Biện pháp 3: Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn để hỗ trợ học sinh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hỗ trợ học tập toán cho học sinh lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 1 (Trang 85 - 99)

7. Cấu trúc luận văn

4.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn để hỗ trợ học sinh

động vận dụng toán học vào thực tế cuộc sống

4.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Qua việc xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn để vận dụng toán học vào thực tế cuộc sống, GV giúp HS có cơ hội liên hệ, vận dụng, phối hợp các kiến thức, kĩ năng từ môn Toán vào thực tiễn cuộc sống. Rèn cho HS kĩ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống ở mức độ phù hợp với khả năng nhận thức của HS.

4.2.3.2. Cơ sở khoa học của biện pháp

Theo Tâm lý học, tư duy của HS lớp 1 mang tính đột biến, chuyển từ tư duy tiền thao tác sang tư duy thao tác. Việc xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn trong hoạt động vận dụng toán học vào thực tế cuộc sống tạo cơ hội cho các em làm quen với việc nhận thức từ đơn giản cho đến phức tạp dần. Thực hiện một cách thường xuyên sẽ giúp thúc đẩy quá trình nhận thức ở các em diễn ra đúng đắn và hiệu quả. Kích thích cho não bộ phát triển và hoàn thiện hơn. Rèn luyện tư duy mỗi ngày thông qua những bài toán thực tiễn sẽ tạo nền tảng cho việc tư duy ở độ tuổi lớn hơn. Chính vì vậy, cho HS luyện tập tư duy thông qua hệ thống bài tập thực tiễn từ lớp 1 sẽ giúp chuẩn bị cho các em một nền tảng tốt trên con đường học vấn của mình.

4.2.3.3. Nội dung và cách thực hiện

- Sử dụng các bài toán thực tiễn vào khâu đặt vấn đề và chuyển ý trong tiết dạy

Trong giảng dạy Toán, hình thức gợi động cơ cần được quan tâm, chú ý đến sự liên hệ với thực tế. Chẳng hạn, trong gợi động cơ mở đầu, nhiều trường hợp có thể sử dụng hình thức gợi động cơ xuất phát từ thực tế. Kĩ năng toán học hóa các tình huống thực tiễn được cho trong bài toán hoặc nảy sinh từ đời sống thực tế nhằm tạo điều kiện cho HS biết vận dụng những kiến thức toán học trong nhà trường vào cuộc sống, góp phần gây hứng thú học tập, giúp HS nắm được thực chất vấn đề và tránh hiểu các sự kiện toán học một cách hình thức. Để rèn cho HS kỹ năng toán học hóa các tình huống thực tiễn, cần chú ý lựa chọn các bài toán có nội dung thực tế của khoa học, kỹ thuật, của các môn học khác và nhất là thực tế đời sống hàng ngày quen thuộc với học sinh. Đồng thời, nên phát biểu một số bài toán không phải thuần túy dưới dạng toán học mà dưới dạng một vấn đề thực tế cần phải giải quyết.

Gợi động cơ là một trong những khâu quan trọng của quá trình dạy học nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh, làm cho việc học tập trở nên tự giác, tích cực, chủ động. Gợi động cơ không phải là việc đặt vấn đề một cách hình thức mà phải giúp biến

những mục tiêu sư phạm thành mục tiêu của cá nhân học sinh nhằm tạo ra động lực bên trong thúc đẩy học sinh hoạt động. Kinh nghiệm cho thấy không có động lực nào thúc đẩy mạnh mẽ động cơ học tập của học sinh bằng các tình huống thực tế. Rõ ràng cách gợi động cơ này dễ hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, tạo điều kiện để các em thực hiện tốt các hoạt động kiến tạo tri thức trong quá trình học tập về sau. Giáo viên thường thực hiện nhiệm vụ đó ở khâu đặt vấn đề vào bài mới hoặc khâu chuyển ý từ mục trước sang mục sau trong bài học. Khi gợi động cơ giáo viên có thể đưa ra những thực tế gần gũi xung quanh học sinh; thực tế ở những môn học và khoa học khác.

Tuy nhiên ta cũng cần phải chú ý các bài toán thực tế đưa ra cần đảm bảo tính chân thực, không đòi hỏi quá nhiều tri thức bổ sung, con đường từ lúc nêu cho đến lúc giải quyết vấn đề càng ngắn càng tốt. Các bài toán đưa vào phải nhẹ nhàng, tự nhiên tránh làm rối tiết học và không làm ảnh hưởng đến thời gian giảng dạy của bài đó.

Ví dụ: Khi học bài 10: “Phép cộng trong phạm vi 10” (tiết 6) trang 66 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục), để kích thích sự hứng thú của HS khi vào bài học, GV có thể nêu bài toán tình huống có vấn đề như sau: Trên sân cỏ, các chú thỏ đang chơi đá bóng rất vui vẻ. Sút tung lưới của thủ môn Thỏ Xám chính là chú thỏ mang số áo mà cộng với 4 được 10. Đố em tìm được đó là chú thỏ nào?

(GV cho HS xem hình ảnh để liên tưởng.)

Ví dụ: Khi học bài 11: “Phép trừ trong phạm vi 10” (tiết 1) trang 68 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục), để kích thích sự hứng thú của HS khi vào bài học, GV chia cả lớp thành các nhóm đôi và đưa ra tình huống đóng vai như sau: Mẹ đi siêu thị về mua 6 quả cam, mẹ để tất cả 6 quả cam vào rổ. Mẹ gọi Lan vào và bảo: “Con hãy mang cam sang biếu ông bà và để lại cho con 1 quả cam”. Lan lo lắng và chưa biết phải lấy như thế nào để mình còn 1 quả cam. Nếu em là Lan, em sẽ lấy quả cam bằng cách nào? GV cho HS thảo luận trong thời gian 5 phút để suy nghĩ và đóng vai. Kết thúc thời gian thảo luận, GV cho các nhóm đóng vai tình huống.

Khâu củng cố giúp học sinh nắm vững được hệ thống kiến thức theo mục tiêu dạy học. Không những thế đây còn là bước quan trọng để giáo viên cũng như học sinh kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học của mình. Trong khâu này, giáo viên có thể đưa ra các bài toán thực tế liên quan đến kiến thức toán học vừa xây dựng để học sinh nhớ lâu và hiểu sâu kiến thức. Cũng qua đó mà học sinh thấy được toán học thật gần gũi với cuộc sống, giúp các em hứng thú hơn trong học tập, ghi nhớ kiến thức một cách có chủ đích. Ví dụ: Sau khi HS học xong bài 3 “Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau” (tiết 2) trang 23 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục), để củng cố và khắc sâu kiến thức vừa học, GV có thể đưa ra bài toán thực tế sau: “Tý có 8 viên bi, Sửu có 4 viên bi. Ai có số bi ít hơn? Ai có bi nhiều hơn? Làm thế nào để Tý và Sửu có số bi bằng nhau?”

Ví dụ: Sau khi HS học xong bài 10 “Phép cộng trong phạm vi 10” (tiết 6) trang 66 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục), để củng cố và khắc sâu kiến thức vừa học, GV có thể đưa ra bài toán thực tế sau để các nhóm thảo luận:

Xích lô và xe đạp

Trên hè phố có hai loại xe đang đậu: xe xích lô 3 bánh và xe đạp 2 bánh. Huy đếm được có tất cả 7 bánh xe. Hỏi ở hè phố này có bao nhiêu xe xích lô, bao nhiêu xe đạp?

Ví dụ: Sau khi học xong bài 11: “Phép trừ trong phạm vi 10” (tiết 2) trang 70 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục), GV thử trí thông minh của HS bằng bài toán sau:

Các mảnh bìa ghi số

Cô giáo đưa cho cả lớp xem 11 mảnh bìa, ghi các số 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10. Xong! Cô giáo để trên bàn 10 mảnh bìa và cầm trên tay mảnh bìa có ghi số 8. Cô giáo gọi hai bạn Thông và Minh lên giúp cô chọn một mảnh bìa mà số ghi trên mảnh bìa được chọn và số 8 khi thực hiện phép trừ có kết quả là 2. Thông và Minh mỗi bạn cầm trên tay một mảnh bìa. Cô khen cả hai bạn đều giỏi. Tại sao hai bạn đều được cô khen?

Ví dụ: Sau khi học xong bài 15: “Vị trí, định hướng trong không gian” (tiết 2) trang 98, 99 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục), GV thử trí thông minh của HS bằng bài toán sau: Ba bạn Mai, Nam, Rô-bốt đứng thành hàng ngang. Bạn Mai nói rằng: “Tớ không đứng ở giữa.” Bạn Nam nói rằng: “Đứng bên trái tớ là bạn Rô-bốt.” Bạn Rô-bốt nói rằng: “Tớ không đứng ở giữa.” Hỏi rằng ba bạn đã đứng như thế nào?

- Sử dụng bài toán thực tiễn trong các giờ luyện tập, ôn tập chương, ôn tập cuối năm.

Trong các giờ luyện tập, ôn tập chương, ôn tập cuối năm học sinh vận dụng các kiến thức đã học để giải toán. Điều này đặc biệt thuận lợi khi đặc điểm của các bài toán thực tiễn là tích hợp và kết nối các nội dung kiến thức.

Ví dụ: Khi dạy bài 1: “Các số 0,1,2,3,4,5” (tiết 3) trang 13 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục), trong phần Luyện tập, bài tập 4 được thiết kế rất thú vị như sau: Với hình ảnh các con vật đáng yêu, bài toán không chỉ giúp HS phân biệt các con vật, có kiến thức về môi trường sống của chúng mà còn giúp HS ôn tập năng lực về số qua việc đếm số và ghi số.

Ví dụ: Khi dạy bài 18: “Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10” (tiết 2) trang 108 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục), trong phần Luyện tập, bài tập 3 yêu cầu HS quan sát tranh rồi nêu phép tính thích hợp. Bằng kiến thức của mình, HS có thể dễ dàng nêu được bài toán như sau: Có 4 bạn đang chơi nhảy dây, thêm 2 bạn tham gia nữa. Hỏi có tất cả mấy bạn tham gia chơi nhảy dây? HS sẽ nêu được phép tính thích hợp là 4 + 2 = 6

Ví dụ: Khi dạy bài 40: “Ôn tập hình học và đo lường” (tiết 1) trang 108 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống – Tập Hai, NXB Giáo dục), trong phần Luyện tập, bài tập 4 yêu cầu HS tìm hình thích hợp đặt vào dấu chấm? Yêu cầu bài này nhằm phát triển tính lôgic (HS tìm ra quy luật theo đặc điểm nhóm hình để tìm hình thích hợp).

- Khai thác các kiến thức Toán học vào các bộ môn khác gần với thực tế như thủ công, mỹ thuật, tự nhiên xã hội, đạo đức, thể dục, …

Biện pháp này hướng việc liên hệ thực tiễn vào các môn học khác trong nhà trường. Các hoạt động này có thể được tiến hành trong các giờ học toán, nhưng cũng có thể được các giáo viên bộ môn khác tiến hành trong khi dạy học các bộ môn đó.

Sau đây chúng tôi xin đưa ra 2 ứng dụng của môn toán trong môn Mỹ thuật + Ví dụ: Sau khi dạy bài 7: “Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật” (tiết 2) trang 48 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống – Tập Một, NXB Giáo dục), GV có thể vận dụng sáng tạo cho HS xé dán các hình cơ bản để tạo thành một ngôi nhà.

+ Ví dụ: Sau khi dạy bài 14: “Khối lập phương, khối hộp chữ nhật” (tiết 1) trang 92 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống – Tập Một, NXB Giáo dục), GV có thể vận dụng sáng tạo cho HS gấp hộp quà có dạng khối lập phương để tặng người thân, bạn bè.

Sau đây là 1 ứng dụng của môn toán trong môn Thể dục

Để tiết học thể dục trở nên thú vị hơn, các GV có thể sử dụng một trò chơi có lồng ghép kĩ năng tính toán vào đó. Trò chơi được mang tên: Ai bắt bóng giỏi?

+ Mục đích:

++ Luyện tập phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10

++ Rèn sự dẻo dai, kĩ năng vận động, khả năng tính toán nhanh nhạy.

+ Chuẩn bị: Sân chơi đủ rộng cho cả lớp cùng chơi, 1 quả bóng, các tấm thẻ cài để HS đeo trước ngực.

+ Cách tiến hành:

HS cả lớp đứng thành vòng tròn trong sân. GV cho HS lần lượt đánh số: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 - 0,1,2,3,... Mỗi em phải nhớ số của mình (nếu có thể thì GV nên viết số của mỗi em vào một tấm thẻ, cài ở trước ngực của mình thì tốt nhất). GV đứng ở tâm vòng tròn, tay cầm một quả bóng, miệng hô: “Ba cộng bảy” rồi tung cao quả bóng lên, để HS có thời gian cộng nhẩm: 3 + 7 = 10. Tất cả các HS mang số 10 phải nhanh chóng chạy vào giữa vòng tròn và cố gắng bắt quả bóng trước khi nó rơi chạm đất. Em nào bắt được bóng là người thắng cuộc. Em nào tính sai, chẳng hạn em số 9 lao ra bắt bóng, thì dù có bắt được bóng cũng phạt nhảy lò cò một vòng. Cứ tiếp tục như vậy, GV lại hô: “Mười trừ bốn” thì các HS mang tấm thẻ số 6 phải chạy ra bắt bóng,...

- Tăng cường các bài toán thực tiễn vào kiểm tra đánh giá

Những bài kiểm tra là cơ sở quan trọng để giáo viên đánh giá về tình hình học tập, tình hình kiến tạo tri thức đồng thời rèn luyện kỹ năng cả về mặt năng lực, thái độ và phẩm chất của học sinh. Qua đó giúp cho giáo viên có thể điều chỉnh quá trình dạy học về sau và học sinh cũng ý thức được mình đã nắm bắt kiến thức đến đâu, còn những lỗ hổng hoặc sai sót nào cần phải nỗ lực khắc phục.

Nội dung các bài thi và kiểm tra hiện nay chủ yếu tập trung vào nội dung kiến thức mà chưa có những câu hỏi, bài tập mang tính vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Do đó trong các đề kiểm tra giáo viên nên đưa vào các bài tập gần gũi với đời sống thực tế, từ đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Toán của các em.

4.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Toán cho học sinh lớp 1

4.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Việc tổ chức dạy học thông qua trải nghiệm trong môn Toán là rất quan trọng trong việc gắn kết giữa lí thuyết và thực tiễn, giúp HS có những trải nghiệm học tập mới mẻ, vui vẻ tạo nên hứng thú học tập, phát huy tính tích cực chủ động của HS, các kiến thức, kĩ năng toán học được hiểu sâu hơn trong bối cảnh có ý nghĩa. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng tạo cho học sinh môi trường học tập thực tế để các em được vận dụng những điều mình được học để giải quyết tình huống thực mà những tình huống này vốn rất gần gũi và cần thiết với cuộc sống của các em. Điều này sẽ giúp các em có thể thấy được giá trị thực tiễn của những kiến thức, kĩ năng toán được học.

4.2.4.2. Cơ sở khoa học của biện pháp

Về mặt sinh lý, HS lớp 1 lúc nào cũng luôn tay luôn chân, chạy nhảy, leo trèo, nô đùa và thích hò hét. Nếu ngồi im lặng sẽ táy máy, hì hục nghịch phá một trò nào đó. Về sinh hoạt học tập, các em rất dễ hào hứng khi được học những môn tiếp cận thực tế, thể hiện các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng để giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống hàng ngày. Chính vì vậy, việc tổ chức học tập trải nghiệm trong môn Toán là rất cần thiết đối với đặc điểm tâm sinh lí của HS lớp 1.

4.2.4.3. Nội dung và cách thực hiện

Hoạt động trải nghiệm được xem là một trong những điểm nhấn của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay. Bằng nhiều công văn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục, nhà trường tăng cường tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS trong hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học bộ môn. Đặc trưng cơ bản của hoạt động trải nghiệm sáng tạo là đặt HS trong môi trường hoạt động học tập đa dạng, học đi

đôi với hành, học từ chính hành động của bản thân, học trong nhà trường gắn với giải quyết các vấn để thực tiễn của cộng đồng, điều này phù hợp với chủ trương đổi mới chương trình giáo dục và sách giáo khoa (SGK) theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của HS hiện nay. Theo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể thì khi tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo, HS được trực tiếp thực hiện các hoạt động trong hoặc ngoài nhà trường, dưới sự hướng dẫn của GV hoặc nhà giáo dục. Quá trình hoạt động trong môi trường cuộc sống sẽ kích thích và phát triển sự sáng tạo của HS. Chính HS sẽ tự học qua trải nghiệm để hình thành năng lực cho chính mình. Nội dung, hình thức các chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo luôn mang tính tổng hợp của nhiều

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hỗ trợ học tập toán cho học sinh lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 1 (Trang 85 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)