Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn để hỗ trợ học sinh trong hoạt

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hỗ trợ học tập toán cho học sinh lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 1 (Trang 113 - 114)

CHƯƠNG 5 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

5.5. Phân tích kết quả thực nghiệm

5.5.3. Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn để hỗ trợ học sinh trong hoạt

dụng toán học vào thực tế cuộc sống

Để thực nghiệm biện pháp này, chúng tôi đã tổ chức cho lớp 1/6 Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái tham gia các tiết học Toán được tổ chức dưới dạng giải quyết tình huống thực tế trong cuộc sống. Thông qua các tiết học Toán như vậy, chúng tôi đã hướng dẫn và cho HS tham gia giải quyết vấn đề rồi sau đó tiến hành đánh giá dựa trên việc quan sát thái độ của HS, bảng hỏi và kết quả bài kiểm tra học kì 1 của HS do chúng tôi thiết kế.

Sau khi dự giờ các tiết học có lồng ghép các hoạt động giải quyết tình huống thực tế, chúng tôi tiến hành phát phiếu hỏi cho HS lớp thực nghiệm với số phiếu phát ra là 30 phiếu. Kết quả chúng tôi nhận được như sau: 93,33% HS được hỏi đều trả lời rất thích học các giờ học toán có các tình huống nêu ra gắn với thực tế cuộc sống; 100% HS trả lời khi học các giờ toán gắn với tình huống trong thực tiễn thì hiểu bài hơn, nhớ kiến thức lâu hơn.

Khi kết thúc thực nghiệm, nhằm mục đích có thêm những nhận định để đánh giá về chất lượng của biện pháp, chúng tôi đã xin phép BGH của hai trường tổ chức cho HS làm bài kiểm tra học kì I môn Toán do chúng tôi thiết kế. Kết quả bài kiểm tra cuối học kì I của hai lớp đối chứng và thực nghiệm được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 5.3: Kết quả bài kiểm tra học kì I môn Toán của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm Lớp Tổng số Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10 Điểm trung bình Lớp thực nghiệm 30 1 1 5 9 14 9,1 Lớp đối chứng 30 3 7 7 7 6 8,2

Bảng trên cho thấy điểm trung bình của lớp thực nghiệm (9,1) trội hơn so với lớp đối chứng (8,2). Điều này chứng tỏ việc tăng cường làm rõ mối liên hệ giữa toán học và

thực tiễn không chỉ giúp tăng cường hứng thú học tập của HS mà còn góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Thông qua dự giờ, trao đổi trực tiếp với GV đứng lớp, phỏng vấn HS sau mỗi tiết học có vận dụng toán học vào giải quyết các tình huống thực tiễn, chúng tôi đưa ra những đánh giá như sau:

- Về phía GV: GV tham gia thực nghiệm đều thấy rất bổ ích và học được nhiều kinh nghiệm về cách thiết kế các tình huống vận dụng toán học vào thực tiễn, cách khơi gợi động cơ hứng thú học tập cho HS thông qua tình huống thực tế; Các GV tham gia thực nghiệm đều khẳng định đã học hỏi được rất nhiều điều và sẽ tiếp tục vận dụng trong quá trình giảng dạy ở trường tiểu học.

- Về phía HS: Trong các giờ học có vận dụng toán học vào thực tiễn HS hào hứng học tập, tiếp thu bài nhanh, cảm thấy gần gũi với cuộc sống. Đặc biệt, khi được xử lí các tình huống gắn với cuộc sống, HS rất sôi nổi, hăng hái tham gia. Qua các giờ thực nghiệm, HS thấy yêu thích môn Toán hơn và biết vận dụng toán học vào các tình huống trong cuộc sống.

Chúng tôi xin minh họa học sinh Lê Anh Kiệt, lớp 1/6, trường tiểu học Phạm Hồng Thái. Tại thời điểm trước thực nghiệm, HS này tính toán thành thạo nhưng khi vận dụng vào các tình huống mang tính thực tiễn thì thường bị nhầm lẫn và tỏ ra lúng túng. Trong quá trình thực nghiệm, HS ban đầu tỏ ra ngại tiếp xúc với những tình huống thực tiễn. Được sự động viên, khích lệ của GV, HS dần hứng thú và tích cực hơn. Đến cuối giai đoạn thực nghiệm, HS thường xung phong lấy những ví dụ minh họa trong thực tiễn một cách dễ dàng và thành thạo.

Quá trình thực nghiệm sư phạm cùng với những kết quả thu được sau thực nghiệm đã cho thấy mục đích thực nghiệm đã hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất đã được khẳng định, giả thuyết khoa học được kiểm nghiệm là đúng. Thực hiện các biện pháp đó trong quá trình dạy học sẽ góp phần bồi dưỡng kĩ năng vận dụng toán học vào thực tiễn cho HS các lớp đầu cấp tiểu học và nâng cao chất lượng học tập môn Toán của HS.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hỗ trợ học tập toán cho học sinh lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 1 (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)