 21, tạo nền móng vững chắc cho học tập suốt đời.
4.2.1.2. Cơ sở khoa học của biện pháp
Học sinh lớp 1 dễ nhớ nhưng chóng quên và thích tiếp xúc với mọi vật, hiện tượng nào đó nhất là những sự vật hiện tượng gây cảm xúc mạnh. Học sinh thường hiếu động hơn khi hoạt động bằng tay chân, thích được sử dụng đồ dùng trực quan. Với các em, nhu cầu học tập của các em không chỉ đơn thuần là hoạt động nhận thức mà nó còn gắn liền với nhu cầu vui chơi. Nhu cầu vui chơi của các em chiếm một vị trí rất lớn. Chính vì vậy, cơ sở tâm sinh lý của học sinh lớp 1 khẳng định hoạt động dạy học toán dưới dạng trò chơi toán học rất phù hợp với lứa tuổi này và thực tế cho thấy dạy học toán mà vận dụng đưa trò chơi toán học vào trong giờ dạy thì học sinh rất hưởng ứng và tích cực tham gia vào việc học toán.
4.2.1.3. Nội dung và cách thực hiện
- Khái niệm học thông qua chơi
Học thông qua chơi (HTQC) là hướng tiếp cận giáo dục mà ở đó học sinh được tương tác, trải nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề trong môi trường học tập vui vẻ. Giáo viên kết nối mục tiêu học tập với hoạt động chơi nhằm thúc đẩy sự tham gia và tự chủ của học sinh, từ đó góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của người học.
- Đặc điểm của học thông qua chơi
Có thể chúng ta thường xuyên sử dụng câu “Học mà chơi, chơi mà học”. Tuy nhiên để hiểu đầy đủ rằng học thông qua chơi không chỉ là các trò chơi thì cần hiểu rõ các đặc
điểm của học thông qua chơi. Chơi mang tính giáo dục khi học sinh cảm thấy vui vẻ, có ý nghĩa, thúc đẩy các em tích cực tham gia, có nhiều cơ hội thử nghiệm và tương tác xã hội khi các em chơi.
+ Vui vẻ: đây là đặc trưng điển hình của HTQC – học sinh hứng thú được tham gia chơi, rồi được trải nghiệm những khoảnh khắc hồi hộp, ngạc nghiên, phấn khích hay vui sướng khi mình vượt qua các thử thách. Ví dụ: HS sẽ rất vui vẻ khi nối đúng số với tranh vẽ các con vật tương ứng (Toán – Lớp 1).
+ Tham gia tích cực: Học thông qua chơi luôn đòi hỏi học sinh tham gia vào quá trình hoạt động. Học sinh say sưa và tập trung cao độ vào hoạt động là biểu hiện rõ nét của học thông qua chơi. Ví dụ: Học sinh cùng bạn say mê làm một hộp quà để tặng cho người thân khi học về bài: Khối lập phương, khối hộp chữ nhật (Toán tập một – Lớp 1, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) mà quên cả giờ ra chơi.
+ Có ý nghĩa: Trong quá trình học, học sinh có cơ hội liên hệ những điều em đã biết, đã trải nghiệm với những gì em đang học. Thông qua trải nghiệm, thực hành, học sinh có cơ hội thể hiện và mở rộng hiểu biết của mình theo nhiều hình thức như thuyết trình, vẽ tranh, kể chuyện, xếp hình, đọc thơ, đố vui, ca hát, đóng kịch,…
Ví dụ: Để củng cố vể biểu tượng số 1, GV cho cả lớp hát tập thể bài “Chỉ có một mà thôi” của nhạc sĩ Trương Quang Lục sáng tác:
Trên trời cao có muôn ngàn ánh sao, Trên đồng xanh có muôn ngàn cây lúa Chim trong rừng có muôn ngàn tiếng ca
Cây trong vườn có muôn ngàn lá hoa. Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi
Và mẹ em chỉ có một trên đời.
+ Có nhiều cơ hội thử nghiệm (có cơ hội được lặp đi lặp lại): Học sinh có thể trả lời cho một câu hỏi theo nhiều cách khác nhau. Các em có quyền đưa ra nhiều giả thuyết, tiếp tục đặc câu hỏi tiếp theo để tìm hiểu vấn đề sâu hơn. Học sinh cũng có cơ hội thực hành các kĩ năng học tập nhiều lần. Học theo cách này sẽ giúp học sinh tìm ra nhiều phương án giải quyết cho một vấn đề cụ thể và từ đó hình thành tư duy nhiều chiều và học sâu hơn. Ví dụ: Để củng cố kiến thức sau khi học xong bài 11: “Phép trừ trong phạm vi 10” (tiết 1) trang 68 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục), GV đưa ra tình huống sau: Em hãy tưởng tượng, em có một số vở và muốn ủng hộ tặng các bạn vùng lũ. Vậy em sẽ tặng mấy quyển và còn lại mấy quyển vở? Hãy nêu phép tính để tìm
số vở còn lại của em. Với tình huống như vậy, HS được tự do suy nghĩ và giải quyết vấn đề theo ý kiến cá nhân của mỗi em.
+ Tương tác xã hội: Đây là một công cụ hữu ích cho cả học và chơi. Thông qua tương tác trực tiếp với giáo viên và bạn cùng học, HS được thể hiện suy nghĩ của mình, chia sẻ ý tưởng và hiểu ý tưởng của người khác. Tương tác như vậy HS sẽ không chỉ cảm thấy thoải mái khi học và chơi mà còn thân thiết, gắn bó với thầy cô và bạn bè hơn. Ví dụ: Hai HS sẽ có nhiều cơ hội trao đổi, tương tác với nhau khi thảo luận xem mình sẽ đóng vai gì, diễn cảnh nào khi tham gia một hoạt động đóng kịch trong môn Toán mà GV đưa ra yêu cầu.
Trên đây là 5 đặc điểm của học thông qua chơi. Những đặc điểm này sẽ thể hiện ở các mức độ khác nhau trong một hoạt động, không nhất thiết hoạt động học thông qua chơi nào cũng phải hội tụ đủ cả 5 đặc điểm. Qua nhiều lần GV áp dụng thành thạo học thông qua chơi thì HS sẽ được trải nghiệm các thời khắc vui vẻ và bất ngờ, kết nối có ý nghĩa, say sưa tham gia, thử nghiệm nhiều lần và gắn kết với bạn bè, thầy cô trong các
hoạt động học thông qua chơi.
- Lợi ích của học thông qua chơi
Không phải mọi kỹ năng giúp học sinh thành công trong thế kỉ 21 đều được dạy trên lớp. Nếu áp dụng phương pháp dạy học truyền thống thì việc hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng cần thiết khó thực hiện được. Tuy nhiên, nếu áp dụng học thông qua chơi thì điều này có thể thực hiện được và thực hiện một cách hiệu quả. Được học thông qua chơi, học sinh tiểu học sẽ trở nên độc lâp, tự chủ, tích cực tương tác xã hội, sáng tạo, thích ứng tốt với mọi hoàn cảnh và có khả năng giải quyết vấn đề tốt. Đây là những kĩ năng được xác định là cần thiết cho học sinh trong thế kỷ 21, tạo nền móng vững chắc cho học tập suốt đời. Học thông qua chơi góp phần vào sự phát triển toàn diện: nhận thức, xã hội, cảm xúc, sáng tạo và thể chất của học sinh với các kĩ năng cụ thể sẽ được tập trung vào từng lĩnh vực phát triển.
+ Học thông qua chơi góp phần phát triển nhận thức của HS: Học thông qua chơi cho phép HS hình thành nhận thức, kĩ năng tìm hiểu kiến thức và tư duy sáng tạo. Khi HS chơi với các thẻ chữ, que đếm, thực hiện các hoạt động phân loại; sử dụng vốn từ vựng phong phú, luyện viết,… các em có nhiều cơ hội hình thành và củng cố các kĩ năng cần thiết cho học tập. Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa chơi với việc hình thành các kĩ năng cần thiết sẽ giúp HS hiểu biết sâu hơn về Toán, Tiếng việt, Khoa học - Công nghệ thông tin cũng như Tin học.
+ Học thông qua chơi góp phần phát triển kĩ năng sáng tạo của HS: Các hoạt động như sắm vai, vẽ tranh, đóng kịch, kể chuyện, trò chơi và hoạt động sáng tạo cũng như
trải nghiệm,… sẽ tạo cho HS một không gian rộng mở để các em tưởng tượng và đưa ra những ý tưởng mới. Bằng cách cho HS cơ hội diễn đạt “Nếu … thì”, HS sẽ tưởng tượng những tình huống mới, xác định vấn đề và đưa ra các cách giải quyết vấn đề. Không có gì ngạc nhiên khi những HS ham thích chơi sẽ sáng tạo hơn nhưng HS khác.
+ Học thông qua chơi góp phần phát triển kĩ năng xã hội cho HS: Ở trường tiểu học, học thông qua chơi sẽ góp phần tạo cho HS cơ hội giao tiếp với các bạn hiệu quả hơn. Khi học thông qua chơi, HS thường cùng chơi cùng học với bạn và từ đó sẽ hiểu rõ nhau hơn. HS học cách đọc tín hiệu từ bạn qua ánh mắt, các nhíu mày, lắng nghe và nhìn nhận quan điểm của người khác – tất cả điều này giúp các em biết đồng cảm với người khác hơn. HS còn được học cách chia sẻ ý tưởng, thể hiện bản thân, thương lượng và đạt được thỏa hiệp khi chơi với bạn. Khi chơi, HS biết cách cân bằng giữa sự tự chủ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nhóm bạn chơi cùng.
+ Học thông qua chơi góp phần phát triển kĩ năng cảm xúc của HS: Ở trường học, HS phải học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, ví dụ không quá tự mãn, không bốc đồng và không tìm cách thu hút sự chú ý của mọi người. Học thông qua chơi sẽ giúp HS có động lực, biết tuân thủ các quy tắc và tập trung vào nhiệm vụ được giao. Khi chơi, các em tự chịu trách nhiệm, tự xác định thời gian, đưa ra cách chơi, luật chơi, quyết định xem có tiếp tục hay cần điều chỉnh trong luật chơi hay không. Tóm lại, học thông qua chơi giúp HS khám phá và tìm hiểu về thế giới đồng thời giúp phát triển khả năng tự điều chỉnh và tự chủ của HS.
+ Học thông qua chơi góp phần phát triển thể chất cho HS: Chơi hỗ trợ sự phát triển thể chất cho HS vì sức khỏe và tinh thần là nền tảng cho học tập. Khi chơi, HS có cơ hội phát triển khả năng kiểm soát cơ vận động, khả năng phối hợp, phản xạ, nhận thức được khả năng và giới hạn của cơ thể mình. Hơn nữa, chơi – cho dù là trèo cây, chạy, nhảy hay chơi trò chơi đuổi bắt, đều là những cơ hội giúp HS thử những điều mới và đạt đích mới – những hoạt động chơi có thể thúc đẩy HS vượt qua vùng giới hạn của mình.
Khi áp dụng học thông qua chơi, HS sẽ có cơ hội thực hành nhiều kĩ năng trong các bối cảnh khác nhau và trong các môn học khác nhau. Điều này chắc chắn góp phần nâng cao kết quả học tập của HS và giúp HS phát triển toàn diện.
- Các nguyên tắc thực hiện
+ Thứ nhất: Khuyến khích sự sáng tạo của học sinh Cần khuyến khích sáng kiến của học sinh vì:
* Theo lý thuyết “Tự quyết" thì động cơ chơi của HS bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nguyên luật, luật lệ, hạn định thời gian. Do đó, nếu học sinh tự đề ra cách chơi, quản lý tiến độ chơi thì các em sẽ tích cực hơn, duy trì được hứng thú và tập trung hơn.
* Khuyến khích HS tham gia chia sẻ các ý tưởng sáng tạo sẽ giúp hoạt động được thiết kế và thực hiện phù hợp với sở thích, trình độ nhận thức và kĩ năng của các em.
* Phát huy tính tự chủ, độc lập và sáng tạo của học sinh trong học tập sẽ giúp học sinh tự tìm ra những cách mới mẻ để khám phá thế giới, tìm ra cách thức giải quyết vấn đề của các em khi gặp khó khăn trong học tập và cuộc sống.
Các yếu tố để đảm bảo khuyến khích sáng kiến của học sinh * Học sinh phải là chủ thể tích cực của hoạt động
• Học sinh cần có không gian, thời gian tự do đưa ra các ý tưởng của mình. • Học sinh luôn có cơ hội đưa ra những ý tưởng mới mẻ mà không lo lắng bị phê bình, chê bai.
• Học sinh nên là nhân vật trung tâm của lớp học, phần lớn thời gian của lớp học được dùng cho hoạt động của học sinh.
* Học sinh có kĩ năng sáng tạo và giải quyết vấn đề tốt
• Học sinh cần được rèn luyện các kĩ năng tư duy, giải quyết vấn đề và sáng tạo để đưa ra các ý tưởng mới, cách thức thực hiện mới và tạo nên các sản phẩm mới. Nếu không có các kỹ năng cơ bản này, khi trao cho học sinh cơ hội được đưa ra các sáng kiến thì HS sẽ lúng túng và không biết điểm bắt đầu.
• Khi HS có kĩ năng sáng tạo và giải quyết vấn đề tốt thì các em sẽ chủ động hơn trong việc đưa ra sáng kiến và vai trò hướng dẫn của GV sẽ dần chuyển sang định hướng. * Các nguyên liệu, đồ dùng, tài nguyên học tập phong phú, đa dạng sẵn sàng cho học sinh phát triển ý tưởng sáng tạo:
• Học sinh tiểu học không duy trì chú ý và khó ngồi yên được lâu, vì vậy để học sinh có các ý tưởng mới mẻ, không gian lớp học phải rộng rãi và dễ di chuyển.
• Các thiết bị, dụng cụ và tài nguyên dồi dào cho phép HS tạo ra những hoạt động mới theo cách riêng của mình.
• Các nguyên liệu “mở” và đơn giản sẽ cho phép học sinh tạo ra nhiều sản phẩm và cách chơi sáng tạo hơn.
• Tin tưởng HS của mình có khả năng phát triển và hoàn thành các ý tưởng sáng tạo, góp phần thực hiện thành công bài học.
• Cân đối giữa chơi có hướng dẫn và chơi tự do để HS dần thích nghi với việc được tự quyết cách thức HTQC và sản phẩm của HTQC.
• Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ và nguyên liệu “mở” cho HS (giấy, bút, cát, đất nặn, thanh gỗ, sỏi, đá,..) và một khoảng thời gian đủ để HS suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết vấn đề hoặc tạo ra các hoạt động, sản phẩm mới.
• Dành thời gian thảo luận với các câu hỏi mở để huy động ý tưởng của HS. Tất cả các ý tưởng đều được ghi nhận, góp ý nếu cần, nhưng không phê phán.
• Phân chia sự chú ý đồng đều trong lớp, đặc biệt với các học sinh nhút nhát, chậm tiếp thu hoặc chưa có kĩ năng làm việc nhóm. GV cần chủ động gọi tên, hỏi ý kiến và kiểm tra để chắc chắn HS đã hiểu các hướng dẫn.
• Tạo điều kiện cho HS trải nghiệm nhiều loại hình hoạt động HTQC khác nhau như vẽ, viết, đóng vai, thí nghiệm khoa học, hoạt động với cát, nước, đất nặn, nhảy múa, hát, tham quan môi trường tự nhiên, leo trèo,... để phát triển sự sáng tạo và khả năng giài quyết vấn đề trong nhiều tình huống.
• GV sử dụng các kỹ thuật đa dạng để huy động ý tưởng như: động não cá nhân hoặc theo nhóm, suy nghĩ - cặp đôi - chia sẻ (Think – Pair – Share), bàn tay nặn bột, bể cá.
+ Thứ hai: Quản trị lớp học hiệu quả * GV cần quản trị lớp học hiệu quả để:
• Đảm bảo tất cả HS đều tham gia hoạt động HTQC một cách tích cực và hiệu quả, không HS nào bị bỏ lại phía sau.
• Đảm bảo các hoạt động diễn ra theo mục tiêu đã xác định và kế hoạch đã thiết lập.
• Đảm bảo HS được an toàn, các thiết bị và dụng cụ dạy học được sử dụng an toàn và tối ưu.
• Đảm bảo bầu không khí lành mạnh, tích cực giữa GV và HS, giữa HS và HS, hạn chế các xung đột giữa các HS và tình trạng quá tải, mất động lực của GV
* Các yếu tố cần đảm bảo:
Khi tạo bầu không khí thân thiện trong lớp học, GV nên khuyến khích HS nhút