7. Cấu trúc luận văn
3.6.2. Những khó khăn về nhận thức của học sinh lớp 1 trong hợp tác nhóm
tòi, khám phá kiến thức
Được sự cho phép của các giáo viên, chúng tôi tiến hành dự giờ một vài tiết học trong môn Toán. Sau đó đối chứng với các tiêu chí mà chúng tôi đưa ra để quan sát, đánh giá giáo viên và học sinh, kết quả thu được như sau:
Tiêu chí 1: Cách thiết kế hoạt động khám phá của giáo viên cho học sinh
Đa số giáo viên tổ chức hoạt động “Khám phá” giống như phần trình bày được gợi ý trong bộ sách “Kết nối tri thức vởi cuộc sống” mà không có sự đầu tư, đổi mới và sáng tạo. Vì lấy nội dung từ trong sách nên các hoạt động khám phá mặc dù phù hợp với học sinh lớp 1 nhưng chưa thu hút sự tập trung, chú ý vào bài giảng của GV. Bởi lẽ, HS chủ yếu ngồi nghe GV truyền đạt, các em chưa có cơ hội để trực tiếp bộc lộ suy nghĩ, tự tìm ra tri thức mới. Đa phần ở hoạt động này, GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, dẫn đến thực trạng HS khá - giỏi thì tiếp thu bài nhanh nhưng những HS chậm thì ngồi làm việc riêng, chưa tập trung trong giờ học.
Tiêu chí 2: Cách giáo viên động viên, khích lệ học sinh
Chúng tôi nhận thấy rằng, GV lớp 1 làm rất tốt việc động viên, khích lệ đối với từng tiến bộ của học sinh (dù là tiến bộ nhỏ nhất). Qua tìm hiểu, chúng tôi biết được rằng học sinh lớp 1 rất thích được khen, vì thế các giáo viên thường hay khen ngợi HS qua các hoạt động học tập của các em.
Chúng tôi nhận thấy thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của học sinh lớp 1 còn rất nhiều điểm hạn chế. Điều này dẫn đến kết quả làm việc chung không đạt được như mong muốn. Kỹ năng làm việc nhóm không tốt có thể do những nguyên nhân sau:
- Các em còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn khi phải thay đổi các hình thức học tập. Khi giáo viên yêu cầu làm việc nhóm, nhiều học sinh không biết được mình ở nhóm nào. Và khi có nhóm rồi, các thành viên mất rất nhiều thời gian để thích nghi.
- Nhóm trưởng chưa có kỹ năng lãnh đạo, dẫn dắt các thành viên khác, chưa biết phân công rõ ràng công việc cho các thành viên.
- Các thành viên không biết nhiệm vụ của mình là gì, không tập trung vào việc bàn bạc nội dung học tập mà GV đưa ra.
Tiêu chí 4: Quan sát kĩ năng giải quyết vấn đề khi học sinh làm việc nhóm trong hoạt động khám phá
- Về kĩ năng giải quyết vấn đề của các nhóm: Học sinh chưa biết cách thảo luận, trao đổi với các thành viên khác về nhiệm vụ mà GV đưa ra, dẫn đến chưa thể giải quyết được vấn đề.
- Về kĩ năng thảo luận của các nhóm: Vì đa số HS không tập trung nên chưa nắm rõ nội dung cần thảo luận nên không thể đưa ra được các câu hỏi khác để hỏi bạn và cũng không có ý kiến phản hồi khi thảo luận về vấn đề cần giải quyết. Hầu như những HS khá giỏi sẽ làm hết các nhiệm vụ mà GV yêu cầu giải quyết, các em làm thay nhiệm vụ của thành viên khác. Vì chỉ có số ít thành viên hoạt động tích cực nên việc hoàn thành sản phẩm thường không đúng thời hạn.
- Về kĩ năng lắng nghe của học sinh đối với câu trả lời của nhóm bạn: Hầu như những HS nào quan tâm về vấn đề cần giải quyết mới hướng về phía người đang nói. Những em còn lại thì đa số làm việc riêng, chưa biết lắng nghe câu trả lời của nhóm bạn. Mặc dù có những em ngồi im lặng lắng nghe phần trình bày của bạn nhưng khi được yêu cầu nhắc lại vấn đề thì các em lại không thể nhớ và diễn đạt được theo cách hiểu của bản thân.
- Qua trao đổi với các GV, chúng tôi cũng biết được một số khó khăn mà GV lớp 1 gặp phải khi tổ chức hoạt động khám phá cho học sinh, đó là: GV chưa nắm rõ các bước tổ chức học tập khám phá cho HS, cách thành lập nhóm, tổ chức các hoạt động nhóm cho HS lớp 1 như thế nào để hiệu quả.
Từ những thực trạng đó, muốn nâng cao hiệu quả khi tổ chức làm việc nhóm cho học sinh lớp 1 ở hoạt động khám phá thì đòi hỏi người giáo viên phải thiết kế một
quy trình làm việc cụ thể, hướng dẫn nội dung rõ ràng để từng HS đều có thể tích cực làm việc.