Tác động của môi trường ảnh hưởng đến chất lượng học tập môn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hỗ trợ học tập toán cho học sinh lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 1 (Trang 58)

7. Cấu trúc luận văn

3.6.5. Tác động của môi trường ảnh hưởng đến chất lượng học tập môn

học sinh lớp 1

Trong giai đoạn đầu lớp 1, HS phải đối mặt với những thay đổi của chính bản thân và những thay đổi về mối quan hệ, môi trường học tập, phương pháp giảng dạy, bối cảnh học tập,... Những thay đổi này khiến các em gặp khó khăn trong quá trình học tập, do

đó, mỗi HS cần được hỗ trợ tối đa để vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng. Vì vậy, việc tạo nên môi trường học tập hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng và người giáo viên đóng vai trò then chốt trong công việc này.

Vì thế khi nghiên cứu về môi trường học tập có tác động thế nào đến việc học toán của học sinh lớp 1, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 11 giáo viên và thu được kết quả như bảng sau:

Bảng 3.7: Kết quả khảo sát môi trường học tập hiệu quả của học sinh lớp 1

STT Môi trường học tập Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL %

1 Bố trí, trưng bày không gian lớp học

Lớp học thể hiện sở thích của HS 1 9,09 7 63,64 3 27,27 Lớp học trưng bày các sản phẩm

học tập của HS (tranh vẽ, sản phẩm thủ công, bài viết...)

6 54,55 2 18,18 3 27,27

Giáo viên bố trí các góc hoạt động khác nhau như: Góc để sách, góc toán, góc chủ đề, …

4 36,37 5 45,45 2 18,18

Giáo viên bố trí lớp học khoa học, ngăn nắp, sạch sẽ; có đủ ánh sáng; trang trí bằng cây xanh hoặc đồ vật có màu sắc bắt mắt.

8 72,73 3 27,27 / /

Giáo viên sắp xếp ghế và bàn cho HS có thể ngồi nhìn nhau, để các em có thể tiếp xúc bằng mắt và nhìn thấy phản ứng của nhau.

1 9,09 6 54,55 4 36,36

2 Tạo cảm giác thoải mái/tin cậy/an toàn

Giáo viên có phản hồi tích cực,

nói, khuyến khích các em thực hiện nhiệm vụ.

Giáo viên không chê bai bất kỳ HS nào (ví dụ như nhận thức chậm, ngoại hình kém, mắc sai lầm khi làm bài hoặc phát biểu bài,…).

10 90,91 1 9,09 / /

Giáo viên chia sẻ, thể hiện sự đồng cảm với những khó khăn, lo lắng của HS.

10 90,91 1 9,09 / /

Giáo viên tạo cảm giác an toàn cho HS thông qua ngôn ngữ hình thể (điệu bộ, cử chỉ, hành động...) như: âu yếm, vỗ vai, vuốt tóc, nháy mắt với trẻ, cười tươi …

6 54,55 5 45,45 / /

Giáo viên cho phép HS được nêu ý kiến/đề xuất về những gì trẻ có thể làm ở các mức độ khác nhau trong các hoạt động của lớp (ví dụ: nội dung học tập, thành lập nhóm, tổ chức lớp,…). Sau đó, giáo viên lựa chọn dựa trên nguyện vọng và nhu cầu của HS.

6 54,55 5 45,45 / /

Giáo viên dạy HS đối xử với nhau theo cách tôn trọng và tích cực (lắng nghe nhau, chia sẻ đồ chơi, đồ dùng học tập với nhau,…).

11 100 / / / /

Kết quả khảo sát ở bảng 3.7 cho thấy giáo viên đã có ý thức và chú ý đến môi trường học tập của HS để các em có thể phát huy khả năng của mình trong việc học tập. Cụ thể, trong môi trường học tập về việc tạo cảm giác thoải mái/tin cậy/an toàn được đánh giá khá tốt, yếu tố “GV có phản hồi tích cực, quan tâm/chú ý đến những gì HS nói, khuyến khích các em thực hiện nhiệm vụ” “GV dạy HS đối xử với nhau theo cách tôn trọng và tích cực” được đánh giá cao nhất với 100% GV thường xuyên sử dụng. Các yếu tố còn lại như GV không chê bai bất kỳ HS nào” “GVchia sẻ, thể hiện sự đồng

cảm với những khó khăn, lo lắng của HS” xếp thứ tự thứ hai với 90,91% GV thường xuyên áp dụng. Và xếp cuối cùng (54,55%) là yếu tố “GV tạo cảm giác an toàn cho HS thông qua ngôn ngữ hình thể” GV cho phép HS được nêu ý kiến/đề xuất về những gì có thể làm ở các mức độ khác nhau trong các hoạt động của lớp”.

Tuy nhiên, cách bố trí, trưng bày không gian lớp học vẫn chưa thật sự được hầu hết các GV quan tâm đúng mức và chú trọng. Các yếu tố như “Lớp học thể hiện sở thích của HS; GV sắp xếp ghế và bàn cho HS có thể ngồi nhìn nhau, để các em có thể tiếp xúc bằng mắt và nhìn thấy phản ứng của nhau” được các GV thường xuyên sử dụng khá thấp (9,09%), yếu tố “GV bố trí các góc hoạt động khác nhau như: Góc để sách, góc toán, góc chủ đề, …” chỉ có 36,37% GV thường xuyên sử dụng.

Qua bảng 3.7 có thể thấy rằng không gian lớp học ở trường tiểu học chưa được bố trí/ trưng bày phong phú, linh hoạt để đáp ứng với nhu cầu học tập và vui chơi của HS.

Kết luận chương 3

Ở chương 3, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu khảo sát, phiếu học tập, dự giờ các tiết học ở trường tiểu học để tìm hiểu rõ thực trạng và đã rút ra được một số khó khăn ảnh hưởng đến việc phát triển nhận thức cho học sinh lớp 1 đó là:

- Những khó khăn trong việc tổ chức trò chơi học tập trong dạy học Toán

- Những khó khăn về nhận thức của học sinh lớp 1 trong hợp tác nhóm để tìm tòi, khám phá kiến thức

- Những khó khăn về nhận thức trong việc vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn

- Những khó khăn về nhận thức trong hoạt động trải nghiệm

- Tác động của môi trường ảnh hưởng đến chất lượng học tập môn Toán của học sinh lớp 1

Từ thực trạng và những nguyên nhân trên dẫn đến vấn đề: phải làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập môn Toán của học sinh lớp 1 trong nhà trường là một yêu cầu khách quan có tính cấp bách trong thời điểm hiện nay. Cần tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng học tập bộ môn Toán nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường nói chung. Thông qua thực trạng dạy học của học sinh lớp 1, tiếp thu những điểm nổi bật CTGDPT 2018, luận văn của chúng tôi sẽ tiến hành đưa ra các biện pháp nhằm góp phần phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong môn toán lớp 1 ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ HỌC TẬP TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 1 THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

PHỔ THÔNG 2018 4.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

4.1.1. Nguyên tắc dựa trên đặc điểm phát triển tâm lí học sinh

Lứa tuổi HSTH gồm HS đang theo học từ lớp 1 đến lớp 5, tức là từ 6 – 7 tuổi đến 11 – 12 tuổi, ở lứa tuổi này tư duy của các em chủ yếu là tư duy trực quan cụ thể, ít có sự tập trung chú ý trong một thời gian quá dài, các em có sự say mê hứng thú các trò chơi, các hoạt động. Các em đang trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách cũng như về mặt sinh lí. Đối với môn Toán - một môn học với những tri thức trừu tượng, mang tính khái quát cao đòi hỏi ở các em sự tư duy, logic, lập luận, so sánh khá khó khăn so với các môn học khác vì vậy HSTH dễ cảm thấy chán nản, không tập trung lâu trong khi học. Đặc biệt, học sinh lớp 1 ở giai đoạn này chỉ mới làm quen với các thao tác tư duy, mới tiếp xúc với các biểu tượng toán học nên những kiến thức toán học còn rất đơn giản khác với học sinh lớp 2, 3, 4, 5, lúc này đã phát triển về mặt sinh lí khá hoàn thiện, đòi hỏi ở các em năng lực sử dụng các thao tác tư duy phức tạp hơn, mang tính khái quát, trừu tượng hơn.

Bên cạnh đó, mỗi HS lớp 1 là mỗi cá thể khác nhau, mỗi em có một NL riêng, có những đặc điểm riêng: có HS tiếp thu lí thuyết rất nhanh nhưng lại gặp khó khăn trong áp dụng vào thực tế, có HS có khả năng tư duy tốt nhưng không hứng thú với những tiết lí thuyết,…Trên cơ sở đặc điểm phát triển tâm lí của HS lớp 1, trong quá trình thiết kế HĐNT, người GV phải nắm vững đặc điểm tâm lí của đối tượng HS tham gia vào HĐNT để lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, GV phải đưa ra các biện pháp phát triển HĐNT sao cho tất cả HS trong một lớp hoặc cùng có chung một số đặc trưng tâm lí lứa tuổi đều có thể cùng tham gia, cùng phối hợp tham gia.

4.1.2. Nguyên tắc hoạt động nhận thức gắn liền với thực tiễn

Theo Mac - Lê Nin: “Quá trình nhận thức diễn ra theo con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó cũng là quá trình nhận thức đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn” [6, tr114].

Trong hoạt động nhận thức, mục tiêu của hoạt động phải hướng đến việc học sinh làm được, giải quyết được các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống trên cơ sở lí thuyết đã được học kết hợp với kinh nghiệm của bản thân; nội dung của hoạt động phải gần gũi,

đơn giản, quen thuộc với các em học sinh, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện sống của các em, phải tạo điều kiện để các em huy động vốn kiến thức, kinh nghiệm của bản thân mình vào thực hiện hoạt động đó.

Vì vậy trong quá trình đưa ra các biện pháp nhằm phát triển hoạt động nhận thức trong môn toán lớp 1, người giáo viên cần lưu ý:

- Phải nghiên cứu kĩ những nội dung bài học, kiến thức học sinh đã được học từ đó tạo cơ sở để thiết kế những hoạt động có mục tiêu rõ ràng, phát triển năng lực cho học sinh một cách tối ưu nhất.

- Người giáo viên phải lựa chọn các hình thức, phương pháp, phương tiện phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của học sinh, của nhà trường để làm cho học sinh thích ứng nhanh với các hoạt động trong nội dung nhận thức mà giáo viên thiết kế.

- Bên cạnh đó, giáo viên cần phải khai thác vốn sống của học sinh để minh hoạ, đưa ra những vấn đề cho học sinh tiến hành giải quyết.

Người giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh vận dụng tri thức đã học trong chính nội bộ môn toán và các môn học khác nữa.

4.1.3. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu, nội dung bài học

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là chương trình mở, linh hoạt thể hiện ở chỗ chương trình không quy định chi tiết về các chủ đề hoạt động mà chỉ đưa ra những gợi ý về các mạch nội dung cần giáo dục cho học sinh. Tuy vậy, hoạt động nhận thức phải có sự thống nhất với chương trình dạy học môn Toán của nhà trường, đặc biệt là môn Toán lớp 1. Mục tiêu của chương trình phải hướng đến mục tiêu hình thành năng lực, phẩm chất toán học cho học sinh theo quy định. Thời gian phân bổ chương trình, nội dung kiến thức phải phù hợp với kế hoạch dạy học của nhà trường.

Tùy theo mục tiêu cần đạt của bài học, chủ đề học mà GV sẽ thiết kế và tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh để phù hợp với thời gian, địa điểm. Đặc biệt, cần xác định các phương pháp, kết hợp với hình thức dạy học tích cực để phát huy tối đa, toàn diện tính tự chủ, tích cực trong học tập của học sinh. Đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tri thức của bài học, chủ đề học và vận dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống sau khi hoạt động nhận thức kết thúc.

Trước khi xây dựng và vận dụng tổ chức một hoạt động nhận thức trong dạy học, giáo viên cần xác định được mục tiêu của hoạt động. Đó là kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực học sinh cần đạt được sau khi tham gia vào hoạt động nhận thức đó. Tùy vào từng hoạt động, trình độ nhận thức của học sinh, cơ sở vật chất của lớp học và nhà trường mà giáo viên trong một giờ lên lớp có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau và

tổ chức hoạt động sao cho phù hợp nhất, đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra. Người giáo viên dựa vào kế hoạch, mục tiêu chương trình dạy học của nhà trường để thiết kế hoạt động nhận thức một cách hợp lí để mang lại hiệu quả cao nhất. Trên cơ sở đó, giáo viên có thể đánh giá kết quả hoạt động của học sinh được chính xác và khách quan.

4.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Để thực hiện được nguyên tắc này, việc xây dựng, thiết kế nội dung của hoạt động nhận thức phải được thiết kế theo một hệ thống nội dung chương trình môn học với những chủ đề dạy học nhất định, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ của việc dạy học môn Toán lớp 1 ở tiểu học.

Các hoạt động nhận thức phải được thiết kế, sắp xếp và tổ chức theo một trật tự logic, phù hợp với từng thời điểm, tiết dạy trong chương trình môn học. Hình thức tổ chức hoạt động này cũng phải được lựa chọn để sử dụng một các phù hợp, thay đổi linh hoạt với từng nội dung nhận thức.

4.1.5. Nguyên tắc phối hợp tổ chức giữa giáo viên với các tổ chức trong và ngoài nhà trường trường

HĐNT không chỉ là trách nhiệm của riêng GVCN mà nhà trường cũng đóng vai trò trung tâm, định hướng tổ chức, chỉ đạo, điều hành, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhà trường; chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục khác khi tổ chức HĐNT cho học sinh. Thực hiện tốt HĐNT cũng chính là thực hiện tốt Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo góp phần thực hiện tốt mục tiêu: “Phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học của người học...” [4] Mỗi nhà trường cần căn cứ vào khả năng, điều kiện của học sinh, của trường, của cộng đồng địa phương để tổ chức HĐNT sao cho học sinh được chủ động, phấn khởi, tích cực tham gia.

Nhà trường chủ động liên hệ với các trung tâm, cơ sở ban ngành giáo dục để tạo mối quan hệ cũng như tìm kiếm được môi trường để học sinh tham gia hoạt động nhận thức. Ngoài ra nhà trường cũng như mỗi giáo viên cần chủ động đề xuất, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động…cùng tham gia. Các cơ sở như khu di tích lịch sử, khu văn hóa, cơ quan, công trường, nhà vườn, khu chăn nuôi, đồng ruộng, các trung tâm như trại trẻ mồ côi, viện dưỡng lão, các trường học dành cho học sinh khuyết tật,… tạo môi trường cho các em

thực hành, hoạt động sáng tạo. Hoạt động nhận thức sáng tạo thường diễn ra trong không gian mở, có nhiều lực lượng giáo dục tham gia, đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, công sức, cần kết hợp với xã hội để tạo môi trường cho các em trải nghiệm. Xây dựng thời khóa biểu hợp lí để các em có thể vừa học tập ở trường, vừa được hoạt động ở ngoài xã hội.

4.2. Một số biện pháp sư phạm

4.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức học tập toán thông qua trò chơi

4.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Việc tổ chức học tập toán thông qua trò chơi góp phần nâng cao kết quả học tập của HS và giúp HS phát triển toàn diện về các mặt như: nhận thức, xã hội, cảm xúc,

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hỗ trợ học tập toán cho học sinh lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 1 (Trang 58)